Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và tổ chức thông tin - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và tổ chức thông tin - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm

- Xác định được từ khóa ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước

- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone.) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19.).

2.1. Năng lực tin học

- Sử dụng máy tìm kiếm, internet để hoàn thành nhiệm vụ của bài học (NLa)

- Hiểu được tầm quan trọng của máy tìm kiếm, từ khóa: biết lựa chọn thông tin phù hợp và giá trị với mục đích tìm kiếm (NLc)

- Sử dụng môi trường internet để tìm kiếm, thu thập thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm cho học tập (NLd).

3. Về phẩm chất:

- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.

Trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.

 

docx 8 trang huongdt93 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề C: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và tổ chức thông tin - Bài 7: Tìm kiếm thông tin trên Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG GIANG
Trường: .
Tổ: .
Họ và tên giáo viên:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
TÊN BÀI DẠY: Tìm kiếm thông tin trên Internet
Môn: Tin học. Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm
- Xác định được từ khóa ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước
- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra và thực hiện được tìm kiếm thông tin phục vụ học tập liên môn (ví dụ tìm hiểu về tầng ozone..) và áp dụng vào cuộc sống (ví dụ tìm kiếm thông tin du lịch ở địa điểm nào đó, thông tin dịch bệnh Covid 19..).
2.1. Năng lực tin học
- Sử dụng máy tìm kiếm, internet để hoàn thành nhiệm vụ của bài học (NLa)
- Hiểu được tầm quan trọng của máy tìm kiếm, từ khóa: biết lựa chọn thông tin phù hợp và giá trị với mục đích tìm kiếm (NLc)
- Sử dụng môi trường internet để tìm kiếm, thu thập thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm cho học tập (NLd).
3. Về phẩm chất: 
- Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Trách nhiệm: rèn luyện tính cẩn trọng và chính xác, có tinh thần trách nhiệm trong sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi.
2. Học liệu:
- Đối với giáo viên: Kế hoạch bài dạy, một số nội dung cần tìm kiếm trên Internet, nội dung hoạt động nhóm, bảng nhóm, phiếu đánh giá.
- Đối với học sinh: Sgk, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về máy tính tìm kiếm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (3 phút)
a. Mục tiêu: Đặt vấn đề về việc cần thiết của việc tìm kiếm thông tin trên internet
b. Nội dung:
- Định hướng bài học.
- Tìm hiểu tình huống học tập.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
GV cho học sinh nghe một câu hát bất kì. Yêu cầu học sinh nêu tên bài hát?
- Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh nêu ra câu trả lời
- Báo cáo, thảo luận:
HS nhận xét câu trả lời 
GV nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Kết luận, nhận định:
GV tổng hợp kết quả của cá nhân, đưa ra đáp án
GV dẫn dắt về việc sử dụng Internet trong đời sống thực tiễn.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)
2.1: Tìm kiếm thông tin trên internet (20 phút)
a. Mục tiêu: 
- HS hiểu được thế nào là máy tìm kiếm, từ khóa
- Tác dụng của máy tìm kiếm
b. Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ, kết luận, đánh giá.
c. Sản phẩm học tập: Hs thực hiện được yêu cầu phiếu giao nhiệm vụ số 1.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6) bạn, yêu cầu các nhóm thực hiện nghiên cứu nội dung sgk trang 28
- Hoàn thành phiếu học tập số 1
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo. Nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Nhóm trưởng trình bày kết quả.
+ GV gọi các nhóm khác đứng dậy nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa ra các câu trả lời chính xác và khái quát.
+ GV lưu ý: Các thông tin trên internet rất đa dạng, có thể đúng và cũng có thể thiếu chính xác hoặc chưa đầy đủ. Do đó, các em HS nên tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn để so sánh, chọn lọc, tổng hợp để có được kết quả như mong muốn.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới về máy tìm kiếm.
- GV cung cấp: Không phải mọi thông tin trên Internet đều miễn phí. Chẳng hạn nhiều bức ảnh và bài hát có đăng kí bản quyền. Người sử dụng phải trả phí khi khai thác tài nguyên này.
- Dựa trên kết quả của nhiệm vụ 1 và hoạt động đọc nội dung kiến thức mới, GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức, yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi củng cố kiến thức trang 29 sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
+ GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS xung phong đứng tại chỗ trình bày kết quả.
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa ra các câu trả lời chính xác và khái quát.
1. Tổ chức thông tin trên Internet
NV1:
- Hầu hết HS đã từng tìm kiếm thông tin trên internet và tìm được thông tin mong muốn.
- Máy tìm kiếm là một trang web đặc biệt hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin nhanh, thuận tiện.
- Những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Nhanh, nhiều thông tin.
+ Khó khăn: phải chọn từ khóa phù hợp, phải sàng lọc, tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy và đầy đủ của thông tin.
- Kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết? Em thường sử dụng máy tìm kiếm nào?
+ Kể tên một số máy tìm kiếm: Google.com; Bing.com
+ Em thường sử dụng máy tìm kiếm: Google.com
- Đặt từ khóa trong dấu “ ” có tác dụng gì?
+ Thu hẹp phạm vi tìm kiếm
NV2:
Trả lời câu hỏi:
1. Điền từ:
a. .... tìm kiếm thông tin....
b. .......liên kết
c. ..... từ khóa.....
2. Đáp án đúng: A
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em biết gì về máy tìm kiếm?
Câu 2: Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 3: Kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết? Em thường sử dụng máy tìm kiếm nào?
Câu 4: Đặt từ khóa trong dấu “ ” có tác dụng gì? 
2.2 : Thực hành – Tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet. (15 phút)
a. Mục tiêu: HS sử dụng một số máy tìm kiếm, thực hiện theo hướng dẫn, chọn từ khóa để tìm kiếm thông tin. Qua việc thực hiện tìm kiếm lần lượt với các từ khóa, HS rút ra được cách lựa chọn từ khóa phù hợp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiến hành thực hành
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV bố trí HS thực hành trên mỗi máy (tùy vào điều kiện phòng máy của trường).
- GV phổ biến nhiệm vụ thực hành: Thực hiện tìm kiếm lần lược với từ khóa lời bài hát phần khởi động để tìm tên bài hát 
+ GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và thực hiện trên máy tính việc tìm kiếm theo nhiệm vụ đã giao
=> Gõ địa chỉ google.com vào thanh địa chỉ, nhấn phím enter => Nhập từ khóa, nhấn phím Enter.
+ GV lưu ý: HS nên chọn từ khóa sát với vấn đề cần tìm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV gọi 1 học sinh lên bảng thực hành thao tác tìm kiếm.
+ Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét.
+ GV quan sát, nhận xét, kết luận.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá
+ Kết thúc bài thực hành, GV chấm điểm những bài làm tốt, cùng HS nhận xét, đánh giá hoạt động thực hành.
2. Thực hành
Sau thực hành HS biết được:
- Sử dụng máy tìm kiếm để tìm thông tin.
- Lựa chọn từ khóa phù hợp để tìm kiếm nhanh.
- Cần phân tích, so sánh, chọn lọc thông tin.
- Sao chép và lưu thông tin cần thiết đã tìm được.
3.. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (4 phút)
a. Mục tiêu: Khắc sâu lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thiện bài tập 1, 2 phần luyện tập trang 31 SGK
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Trình chiếu bài tập 1, 2 phần luyện tập.
- Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1, 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV cho HS nhận xét, bổ sung và rút ra vấn đề.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Câu 1. Đáp án D
Câu 2. Đáp án C
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để thực hành tìm kiếm thông tin trên máy tính.
c. Sản phẩm học tập: Bài thực hành của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 1, 2 phần vận dụng trang 31 sgk:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện. 
Bước 3: Báo cáo, đánh giá
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học, chuẩn kiến thức cuối cùng.
Báo cáo của học sinh.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi – đáp
Câu hỏi
Bài tập
Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các sự kiện thường nhật
Phương pháp đánh qua sản phẩm học tập
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em biết gì về máy tìm kiếm?
Câu 2: Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 3: Kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết? Em thường sử dụng máy tìm kiếm nào?
Câu 4: Đặt từ khóa trong dấu “ ” có tác dụng gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx