Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 3: Thông tin trong máy tính - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 3: Thông tin trong máy tính - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai ký hiệu 0 và 1.

- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin; các bội số của nó là Byte, KB, MB, GB,

- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin.

- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, USB, thẻ nhớ, .

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính, các đơn vị đo thông tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng quan sát, khám phá thế giới số xung quanh, trong cách thể hiện, biểu diễn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực Tin học:

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông

+ Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin; các bội số của nó là Byte, KB, MB, GB,

+ Biết khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ và thực hiện lưu trữ dữ liệu phù hợp.

- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học

+ Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin.

- NLe: Hợp tác trong môi trường số

+ Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác để tiếp thu kiến thức và hoàn thành

các yêu cầu giáo viên.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

- Ham học, khám phá: Có khả năng quan sát, phát hiện vấn đề; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải thích một số hoạt động số hóa trong xã hội số.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm.

 

docx 10 trang huongdt93 04/06/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề A: Máy tính và cộng đồng - Bài 3: Thông tin trong máy tính - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Minh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: PTDT BT THCS Trần Phú
Tổ: Chuyên Môn
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Minh Hiền
Tên bài dạy:
BÀI 3 – THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
Môn: Tin học – Lớp: 6 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai ký hiệu 0 và 1.
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin; các bội số của nó là Byte, KB, MB, GB, 
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, USB, thẻ nhớ, ...
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: HS có khả năng tự đọc SGK, kết hợp với gợi ý và dẫn dắt của GV để trả lời các câu hỏi liên quan đến biểu diễn thông tin trong máy tính, các đơn vị đo thông tin.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có khả năng quan sát, khám phá thế giới số xung quanh, trong cách thể hiện, biểu diễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng hoạt động nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 
2.2. Năng lực Tin học:
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
+ Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin; các bội số của nó là Byte, KB, MB, GB, 
+ Biết khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ và thực hiện lưu trữ dữ liệu phù hợp.
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học 
+ Hình thành được tư duy về mã hóa thông tin.
- NLe: Hợp tác trong môi trường số
+ Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác để tiếp thu kiến thức và hoàn thành
các yêu cầu giáo viên.
3. Về phẩm chất: 
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Ham học, khám phá: Có khả năng quan sát, phát hiện vấn đề; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được để giải thích một số hoạt động số hóa trong xã hội số. 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các công việc được giao trong hoạt động nhóm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị thiết bị/đồ dùng hỗ trợ: Máy chiếu (Ti vi), slide trình chiếu.
- Chuẩn bị học liệu: Phiếu học tập được thiết kế theo các hoạt động học, phiếu đánh giá.
- Chuẩn bị phương tiện/đồ dùng dạy học: Hình ảnh minh hoạ.
2. Học sinh:
- Tổ chức lớp học có sĩ số từ 30 đến 40 HS, bàn ghế thuận tiện cho làm việc nhóm.
- HS đã quen với hình thức làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm có 4 - 6 HS, HS tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm.
- Chuẩn bị tài liệu tham khảo (sách, giáo trình), đồ dùng học tập cá nhân (bút viết, giấy trắng, bảng con, phấn).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Thời gian: 10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp các em hình dung được rằng một số thập phân có thể được biễn diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1. 
b) Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi “Tìm bạn” giữa các nhóm.
c) Sản phẩm: Kết quả biểu diễn của dãy 0 và 1 của các nhóm. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Trò chơi “Tìm bạn”.
+ Hướng dẫn luật chơi: Mời 7 bạn HS + Nhóm trưởng (Vị trí số 4) đứng thành 1 hàng ngang (Quy ước mỗi bạn là số thứ tự từ 0 đến 7). Các nhóm thực hiện thu gọn ba lần: 
	♦ Thực hiện chia hai nửa (trái, phải) của hàng đều nhau.
♦ Kiểm tra nhóm trưởng thuộc nửa nào (Quy ước nhóm trưởng ở nửa trái viết 0, nửa phải viết 1) và loại bỏ nửa nhóm HS không có nhóm trưởng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Tham gia trò chơi và đưa ra các phương án trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: Đáp án của câu hỏi. Nhóm cử ra một bạn ghi kết quả lên bảng. 
- Kết luận, nhận định: GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án và kết luận: Số 4 được mã hóa thành 100.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Thời gian: 45 phút)
2.1. Biểu diễn thông tin trong máy tính (Thời gian: 30 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được trong máy tính tất cả các thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,
 đều được chuyển thành dãy bit.
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.
- Giúp các em biết và vận dụng được cách biểu diễn một hình vẽ đen - trắng dưới dạng một (các) dãy ký hiệu 0 và 1.
b) Nội dung:
- Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh thành dãy ký hiệu 0 và 1.
- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động của các nhóm và hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm:
- Kết quả câu trả lời HS mã hóa số 3 và số 6 thành dãy ký hiệu 0 và 1.
- Kết quả các hình vẽ biểu diễn dưới dạng một ma trận điểm đen - trắng được chuyển thành các dòng ký hiệu 0 và 1; kết quả nối các dòng ký hiệu 0 và 1 này thành một dãy ký hiệu 0 và 1. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Dựa vào hoạt động khởi động chiếu Bảng hỏi yêu cầu HS trả lời nhanh:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
+ Các nhóm thực hiện bốc thăm để thực hiện yêu cầu chuyển đổi các hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển văn bản, hình ảnh, âm thanh thành dãy bit. (Chuyển mỗi dòng trong hình vẽ thành dãy bit. Chuyển cả hình vẽ thành dãy bit bằng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau theo quy tắc từ trên xuống dưới).
+ Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1
+ Sau khi hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP các nhóm kiểm tra và chấm chéo với nhau.
+ Giải thích PHIẾU HỌC TẬP 1C cho HS: Điểm màu đen của lưới ô vuông tương ứng với kí hiệu 1, điểm màu trắng của lưới ô vuông tương ứng với kí hiệu 0.	
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Đưa ra các phương án trả lời.
+ Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 1.
- Báo cáo, thảo luận: 
 + HS trình bày kết quả của câu hỏi.
 + Nhóm cử ra một bạn lên bảng trình bày kết quả.
 + GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
- Kết luận, nhận định: 
+ Trong máy tính tất cả các thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh đều được chuyển thành dãy bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1 hay còn gọi là chữ số nhị phân.
+ bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.
2.2. Đơn vị đo thông tin (Thời gian: 15 phút)
a) Mục tiêu:
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin.
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, USB, thẻ nhớ, ...
b) Nội dung: 
- GV giới thiệu về các đơn vị đo dung lượng thông tin.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu, cách thực hiện và tiến trình của hoạt động trước toàn lớp.
- HS thực hiện hoạt động cá nhân.
- HS thực hiện hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: Học sinh nêu được ý kiến, trả lời được câu hỏi. Nếu HS (Nhóm HS) nào trả lời đúng câu hỏi sẽ được cộng 1 điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV ghi lên bảng kí hiệu của một số đơn vị đo dung lượng thông tin rồi gọi HS đứng dậy đọc các kí hiệu?
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh trên màn hình máy chiếu hoặc tình huống trực tiếp trên máy tính để: Cho biết thông tin về dung lượng ổ đĩa, cho biết thông tin về dung lượng của mỗi tệp? 
Hình 1
Hình 2
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nêu được ý kiến, trả lời được câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả của câu hỏi.
+ GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
- Kết luận, nhận định:
+ Thông tin trong máy tính được tổ chức dưới dạng các tệp (tệp văn bản, tệp hình ảnh, tệp âm thanh, ). Các tệp được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, USB, thẻ nhớ, 
+ Người ta thường đo dung lượng thông tin (tệp, các thiết bị lưu trữ, ) bằng đơn vị Byte (dãy 8 bit liên tục) và các đơn vị lớn hơn như sau: KB, MB, GB, TB.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Thời gian: 20 phút)
a) Mục tiêu: Thực hiện được chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông tin.
b) Nội dung: Yêu cầu HS thực hiện được chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông tin.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời không cần chính xác chỉ cần ước lượng khoảng là đạt yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS hoạt động nhóm PHIẾU HỌC TẬP 2
- Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 2
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời được các câu hỏi trên bảng nhóm. Chọn 1 nhóm trình bày báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét và kiểm tra chéo.
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu. GV thực hiện phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Thời gian: 15 phút)
a) Mục tiêu:
- HS khám phá, vận dụng việc chuyển đổi thông tin sang dãy bit.
- HS tự tìm hiểu và khám phá các tình huống thực tế về đơn vị lưu trữ thông tin. 
b) Nội dung: 
- So sánh đưa ra nhận xét về cách mã hóa số có dãy số dài.
- HS tự tìm các tình huống trên máy tính của mình về các trường hợp có ghi về đơn vị lưu trữ thông tin. So sánh các trường hợp khác nhau về khả năng lưu trữ. Cách kiểm tra dung lượng nhanh nhất.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời về so sánh chuyển đổi thông tin từ số 8 đến 15.
- Các ví dụ, tình huống mà HS tìm thấy; câu trả lời về so sánh các thông tin tìm được. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+ Yêu cầu HS thực hành bài tập thực nghiệm: 
♦ Tương tự Hoạt động 1, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi thực hiện mã hóa các số từ 8 và 15. Đưa ra nhận xét.
♦ Kiểm tra và ghi lại dung lượng các ổ đĩa của máy tính đang sử dụng.
♦ Kiểm tra và ghi lại dung lượng của các tệp tin được tìm thấy trên máy tính đang sử dụng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các phương án trả lời và bài tập thực nghiệm.
- Báo cáo, thảo luận: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Kết luận, nhận định: 
+ Nếu muốn mã hóa một số thì dãy số cho trước phải gồm n giá trị, trong đó n là kết quả của lũy thừa 2. Dãy số phải bắt đầu từ số 0 và có chứa số cần mã hóa. Ví dụ, muốn mã hóa số 6 thì dãy ban đầu phải có 8 giá trị từ 0 đến 7, muốn mã hóa số 12 thì dãy ban đầu phải có 16 giá trị từ 0 đến 15, muốn mã hóa số 16 thì dãy ban đầu phải có 32 giá trị từ 0 đến 31, 
+ Dãy đã cho càng dài, sẽ mã hóa được càng nhiều số. Khi đó, dãy kí hiệu 0 và 1 của mỗi số sẽ càng dài. 
+ Tương tự hoạt động 1, nếu dãy đã cho dài gấp đôi (0 đến 15) thì mỗi số sẽ được chuyển thành một dãy gồm 4 kí hiệu như sau:
IV. PHỤ LỤC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. BẢNG HỎI YÊU CẦU HỌC SINH TRẢ LỜI NHANH:
2. PHIẾU HỌC TẬP 1 (1A, 1B, 1C):
3. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ (Bảng kiểm):
4. PHIẾU HỌC TẬP 2:
5. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx