Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 15, Phần 1: Thuật toán

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 15, Phần 1: Thuật toán

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.

- Nhận biết được đầu vào, đầu ra của thuật toán.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm thuật toán, xác định được đầu vào, đầu ra của thuật toán.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ minh họa về thuật toán, xác định được đầu vào, đầu ra của thuật toán.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ minh họa tầm quan trọng của thuật toán.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

- Nhận biết được khái niệm thuật toán, một số ví dụ minh họa về thuật toán.

- Phân biệt được đầu vào, đầu ra của thuật toán.

3. Về phẩm chất:

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:

Nhân ái: Thể hiện sự cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập.

Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

 

docx 9 trang huongdt93 2820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính - Bài 15, Phần 1: Thuật toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: .
Tổ: .
Họ và tên giáo viên:
CHỦ ĐỀ 6: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
TÊN BÀI DẠY: Thuật toán (tiết 1)
Môn: Tin học. Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh họa.
- Nhận biết được đầu vào, đầu ra của thuật toán.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm thuật toán, xác định được đầu vào, đầu ra của thuật toán.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ minh họa về thuật toán, xác định được đầu vào, đầu ra của thuật toán.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ minh họa tầm quan trọng của thuật toán.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
- Nhận biết được khái niệm thuật toán, một số ví dụ minh họa về thuật toán.
- Phân biệt được đầu vào, đầu ra của thuật toán.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi.
2. Học liệu:
Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, phiếu giao nhiệm vụ, phiếu ghi kết quả thảo luận. 
Học sinh: Học bài cũ, một tờ giấy hình vuông, tìm hiểu nội dung bài mới, 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: Ở bậc Tiểu học, HS đã biết một số công việc được thực hiện theo từng bước, mỗi bước là một việc nhỏ hơn, các bước phải được sắp xếp thứ tự. Hoạt động này cho HS thực hành gấp hình trò chơi Đông - Tây - Nam - Bắc nhằm phát huy kiến thức đã có của HS để dẫn dắt vào kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung: Hướng dẫn của giáo viên, kết quả thực hiện của nhóm.
c. Sản phẩm: Sản phẩm là hình trò chơi Đông – Tây – Nam – Bắc theo yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động trước cả lớp. 
GV chia lớp theo các nhóm (mỗi nhóm 4 em: 1 trình bày, 1 thư ký, 1 gấp hình và 1 ghi chép) và đưa ra hướng dẫn: Các nhóm hãy quan sát tiến trình thực hiện và ghi vào bảng nhóm. 
GV hướng dẫn hoạt động dạy học khám phá và giải đáp thắc mắc của HS
Hướng dẫn:
	+ Với tờ giấy hình vuông chuẩn bị trước, mỗi HS thực hiện gấp hình trò chơi Đông - Tây - Nam - Bắc theo trình tự từng bước hướng dẫn. 
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS quan sát và thực hiện hoạt động khám phá theo nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: Học sinh trong nhóm quan sát, thảo luận thực hiện yêu cầu của GV.
- Kết luận, nhận định: HS hoàn thành yêu cầu của GV. GV quan sát kết quả của các nhóm.
Chú ý: Nếu học sinh không theo thứ tự hướng dẫn của GV thì GV cũng khuyến khích học sinh viết kết quả ra bảng nhóm.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
2.1. Thuật toán 
2.1.1. Khái niệm thuật toán
a. Mục tiêu hoạt động: 
Học sinh nhận ra các bước thực hiện một công việc chính là thuật toán và trình tự thực hiện các bước là quan trọng.
HS bước đầu hình thành khái niệm đầu vào, đầu ra của thuật toán
b. Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ, kết luận, đánh giá.
c. Sản phẩm: Hs thực hiện được yêu cầu phiếu giao nhiệm vụ số 1.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: triển khai phiếu giao nhiệm vụ: 
PHIÊU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1
Nhóm .
Câu 1: Đảo thứ tự các bước được không? Tại sao?
 ......................................................................
 ..
Câu 2: Trước khi gấp hành em cần vật liệu gì? Sau khi thực hiện làm theo hướng dẫn ta có kết quả gì?
 . .
- Có thể thay thế bảng nhóm hoặc giấy khổ rộng bằng cách cho HS ghi câu trả lời vào vở. Yêu cầu HS minh hoạ câu trả lời bằng cách thực hiện trực tiếp trên sản phẩm hình gấp trò chơi Đông - Tây - Nam - Bắc.
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận để trả lời nhiệm vụ 1. Trong quá trình thảo học sinh có thể thực hiện thao tác đảo thứ tự bước 3, 4 trên sản phẩm đã gập để tìm câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá vào phiếu đánh giá và kết luận vấn đề.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh từ nội dung vừa tiếp cận ở phiếu nhiệm vụ 1 và dựa vào khả năng tự tiếp cận SGK để tự khám phá khái niệm thuật toán.
Thuật toán
 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tiếp cận và trả lời.
- Báo cáo, thảo luận: GV cho học sinh trình bày. Học sinh khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và kết luận vấn đề.
2.1.2 Khái niệm đầu vào, đầu ra của thuật toán
a. Mục tiêu hoạt động: HS biết được khái niệm đầu vào và đầu ra của thuật toán.
b. Nội dung: Yêu cầu của GV, các nội dung kết luận.
c. Sản phẩm: Hs trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên đặt tình huống sau: Hôm nay, lớp 6A sẽ thi cắm hoa để tặng mẹ mừng ngày Quốc tế phụ nữ. Vậy các em hãy trả lời câu hỏi sau: 
Trước khi cắm hoa chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Sau khi hoàn thành chúng ta được sản phẩm là gì?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và trả lời câu hỏi của GV.
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trả lời. HS khác nhận xét ý kiến của bạn và rút ra vấn đề.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Đầu vào của thuật toán là các dữ liệu ban đầu.
Đầu ra của thuật toán là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.
Tích hợp giáo dục đạo đức qua tình huống nêu ở trên: Tình yêu của cha, mẹ, gia đình. Từ đó giáo dục các em ngoan, học giỏi, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi.
- GV chuyển giao nhiệm vụ: triển khai phiếu giao nhiệm vụ : 
PHIÊU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2
Nhóm .
	- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận để trả lời nhiệm vụ 2. 
	- Báo cáo, thảo luận: GV cho các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, đánh giá và rút ra vấn đề. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá vào phiếu đánh giá và kết luận vấn đề.
Đáp án: 1 	a) 	Đầu vào: 2 số a,b.
	Đầu ra: Trung bình cộng của 2 số a,b.
	b)	Đầu vào: Hai số tự nhiên a và b.
	Đầu ra: Ước chung lớn nhất của 2 số a và b.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a. Mục tiêu hoạt động: 
Khắc sâu kiến thức đã học ôn tập lại các khái niệm thuật toán, xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán.
Nêu được ví dụ thuật toán.
b. Nội dung: Phiếu giao số 3 và bài báo cáo của các nhóm.
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 3.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Trình chiếu phiếu giao nhiệm vụ số 3, và cho các nhóm trình bày kết quả phiếu giao nhiệm vụ của nhóm.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm .
Tình huống: Năm nay An 11 tuổi. Mẹ bạn An là điều dưỡng trong một bệnh viện tỉnh. Bố là bộ đội biên phòng công tác ngoài đảo Trường Sa. Thường ngày công việc cơm nước luôn là mẹ An chăm lo cho 2 anh em. Nhưng hiện nay dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp nên mẹ thường xuyên vắng nhà. Vì vậy chuyện nấu cơm đối với bạn An là điều quá khó khăn. Các em hãy giúp bạn An bằng cách trình bày các bước nấu cơm.
Đáp án
Câu hỏi: Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán “Nấu cơm”?
- Thực hiện nhiệm vụ: Giải quyết tình huống và hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 3.
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày vấn đề xử lý tình huống. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá bổ sung và rút ra nội dung bài học. Từ đó, lấy được ví dụ về tầm quan trọng của thuật toán.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
Tích hợp giáo dục đạo đức và kỹ năng sông qua tình huống nêu ở trên: Ngoài việc học tập kiến thức các em cần phải rèn những kỹ năng sống cơ bản, biết làm một số việc nhà để tự phục vụ cho bản thân mình và giúp đỡ bố mẹ. Tuyên truyền, nhắc nhở các em nêu cao tinh thần chống dịch Covid.
4. Hoạt động 4. Vận dụng 
a. Mục tiêu hoạt động: HS vận dụng kiến thức được hình thành giải quyết được các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ.
* Lưu ý: Nếu còn thời gian thì GV tiếp tục cho HS thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 4. Còn không thì GV giao nhiệm đó cho HS về nhà thực hiện.
b. Nội dung: Phiếu giao nhiệm vụ, nội dung trình bày của học sinh.
c. Sản phẩm: HS thực hiện các yêu cầu của phiếu giao nhiệm vụ.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV trình bày phiếu nhiệm vụ số 4, các nhóm báo cáo kết quả đã thực hiện ở phiếu giao nhiệm vụ.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
Nhóm 
Câu 1: Bạn An đã sửa công thức làm kem sữa chua dưa hấu thành công thức làm kem sữa chua xoài như Hình 6.5.
Phần hướng dẫn làm kem sữa chua xoài gồm 7 bước là 1 thuật toán. Em hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán làm sữa chua xoài.
Đáp án
Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về thuật toán giải quyết trong thực tế. Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán mà em vừa nêu.
Đáp án
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày kết quả của nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trong nhóm trình bày, HS các nhóm khác nhận xét bài báo cáo của bạn và rút ra vấn đề.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá vào phiếu đánh giá và kết luận.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
Phương pháp hỏi – đáp
Câu hỏi
Phương pháp thảo luận nhóm
Phiếu học tập 1, 2, 3, 4
Phương pháp quan sát
Quan sát, ghi chép các sự kiện thường nhật
Phương pháp đánh qua sản phẩm học tập
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
V. HỒ SƠ DẠY HỌC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 3
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 3
PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 4
Nhóm...
Stt
Tiêu chí
Chưa đạt
Đạt
1
Hoàn thành phiếu giao nhiệm vụ số 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ch.docx