Giáo án Tin học Lớp 6 theo CV5512 - Chủ đề: Ôn tập giữa kì 1 - Trường THCS Tam Quan Bắc
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin, VD minh họa.
- Các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin
- Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử lý thông tin, ví dụ minh họa
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với hai ký hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin, cách quy đổi giữa các đơn vị đo.
- Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính.
- Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính
- Nêu được ví dụ cụ thể về mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
2. Về năng lực:
-Tự chủ và tự học
-Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
-Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.
-Ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội
3. Về phẩm chất:
-Phát triển tinh thần hợp tác và trách nhiệm cá nhân
-Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Máy chiếu, tranh ảnh, giấy, bút,
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) Trường:THCS Tam Quan Bắc Tổ:Toán tin Họ và tên giáo viên: Võ Nhật Trường Chủ đề: ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 Môn học/Hoạt động giáo dục: Tin học; lớp:6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu - Phân biệt được thông tin và vật mang tin, VD minh họa. - Các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin - Giải thích máy tính là công cụ hiệu quả để xử lý thông tin, ví dụ minh họa - Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin với hai ký hiệu 0 và 1 - Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin - Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin, cách quy đổi giữa các đơn vị đo. - Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính. - Kể được tên những thành phần chính của một mạng máy tính - Nêu được ví dụ cụ thể về mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây. 2. Về năng lực: -Tự chủ và tự học -Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. -Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để. -Ngôn ngữ, tính toán, tin học, thể chất, thẩm mỹ, công nghệ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội 3. Về phẩm chất: -Phát triển tinh thần hợp tác và trách nhiệm cá nhân -Phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, sáng tạo, trách nhiệm II. Thiết bị dạy học và học liệu Máy chiếu, tranh ảnh, giấy, bút, III. Tiến trình dạy học 1.Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/Khởi động : Giớí thiệu các thành phần chính trong chủ đề: -1. Máy tính và cộng đồng -2. Mạng máy tính Hướng dẫn học sinh đọc và xem nội dung đề cương ôn tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Nội dung 1: Máy tính và cộng đồng 2.1.1. Mục tiêu: Củng cố, giải quyết vấn đề, ghi nhớ nội dung ôn tập 2.1.2 Nội dung: giải quyết vấn đề, nội dung ôn tập máy tính và cộng đồng Em hãy trình bày thông tin là gì? Em hãy trình bày dữ liệu là gì? Nêu ví dụ? Em hãy trình bày vật mang tin là gì? Nêu ví dụ? Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liêu? Trình bày tầm quan trọng của thông tin? Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Em hãy nêu một số thông tin cần tìm hiểu để chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó? Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn? Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em? Các hoạt động xử lý thông tin bao gồm những gì? Em hãy trình bày về xử lí thông tin trong máy tính? Tại sao máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin hiệu quả? Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị vào của máy tính? Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị lưu trữ của máy tính? Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị ra của máy tính? Học sinh thảo luận, trình bày báo cáo kết quả, làm sản phẩm phiếu bài tập. 2.1.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động PHIẾU BÀI TẬP 1 Lớp: ., NHÓM .., Thành viên: Câu hỏi? Trả lời: Em hãy trình bày thông tin là gì? -Thông tin: là những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính mình. Em hãy trình bày dữ liệu là gì? Nêu ví dụ? -Dữ liệu: được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,... Ví dụ: Sách giáo khoa tin học 6, Thứ 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,... Em hãy trình bày vật mang tin là gì? Nêu ví dụ? -Vật mang tin: là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin. Ví dụ: Giấy viết, băng đĩa, thẻ nhớ, ... Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liêu? -Thông tin có thể được biểu diễn thành dữ liệu và ngược lại, dữ liệu có thể mang đến thông tin cho con người Trình bày tầm quan trọng của thông tin? -Thông tin đem lại sự hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin. -Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả PHIẾU BÀI TẬP 2 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: Dữ liệu là: -Đèn đỏ sáng -Đèn vàng sáng -Đèn xanh sáng Thông tin là: -Phải dừng lại -Đi chậm -Được phép đi tiếp Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: Dữ liệu là: -Đảo cò -Xuồng máy -40000 đồng -35 phút Thông tin là: Từ nơi tấm bảng đi Đảo cò bằng xuồng máy hết 40 nghìn đồng trong 35 phút PHIẾU BÀI TẬP 5 Câu hỏi? Trả lời: Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Em hãy nêu một số thông tin cần tìm hiểu để chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó? Học sinh có thể nêu những thông tin cần hiểu theo cách riêng của mình Ví dụ: Tìm thông tin phong cảnh đẹp để chụp ảnh. Tìm thông tin thời tiết. Tìm thông tin các nơi có thể tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, ... Tìm thông tin các món ăn có thể chuẩn bị mang theo, ... Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn? Học sinh có thể nêu những thông tin cần hiểu theo cách riêng của mình Ví dụ: Thông tin trời nắng: Chuẩn bị trang phục mũ, áo lót, .. Trời mưa, gió lạnh: chuẩn bị áo mưa, dù, áo khoát, áo ấm, ... Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? -Khi tham gia giao thông cần chú ý quan sát các đèn tín hiệu giao thông, các phương tiện tham gia giao thông, các âm thanh, tiếng động (còi xe), các biển báo giao thông, .... và chấp hành tuân thủ các qui định khi tham gia giao thông. Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em? Ví dụ: Sách giáo khoa mang lại kiến thức cho em. -Các bản tin trên truyền hình cho em biết thông tin tình hình đất nước, ... -Thời khóa biểu giúp em biết thời gian đến trường học tập PHIẾU BÀI TẬP 6 Câu hỏi? Trả lời: Các hoạt động xử lý thông tin bao gồm những gì? -Thu nhận thông tin. -Lưu trữ thông tin. -Xử lý thông tin. -Truyền thông tin: Em hãy trình bày về xử lí thông tin trong máy tính? -Máy tính có đủ bốn thành phần thực hiện các hoạt động xử lí thông tin: Thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lí (xử lí thông tin) và thiết bị ra (truyền, chia sẻ thông tin). Tại sao máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin hiệu quả? -Máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin một cách hiệu quả do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh, tính toán chính xác, xử lí nhiều dạng thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ. Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị vào của máy tính? Chuột, bàn phím, máy quét, ... Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị lưu trữ của máy tính? Ổ đĩa, đĩa CD, DVD, USB, thẻ nhớ, ... Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị ra của máy tính? Màn hình, loa, máy in, ... 2.1.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. 2.2. Nội dung 1: Mạng máy tính 2.2.1. Mục tiêu: Củng cố, giải quyết vấn đề, ghi nhớ nội dung ôn tập 2.2.2 Nội dung: giải quyết vấn đề, nội dung ôn tập mạng máy tính Em hãy kể ra một số mạng lưới khác giống như mạng giao thông đường bộ? Những gì được vận chuyển trên mạng lưới đó? Nêu điểm chung của các mạng lưới? -Em hiểu thế nào là mạng máy tính? -Mạng máy tính chia sẻ những gì? -Em hãy nêu lợi ích của mạng máy tính? - Những thiết bị nào được nối vào mạng? - Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào? -Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết? -Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây? 2.2.3 Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động PHIẾU BÀI TẬP 7 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy kể ra một số mạng lưới khác giống như mạng giao thông đường bộ? -Mạng lưới đường thủy. -Mạng lưới đường sắt. -Đường hàng không. -Đường ống nước. -Mạng lưới điện quốc gia. -Mạng lưới đường điện thoại. -Mạng internet, ..,.. Những gì được vận chuyển trên mạng lưới đó? Nêu điểm chung của các mạng lưới? -Mạng lưới được phân loại theo hàng hóa mà nó vận chuyển. -Điểm chung của các mạng lưới là kết nối và chia sẻ PHIẾU BÀI TẬP 8 Câu hỏi? Trả lời: -Em hiểu thế nào là mạng máy tính? 1. Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính. -Mạng máy tính chia sẻ những gì? 2. Mạng máy tính chia sẻ dữ liệu, cho phép người sử dụng dùng chung thiết bị. -Em hãy nêu lợi ích của mạng máy tính? 3. Lợi ích của mạng máy tính: cho phép người dùng có thể liên lạc với nhau, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu, dùng chung các thiết bị trên mạng, ... PHIẾU BÀI TẬP 9 Câu hỏi: Trả lời: - Những thiết bị nào được nối vào mạng? -Máy tính để bàn -Máy tính xách tay. -Điện thoại. -Máy in. -Máy quét. -Bộ chuyển mạch. -Bộ định tuyến. -Máy chủ.... - Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào? -Chúng được kết nối với nhau bằng dây dẫn mạng hoặc sóng vô tuyến. -Các thiết bị trung gian: Bộ chuyển mạch, bộ định tuyến. -Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết? Kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết: bluetooth, wifi. -Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây Ví dụ: máy tính xách tay, điện thoại di động thông minh cho phép em vừa kết nối mạng vừa di chuyển đi nhiều nơi chỉ cần nơi đó có phủ sóng. 2.2.4 Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập 3.1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, mở rộng, khắc sâu những kiến thức đã học. 3.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh làm bài tập tự luận, trắc nghiệm trong phiếu bài tập 3, 4, 10,11,12 3.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: PHIẾU BÀI TẬP 3 1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B? A B KQ 1.Thông tin a. Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, ... 1+ b 2.Dữ liệu b. Những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình 2+ a 3. Vật mang tin c. Vật chứa dữ liệu 3+ c 2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu: 16:00 0123456789 Dữ liệu Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789 Thông tin PHIẾU BÀI TẬP 4 Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng: Thông tin có thể giúp cho con người: a. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn. b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. c. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới. d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. Đáp án d Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào? a. Ăn sáng trước khi đến trường. b. Đi học mang theo áo mưa. c. Mặc đồng phục. d. Hẹn bạn Trang cùng đi học. Đáp án b Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin: a. Ống nhòm. b. Máy đo huyết áp. c. Kính lúp. d. Chiếc nơ buộc tóc. Đáp án d Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin? a. 3 b.4 c.5 d.6 Đáp án b Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì? a. Thu nhận thông tin. b. Hiển thị thông tin. c. Lưu trữ thông tin. d. Xử lí thông tin. Đáp án c Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là: a. Dữ liệu được lưu trữ. b. Thông tin vào. c. Thông tin ra. d. Thông tin máy tính. Đáp án b PHIẾU BÀI TẬP 10 Câu hỏi? Trả lời: Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin? a.Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam. Tiếp nhận thông tin b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi. Tiếp nhận và lưu trữ thông tin c. Em chép bài trên bảng vào vở. Lưu trữ thông tin d. Em thực hiện một phép tính nhẩm. Xử lí thông tin Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? -Thu nhận thông tin -Xử lí thông tin -Lưu trữ thông tin -Truyền thông tin. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? Lưu trữ thông tin Bộ nhớ có là vật mang tin không? Bộ nhớ là vật mang tin Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển. Thu nhận thông tin b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan. Lưu trữ thông tin c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần. Xử lí thông tin d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp. Truyền thông tin Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây: a.Y tế. b.Giáo dục. c.Âm nhạc. d.Hội họa. e.Xây dựng. f.Nông nghiệp. g.Thương mại. h.Du lịch. Học sinh có thể trình bày theo ý riêng: Ví dụ: -Y tế: Chụp x quang, nội soi -Giáo dục: học online, tìm kiếm tài thông tin, tài liệu,... -Âm nhạc: nghe và soạn, ghép, chỉnh sửa nhạc. -Hội họa: Vẽ tranh trên các phần mềm máy tính ......... PHIẾU BÀI TẬP 11 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy trình bày cách mã hóa số 12 thành dãy Bit Chuẩn bị 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Vị trí Lần 1 8 9 10 11 12 13 14 15 p 1 Lần 2 12 13 14 15 p 1 Lần 3 12 13 t 0 Lần 4 12 t 0 Em hãy trình bày cách mã hóa số 6 thành dãy Bit Chuẩn bị 0 1 2 3 4 5 6 7 Vị trí Lần 1 4 5 6 7 P 1 Lần 2 4 5 T 0 Lần 3 4 T 0 Em hãy trình bày cách mã hóa hình sau thành dãy Bit 00011000 00111100 01100110 01111110 01100110 01100110 01100110 00000000 Em hãy trình bày biểu diễn thông tin trong máy tính? -Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit. Mỗi bit là một kí hiệu 0 hoặc 1 hay còn được gọi là chữ số nhị phân. -Bit là đơn vị đo nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. Điền vào chố trống: Đơn vị TB GB MB KB B Bit Tỉ lệ quy đổi 1 1024 10242 10243 10244 8*10244 Xấp xỉ 1 1 nghìn 1 triệu 1 tỉ 1 nghìn tỉ 8 nghìn tỉ PHIẾU BÀI TẬP 12 Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng: Dãy bit là gì? a. Là dãy những kí hiệu 0 và 1 b. Là âm thanh phát ra từ máy tính c. Là một dãy chỉ gồm hai chữ số 2 d. Là dãy chữ số từ 0 đến 9 Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì? a. Biểu diễn các số b. Biểu diễn văn bản c. Biểu diễn hình ảnh âm thanh d. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte? a. Một nghìn byte b. Một triệu byte c. Một tỉ byte d. Một nghìn tỉ byte. Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12 MB. Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy? a. Một nghìn b. Một triệu c. Một tỉ d. Một nghìn tỉ Lựa chọn phát biểu đúng a. Thông tin chỉ được biểu diễn bằng văn bản nhờ các chữ cái b. Thông tin có thể được biểu diễn chỉ bằng hai kí hiệu 0 và 1. c. Thông tin không thể được biểu diễn bằng các con số. d. Thông tin luôn được biểu diễn bằng hai kí hiệu 0 và 1. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo lượng thông tin là: a. Unit b. Byte c. Bit d. 1 1 Megabyte tương đương với khoảng a. Một nghìn byte b. Một triệu Byte c. Tám triệu byte d. Một tỉ byte Nếu một bức ảnh được chụp bằng điện thoại di động ảnh có dung lượng khoảng 2 MB thì với dung lượng còn trống khoảng 4 GB, điện thoại có thể chứa thêm tối đa bao nhiêu bức ảnh như vậy? a. 200 b. 500 c. 2000 d. 2 triệu Máy tính kết nối với nhau để: a. Chia sẻ các thiết bị b. Tiết kiệm điện c. Trao đổi dữ liệu d. Thuận lợi cho việc sửa chữa 3.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng 4.1 Mục tiêu: Vận dụng, phát huy các kiến thức đã biết, đã hiểu. 4.2. Nội dung: Bài 1. Phòng thư viện của trường có 5 máy tính cần kết nối thành một mạng. Có thể có nhiều cách kết nối. Em hãy vẽ cách để kết nối chúng thành một mạng. Bài 2. Nhà bạn An có điện thoại di động của bố, của mẹ và một máy tính xách tay đang cùng truy cập mạng internet. Theo em các thiết bị đó có đang được kết nối thành một mạng máy tính không? Nếu có, em hãy chỉ ra các thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối. Bài 3. Máy in được kết nối trực tiếp với máy tính không qua vỉ mạng thì hai thiết bị đó có tạo thành một mạng máy tính không? 4.3. Dự kiến sản phẩm, kết quả hoạt động: Bài 1. Bài 2. Các thiết bị đó được kết nối thành mạng. Thiết bị đầu cuối gồm 2 điện thoại thông minh và một máy tính xách tay. Thiết bị kết nối bao gồm modem hoặc bộ định tuyến, dây dẫn mạng. Bài 3. Không. 4.4. Tổ chức thực hiện: Phân công nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. IV. Phụ lục: (nếu có) PHIẾU BÀI TẬP 1 Lớp: ., NHÓM .., Thành viên: Câu hỏi? Trả lời: Em hãy trình bày thông tin là gì? . . . . Em hãy trình bày dữ liệu là gì? Nêu ví dụ? . . . . Em hãy trình bày vật mang tin là gì? Nêu ví dụ? . . . . . Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liêu? . . . . Trình bày tầm quan trọng của thông tin? . . . . . . . . PHIẾU BÀI TẬP 2 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: . . . . . . . . Em hãy cho biết đâu là dữ liệu và thông tin nhận được trong vật mang tin sau: . . . . . . . . . . . . . . PHIẾU BÀI TẬP 3 1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B? A B KQ 1.Thông tin a. Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh, ... 1+ 2.Dữ liệu b. Những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình 2+ 3. Vật mang tin c. Vật chứa dữ liệu 3+ 2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu: 16:00 0123456789 Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789 PHIẾU BÀI TẬP 4 Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng: Thông tin có thể giúp cho con người: a. Nắm được quy luật của tự nhiên và do vậy trở nên mạnh mẽ hơn. b. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh. c. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trên thế giới. d. Tất cả các khẳng định trên đều đúng. Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào? a. Ăn sáng trước khi đến trường. b. Đi học mang theo áo mưa. c. Mặc đồng phục. d. Hẹn bạn Trang cùng đi học. Công cụ nào dưới đây được làm ra không phải để hỗ trợ con người trong hoạt động thông tin: a. Ống nhòm. b. Máy đo huyết áp. c. Kính lúp. d. Chiếc nơ buộc tóc. Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin? a. 3 b.4 c.5 d.6 Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì? a. Thu nhận thông tin. b. Hiển thị thông tin. c. Lưu trữ thông tin. d. Xử lí thông tin. Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là: a. Dữ liệu được lưu trữ. b. Thông tin vào. c. Thông tin ra. d. Thông tin máy tính. PHIẾU BÀI TẬP 5 Câu hỏi? Trả lời: Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Em hãy nêu một số thông tin cần tìm hiểu để chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó? . . . . . . . . Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn? . . . . . . Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông? . . . . . . Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em? . . . . PHIẾU BÀI TẬP 6 Câu hỏi? Trả lời: Các hoạt động xử lý thông tin bao gồm những gì? . . . . . . . . Em hãy trình bày về xử lí thông tin trong máy tính? . . . . . . Tại sao máy tính là thiết bị hỗ trợ con người xử lí thông tin hiệu quả? . . . . . . Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị vào của máy tính? . . . . Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị lưu trữ của máy tính? . . . . Em hãy nêu ví dụ về một số thiết bị ra của máy tính? . . . PHIẾU BÀI TẬP 7 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy kể ra một số mạng lưới khác giống như mạng giao thông đường bộ? . . . . . . . . Những gì được vận chuyển trên mạng lưới đó? Nêu điểm chung của các mạng lưới? . . . . . . . PHIẾU BÀI TẬP 8 Câu hỏi? Trả lời: -Em hiểu thế nào là mạng máy tính? . . . . . . . -Mạng máy tính chia sẻ những gì? . . . . . . -Em hãy nêu lợi ích của mạng máy tính? . . . . . . . PHIẾU BÀI TẬP 9 Câu hỏi: Trả lời: - Những thiết bị nào được nối vào mạng? . . . . . . - Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào? . . . . -Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết? . . . -Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây . . . . PHIẾU BÀI TẬP 10 Câu hỏi? Trả lời: Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin? a.Em đang nghe chương trình ca nhạc trên đài tiếng nói Việt Nam. b. Bố em xem chương trình thời sự trên tivi. c. Em chép bài trên bảng vào vở. d. Em thực hiện một phép tính nhẩm. Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? . . . . . . Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? . . . . . . Bộ nhớ có là vật mang tin không? . . . . Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: a. Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển. b. Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan. c. Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần. d. Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp. Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây: a.Y tế. b.Giáo dục. c.Âm nhạc. d.Hội họa. e.Xây dựng. f.Nông nghiệp. g.Thương mại. h.Du lịch. . . . . . . . . . . . . . PHIẾU BÀI TẬP 11 Câu hỏi? Trả lời: Em hãy trình bày cách mã hóa số 12 thành dãy Bit Chuẩn bị 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Vị trí Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Em hãy trình bày cách mã hóa số 6 thành dãy Bit Chuẩn bị 0 1 2 3 4 5 6 7 Vị trí Lần 1 Lần 2 Lần 3 Em hãy trình bày cách mã hóa hình sau thành dãy Bit Em hãy trình bày biểu diễn thông tin trong máy tính? . . . . . . . . Điền vào chố trống: Đơn vị TB GB MB KB B Bit Tỉ lệ quy đổi 1 Xấp xỉ 1 PHIẾU BÀI TẬP 12 Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng: Dãy bit là gì? a. Là dãy những kí hiệu 0 và 1 b. Là âm thanh phát ra từ máy tính c. Là một dãy chỉ gồm hai chữ số 2 d. Là dãy chữ số từ 0 đến 9 Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì? a. Biểu diễn các số b. Biểu diễn văn bản c. Biểu diễn hình ảnh âm thanh d. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte? a. Một nghìn byte b. Một triệu byte c. Một tỉ byte d. Một nghìn tỉ byte. Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12 MB. Vậy một thẻ nhớ 16 GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy? a. Một nghìn b. Một triệu c. Một tỉ d. Một nghìn tỉ Lựa chọn phát biểu đúng a. Thông tin chỉ được biểu diễn bằng văn bản nhờ các chữ cái b. Thông tin có thể được biểu diễn chỉ bằng hai kí hiệu 0 và 1. c. Thông tin không thể được biểu diễn bằng các con số. d. Thông tin luôn được biểu diễn bằng hai kí hiệu 0 và 1. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo lượng thông tin là: a. Unit b. Byte c. Bit d. 1 1 Megabyte tương đương với khoảng a. Một nghìn byte b. Một triệu Byte c. Tám triệu byte d. Một tỉ byte Nếu một bức ảnh được chụp bằng điện thoại di động ảnh có dung lượng khoảng 2 MB thì với dung lượng còn trống khoảng 4 GB, điện thoại có thể chứa thêm tối đa bao nhiêu bức ảnh như vậy? a. 200 b. 500 c. 2000 d. 2 triệu Máy tính kết nối với nhau để: a. Chia sẻ các thiết bị b. Tiết kiệm điện c. Trao đổi dữ liệu d. Thuận lợi cho việc sửa chữa PHIẾU BÀI TẬP 13 Câu hỏi? Trả lời: Phòng thư viện của trường có 5 máy tính cần kết nối thành một mạng. Có thể có nhiều cách kết nối. Em hãy vẽ cách để kết nối chúng thành một mạng. Bài 2. Nhà bạn An có điện thoại di động của bố, của mẹ và một máy tính xách tay đang cùng truy cập mạng internet. Theo em các thiết bị đó có đang được kết nối thành một mạng máy tính không? Nếu có, em hãy chỉ ra các thiết bị đầu cuối và thiết bị kết nối. Bài 3. Máy in được kết nối trực tiếp với máy tính không qua vỉ mạng thì hai thiết bị đó có tạo thành một mạng máy tính không?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_theo_cv5512_chu_de_on_tap_giua_ki_1_tr.docx