Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16, Phần 2: Các cấu trúc điều khiển

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16, Phần 2: Các cấu trúc điều khiển

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức: giúp HS:

+ Củng cố kiến thức đã học.

+ Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập: Mô tả được thuật đơn giản có cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh (dạng thiếu, đủ) hoặc lặp duới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

2. Về năng lực :

2.1. Năng lực tin học:

- Năng lực C (NLc): HS được hình thành và phát triển tư duy thuật toán

+ Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.

2.2. Năng lực chung:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:

+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất:

 - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

docx 11 trang huongdt93 04/06/2022 2040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 16, Phần 2: Các cấu trúc điều khiển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY GIANG
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: .
Tổ: .
Họ và tên giáo viên:
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
BÀI 16: CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: giúp HS:
+ Củng cố kiến thức đã học.
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các yêu cầu trong phần luyện tập: Mô tả được thuật đơn giản có cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh (dạng thiếu, đủ) hoặc lặp duới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. 
2. Về năng lực : 
2.1. Năng lực tin học:
- Năng lực C (NLc): HS được hình thành và phát triển tư duy thuật toán
+ Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.
2.2. Năng lực chung: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
3. Về phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Đối với giáo viên: 
SGK, máy tính, bảng nhóm, phiếu học tập, các mãnh ghép theo nội dung, keo dán. 
2. Đối với học sinh: 
Học liệu: Sách giáo khoa
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
c. Sản phẩm: Các câu trả lời 
d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Bước 1: - GV giới thiệu lại các sơ đồ cấu trúc Tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu, cáu trúc rẽ nhánh dạng đủ và cấu trúc lặp:
GV tạo các bảng phụ cho các nhóm (giấy A4 hoặc A3, hoặc bảng phụ của các nhóm), mỗi trang tạo 4 khung với tên cấu trúc trên sau đó phát cho mỗi nhóm các mãnh ghép, mỗi mãnh chứa nội dung ví dụ của một trong 4 cấu trúc trên.
Các mãnh ghép:
+ Mãnh ghép 1 chứa nội dung: Trò chơi Đông - Tây - Nam - Bắc
+ Mãnh ghép 2 chứa nội dung ví dụ: Nếu trời mưa (Điều kiện) thì lớp em sẽ nghỉ tiết thể dục (Câu lệnh)
+ Mãnh ghép 3 chứa nội dung ví dụ: Bạn Long sẽ trả lời câu hỏi của bạn Trang, Nếu bạn Long trả lời đúng thì bạn Trang sẽ gật đầu, nếu bạn Long trả lời sai thì bạn Trang sẽ lắc đầu
+ Mãnh ghép 4 chứa nội dung ví dụ: Bạn Long sẽ trả lời câu hỏi của bạn Trang, Nếu bạn Long trả lời đúng thì bạn Trang sẽ gật đầu, nếu bạn Long trả lời sai thì bạn Trang sẽ lắc đầu và bạn Long phải trả lời lại
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ các nhóm nhận các mãnh, thảo luận và dán vào đúng vị trí khung trên trang A 4 vừa phát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm, cá nhân -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
2. HOẠT ĐÔNG LUYỆN TẬP ( 25 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học, Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh trước khi bước vào luyện tập.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học để ghép các mãnh ghép vào đúng vị trí
c. Sản phẩm: Các mãnh ghép được ghép đúng vào vị trí tương ứng với nội dung. 
d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành bài tập sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoàn thành câu hỏi trên 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm báo cáo bài luyện tập 1:
Lời giải:
a) Nếu có kẻ trên mạng đe dọa thì em cần nói cho cha mẹ biết.
b) Nếu nhận được thư điện tử có đính kèm tệp từ địa chỉ không quen biết thì em không nên mở tệp đính kèm.
c) Nếu có tin nhắn từ người không quen biết yêu cầu gửi thông tin cá nhân thì em không gửi.
- Cá nhân báo cáo luyện tập 2: Các câu có thể biểu diễn bằng sơ đồ khối có cấu trúc lặp là: b. Các câu a, c là cấu trúc rẽ nhánh.
- Nhóm báo cáo cáo sơ đồ khối trong đáp án b:
- Cá nhân báo cáo luyện tập 3:
Lời giải:
+ Hình 6.11a là cấu trúc lặp, việc lặp lại là ném bóng vào đích, điều kiện dừng là trúng đích. Diễn đạt thành câu thông thường như sau: “Ném bóng cho đến khi trúng đích thì dừng lại.”
+ Hình 6.11b là cấu trúc rẽ nhánh, kiểm tra bóng đã trúng đích chưa, nếu chưa trúng đích thì ném bóng vào đích. Hành động ném bóng chỉ diễn ra một lần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm, cá nhân -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
Bài tập:
3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (15 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: sử dụng được kiến thức vào cuộc sống thực tế để biểu diễn cấu trúc dưới dạng sơ đồ khối.
b. Nội dung: GV nêu các câu hỏi phần vận dụng để học sinh trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 
d.Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các HS tranh luận để đưa ra câu trả lời, đánh giá và nhận xét cảu giáo viên.
Hoạt động của GV và HS
Tiến trình nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành bài tập sau: 
2. Trong phần trò chơi khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi là một hoạt động lặp. Hãy chỉ rõ công việc được lặp lại và vẽ sơ đồ khối cấu trúc lặp của hoạt động này.
3. Cô giáo điểm danh bằng cách gọi tên từng bạn trong danh sách lớp. Nếu bạn nào trả lời cô thì cô giáo gọi bạn tiếp theo, còn không thì cô giáo đánh dấu vắng mặt và gọi bạn tiếp theo. Việc đánh dấu của cô giáo có thể mô tả bằng những cấu trúc nào? Em hãy vẽ sơ đồ khối mô tả cấu trúc đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoàn thành câu hỏi trên 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Cá nhân báo cáo
- Lời giải bài tập vận dụng 1: 
+ Em không đồng ý với ý kiến của bạn An về nhận xét về cấu trúc ở hình 6.12b vì nếu chưa hiểu bài thì không thể làm bài tập được. Nếu phải sửa nhận xét đó, em sẽ sửa như sau: “Nếu chưa hiểu bài thì việc đọc lại sách được thực hiện nhiều lần cho đến khi hiểu bài thì thôi và làm bài tập.” Như vậy việc làm bài tập không phải thực hiện nhiều lần, mà chỉ thực hiện một lần sau khi đã hiểu bài.
- Lời giải bài tập vận dụng 2: 
+ Trong trò chơi ở phần khởi động, việc tính điểm cho mỗi cặp chơi chính là một hoạt động lặp. Công việc đánh giá từng phiếu mà nhóm đã thực hiện trong thời gian một phút là công việc được lặp lại. Công việc này sẽ dừng lại khi hết số phiếu mà nhóm đã trả lười trong lượt chơi của mình. Sơ đồ khối:
+ Với mỗi học sinh, cô giáo gọi tên. Nếu học sinh trả lời “Có” thì cô giáo gọi tên bạn tiếp theo, còn không thì cô đánh dấu vắng mặt và gọi tên bạn tiếp theo. Hoạt động điểm danh này được lặp đi lặp lại và chỉ kết thúc khi điểm danh hết danh sách học sinh. Việc điểm danh của cô giáo có thể được mô tả bằng cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập
Vấn đáp, kiểm tra miệng
Phiếu quan sát trong giờ học
Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
Kiểm tra viết
Thang đo, bảng kiểm
Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,...
Kiểm tra thực hành
Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Trò chơi đúng hay sai:
Chủ đề Sinh học
Câu 1: Tất cả thực vật đều có hoa đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 2: Trùng roi xanh là cầu nối giữa thực vật và động vật đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 3: Ngành hạt kín là ngành tiến hóa nhất trong giới thực vật đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Chủ đề Toán học: 
Câu 1: 7,3 là số thập phân đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 2: 19 là một số chia hết cho 4 đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 3: Tam giác có 1 góc vuông là tam giác vuông đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Chủ đề Tin học
Câu 1: Một Gigabyte xấp xỉ một nghìn byte đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 2: Chức năng của bộ nhớ máy tính chỉ có xử lí thông tin đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
Câu 3: Muốn tìm kiếm và thay thế ta nhấn tổ hợp phím Ctrl+ H đúng hay sai?
Đúng	B. Sai
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Làm viêc theo nhóm:
1. Trong trò chơi ô ở phần khởi động, điều kiện để cặp chơi được cộng điểm là gì?
2. Việc đánh giá điểm gồm những bước nào? Em hãy viết các bước đó ra giấy?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Làm viêc theo nhóm:
1. Trong trò chơi ô ở phần khởi động, hoạt động nào được lặp lại?
2. Điều kiện để dừng trò chơi là gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 04
Làm viêc theo nhóm:
Bài 2 – SGK (69)
a. Điều kiện để chú mèo dừng lại là gì?
 b. Hoàn thiện sơ đồ hình 6.10
Các bước
1. Di chuyển 10 bước
2. Chưa chạm biên
3. Đúng
4. Sai
5. Dừng lại
 .
 .
Hình 6.10
--------Hết-------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx