Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 1-44 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Thị Hoàng Chi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.
3. Thái độ:
- Hứng thú, yêu thích môn học.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu kiểm tra (10’)
Câu 1: Thông tin là gì? Nêu ví dụ?
Câu 2: Hoạt động thông tin là gì? Mô hình của quá trình xử lí thông tin?
HS lần lượt trả lời
GV cho học sinh nhận xét bổ sung
GV nhận xét đánh giá và chốt lại
Tuần 1 Ngày soạn: 5/9/2020 Tiết: 1 Ngày dạy: 7/9/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 1 - THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết khái niệm ban đầu về thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Thông tin là gì?(20’) Giáo viên trình chiếu khổ thơ được trích từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. GV giao nhiệm vụ: Cả lớp quan sát trên màn chiếu kết hợp SGK và trả lời nhanh các câu hỏi sau: GV quan sát và hướng dẫn HS - Mặt trời trông như thế nào? - Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Đây có phải là lần đầu đoàn thuyền đi như vậy không? - Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian nào và ở đâu? GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: F Như vậy những câu trả lời của các bạn qua các câu hỏi của cô được gọi là thông tin. - Vậy thì bạn nào cho cả lớp biết thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng mắt, tai, mũi, lưỡi. - GV mời một số HS nhận xét - GV chính xác lại câu trả lời của học sinh. Học sinh quan sát. HS nhận nhiệm vụ: - Chú ý lắng nghe câu hỏi, quan sát và tìm câu trả lời. HS thực hiện nhiệm vụ Câu trả lời mong muốn: - Mặt trời trông như hòn lửa. - Đoàn thuyền cá đi ra khơi. Không phải lần đầu đoàn thuyền ra khơi. - Trong thời gian mặt trời đang lặn và ở ngoài biển khơi. Góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - Học sinh chú ý lắng nghe: - Đưa ra khái niệm thông tin theo hiểu biết của mình. Câu trả lời mong muốn: Thông tin là tất cả nững gì đem lại hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính con người. * Ví dụ: đèn giao thông. - HS nhận xét câu trả lời. - HS chú ý lắng nghe. 1. Thông tin là gì? Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính con người. Ví dụ: đèn giao thông. Đường có vị ngọt. Hoạt động 2: Hoạt động thông tin của con người.(20’) Giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát. GV giao nhiệm vụ: - HS quan sát các hình ảnh tương ứng trên và trả lời các câu hỏi sau trong vòng 3 phút: GV quan sát và hướng dẫn HS: - Em sẽ làm gì nếu: + Trên đường đi thấy có đèn giao thông báo màu đỏ. + Nghe thấy tiếng trống trường báo vào lớp. + Trước khi đi học nhìn thấy bầu trời toàn màu đen. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: F Như vậy những câu trả lời của các bạn qua các câu hỏi của cô được gọi là thông tin. - Vậy thì bạn nào cho cả lớp biết hoạt động thông tin là gì? - Trong hoạt động thông tin, hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất. - GV mời một số HS nhận xét - GV chính xác lại câu trả lời của học sinh. - GV yêu cầu HS lấy một VD về việc tiếp nhận TT và xử lí TT đó ra sao. Học sinh quan sát. Học sinh nhận nhiệm vụ: - Chú ý lắng nghe câu hỏi, quan sát và tìm câu trả lời. HS thực hiện nhiệm vụ: Câu trả lời mong muốn: + Khi thấy đèn giao thông màu đỏ em sẽ đứng lại. + Nghe tiếng trống trường vào lớp em sẽ vô lớp. + Em sẽ mang theo áo mưa tránh trời mưa to. Góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - Học sinh chú ý lắng nghe: - Đưa ra câu trả lời theo hiểu biết của mình. Câu trả lời mong muốn: - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. - HS nhận xét câu trả lời. - HS chú ý lắng nghe. * Ví dụ: đèn giao thông chuyển màu đỏ thì dừng lại màu xanh thì đi. 2. Hoạt động thông tin của con người. - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. - Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào còn thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra. Xử lí TT vào * Ví dụ: đèn giao thông chuyển màu đỏ thì dừng lại màu xanh thì đi. Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà (9 phút) Củng cố: (3’) Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Thông tin là gì? Cho VD. - Hoạt động thông tin là gì? Cho VD. - Thế nào là thông tin vào, thông tin ra? Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ. - Xem trước mục 3. - Chuẩn bị nội dung phần tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 1 Ngày soạn: 5/9/2020 Tiết: 2 Ngày dạy: 10/9/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu kiểm tra (10’) Câu 1: Thông tin là gì? Nêu ví dụ? Câu 2: Hoạt động thông tin là gì? Mô hình của quá trình xử lí thông tin? HS lần lượt trả lời GV cho học sinh nhận xét bổ sung GV nhận xét đánh giá và chốt lại 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học.(25’) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ đâu? 2. Các giác quan thực hiện nhiệm vụ gì? Bộ não thực hiện nhiệm vụ gì? 3. Em có thể nhìn được những vât quá xa hay quá bé không? Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn hay không? GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: FĐiều đó là không thể, chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. - Vậy đó là các công cụ nào, em hãy lấy ví dụ? - Như vậy ngành tin học ra đời đảm nhận nhiệm vụ gì? GV: Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? - HS nghiên cứu SGK và tìm câu trả lời. Câu trả lời mong muốn: 1. Nhờ các giác quan và bộ não 2. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin còn bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin.. 3. Không thể. Góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - HS chú ý lắng nghe - VD: Kính thiên văn, kính hiển vi, máy tính điện tử,.. - Là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. HS: Cho ví dụ như: La bàn để chỉ hướng, nhiệt kế, . 3. Hoạt động thông tin và tin học. - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. - Vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. VD: Kính thiên văn, kính hiển vi, máy tính điện tử,.. - Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học phát triển mạnh. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5 phút) Củng cố: (4’) Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Hoạt động thông tin của tin học là gì? Cho VD. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM TuầnNgày 18/9 nghỉ do bão, dạy ngày 25/9/20 2 Ngày soạn: 16/9/2020 Tiết: 3 Ngày dạy: 25/9/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 2 - THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Biết khái niệm và vai trò biểu diễn thông tin. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng biễu diễn thông tin. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Câu 1: Nêu khái niệm về thông tin. Câu 2: Vẽ sơ đồ hoạt động thông tin. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Các dạng thông tin cơ bản ( 20 phút) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Em đã biết rằng con người thu nhận thông tin bằng các giác quan: mắt để nhìn, tai để nghe, + Nhìn vào bức tranh em thấy gì? + Hãy cho biết thông tin trong truyện tranh Doremon được tác giả biểu thị dưới dạng nào? è Đó là các ví dụ về những dạng thông tin em thường gặp. - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk/12 trả lời các câu hỏi sau: + Nêu các dạng thông tin cơ bản + Thông tin dạng văn bản? + Thông tin dạng hình ảnh? + Thông tin dạng âm thanh? - Gọi HS bất kỳ trả lời - HS khác nhận xét - GV chính xác lại câu trả lời của học sinh. - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong PHT1 - Gọi HS trả lời - Gọi HS nhận xét - Nhận xét - Chú ý và suy nghĩ để trả lời câu hỏi Hoa hồng Văn bản, hình ảnh - Chú ý - Nghiên cứu và thảo luận nhóm. Câu trả lời mong muốn của GV: 3 dạng, dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí .là các thông tin ở dạng văn bản. Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười - Nhận xét - Chú ý - Nhận nhiệm vụ và thực hiện - Trả lời - Nhận xét - Chú ý 1. Các dạng thông tin cơ bản * Dạng văn bản: những gì được ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí .là các thông tin ở dạng văn bản. * Dạng hình ảnh: Những hình vẽ, tranh ảnh * Dạng âm thanh: Tiếng hát, đàn, tiếng cười Bài tập 1: Theo em, các thông tin dưới đây tồn tại dưới dạng cơ bản nào? Thông tin Dạng thông tin cơ bản Văn bản Hình ảnh Âm thanh Bài học trong SGK Phim hoạt hình Doremon Đèn giao thông tại ngã tư Bảng tin thông báo của trường Cuốn tạp chí Một chương trình trên ti vi Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin ( 20 phút) - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk/12 cho một số ví dụ về biểu diễn thông tin mà em biết - Yêu cầu HS trả lời - Gọi HS khác cho ví dụ - Nhận xét - Đưa ra một số ví dụ và chiếu hình ảnh gần gũi với HS: + Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn bản. + Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các con số và kí hiệu toán học. + Để mô tả một hiện tượng vật lí, các nhà khoa học có thể sử dụng các phương trình toán học. + Các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể. + Ví dụ người nguyên thủy dùng các viên sỏi để chỉ số lượng các con thú săn được. - Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời 2 câu hỏi sau + Biểu diễn thông tin là gì? + Theo em biểu diễn thông tin có vai trò như thế nào? - Gọi HS nhận xét - Chốt ý. Lưu ý: Cùng một thông tin có thể có nhiều cách biểu diễn khác nhau. Ví dụ: Để diễn tả cùng một buổi sáng đẹp trời, họa sỹ có thể vẽ bức tranh, nhạc sĩ lại diễn đạt cảm xúc dưới dạng bản nhạc, nhà thơ có thể sáng tác một bài thơ, . - Nhận nhiệm vụ và thực hiện Câu trả lời mong muốn của GV - Người khiếm thính dùng nét mặt và cử động của bàn tay để thể hiện những điều muốn nói, - Chú ý - Chú ý quan sát. Câu trả lời mong muốn của GV - Là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó - Vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. - Chú ý. 2. Biểu diễn thông tin: - Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó * Vai trò: Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lí thông tin nói riêng. Hoạt động 4: Củng cố - Nhắc lại khái niệm: + Ba dạng cơ bản của thông tin là: văn bản, hình ảnh, âm thanh. + Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều hình thức khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò rất quan trọng trong đối với mọi hoạt động thông tin của con người. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 2 Ngày soạn: 16/9/2020 Tiết: 4 Ngày dạy: 25/9/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 2 - THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. - Biết khái niệm và vai trò biểu diễn thông tin. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng biễu diễn thông tin. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính ( 39 phút) - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong 5’: + Thông tin được biễu diễn dưới những dạng nào? + Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? + Cụ thể hơn đó là ký hiệu những con số nào? + Vai trò của máy tính là gì? + Dữ liệu máy tính là gì? - Yêu cầu các nhóm trả lời - Các nhóm khác nhận xét - Chốt ý và chú ý thêm cho HS: + Để máy tính có thể trợ giúp con người trong việc xử lý thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. - Yêu cầu HS tự nghiên cứu sgk 2’ để trả lời câu hỏi sau: + Máy tính có các bộ phận để đảm bảo việc thực hiện hai quá trình nào? - HS khác nhận xét - Nhận xét, chốt kiến thức. - Nhận nhiệm vụ và thực hiện - Câu trả lời mong muốn của GV: + Biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau + Biểu diễn dưới dạng các dãy bit. + Là dãy các ký hiệu 0 và 1. + Máy tính giúp con người tính toán, giải trí. + Là thông tin được lưu giữ trong máy tính. - Trả lời - Nhận xét - Chú ý - Nghiên cứu sgk và trả lời + Biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit. + Biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, hình ảnh, âm thanh. - Nhận xét. - Chú ý và ghi bài. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính: - Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit, là dãy các ký hiệu 0 và 1. - Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5 phút) Củng cố: (4’) Nhắc lại kiến thức: - Thông tin trong máy tính được biểu diễn dưới dạng các dãy bit, là dãy các ký hiệu 0 và 1. - Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính. - Yêu cầu HS đọc phần tìm hiểu mở rộng. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Về học bài và làm bài tập trong sgk. - Đọc trước bài 3. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 3 Ngày soạn: 30/9/2020 Tiết: 5 Ngày dạy: 02/10/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 3 - EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH? I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm những công việc gì. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Câu 1: Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được thể hiện dưới dạng dãy bít? Câu 2: Các dạng cơ bản của thông tin là gì? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính. (15 phút) Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thực hiện các phép tính sau: 142857 x 2 = ? 142857 x 4 = ? 142857 x 6 = ? Nhóm 1 thực hiện các phép tính bằng tay. Nhóm 2 thực hiện các phép tính bằng máy tính. Sau khi thực hiện xong kết quả, so sánh nhóm nào thực hiện nhanh hơn, và rút ra khả năng của máy tính? -> Giáo viên nhận xét và kết luận. -> Ngoài ra giáo viên còn giới thiệu thêm máy tính còn có khả năng lưu trữ lớn và khả năng làm việc không ‘mệt mỏi’. Học sinh thực hiện nhiệm vụ. Kết quả sau khi thực hiện phép tính 142857 x 2 = 285714 142857 x 4 = 571428 142857 x 6 = 857142 Nhóm 2 thực hiện bằng máy tính kết quả tính nhanh hơn và chính xác 1/ Một số khả năng của máy tính: - Khả năng tính toán nhanh. - Tính toán với độ chính xác cao. - Khả năng lưu trữ lớn. - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi. Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì. (10 phút) Giáo viên giao nhiệm vụ - HS thảo luận trong 4 phút để tìm hiểu xem máy tính điện tử có thể dùng vào những việc gì? - Gọi HS trả lời Giáo viên nhận xét, giải thích: Máy tính điện tử có thể được dùng vào rất nhiều lĩnh vực trong công việc và cuộc sống hàng ngày như: thực hiện các tính toán, tự động hoá các công việc văn phòng, hỗ trợ cho công tác quản lý, học tập, giải trí, điều khiển tự động và robot, liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến, - Cho VD để minh hoạ Học sinh nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: - Máy tính thực hiện tính toán - Máy tính tự động hóa các công việc văn phòng - Máy tính hỗ trợ quản lí - Công cụ học tập và giải trí - Điều khiển tự động và rôbot - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. 2/ Có thể dùng máy tính vào những việc gì? -Thực hiện các tính toán. -Tự động hóa các công việc văn phòng. - Hỗ trợ công tác quản lý. - Công cụ học tập và giải trí. - Điều khiển tự động và robot. - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. Hoạt động 3. Máy tính và những điều chưa thể (10 phút) GV giới thiệu: - Máy tính là 1 công cụ rất tuyệt vời nhưng nó chỉ làm được khi con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Vậy máy tính có khả năng tư duy như con người không? Vì sao? - Các em hãy cho biết việc gì máy tính chưa có khả năng làm? -> Giáo viên nhận xét, chốt bài Học sinh lắng nghe và nghiên cứu sgk trả lời à Máy tính không có khả năng tư duy như con người vì nó chưa thể thay thế hoàn toàn con người. à Phân biệt mùi vị, cảm giác. 3/ Máy tính và điều chưa thể: Máy tính là công cụ rất tuyệt vời. Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Do vây máy tính chưa thể thay thế con người. Hoạt động 4: Củng cố (5 phút) Củng cố: (4’) Nhắc lại kiến thức: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Em hãy cho biết khả năng nào của máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hiệu quả? - Những hạn chế lớn nhất hiện nay của máy tính là gì? Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học thuộc phần lý thuyết, đọc thêm phần mở rộng trang 20. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 3 Ngày soạn: 30/9/2020 Tiết: 6 Ngày dạy: 02/10/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 3 - EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH? (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho em biết từ máy tính em có thể làm những công việc gì. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Em hãy cho biết máy tính điện tử có thể dùng vào những việc gì? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1. Máy tính và những điều chưa thể (15 phút) GV giới thiệu: - Máy tính là 1 công cụ rất tuyệt vời nhưng nó chỉ làm được khi con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh. Vậy máy tính có khả năng tư duy như con người không? Vì sao? - Các em hãy cho biết việc gì máy tính chưa có khả năng làm? -> Giáo viên nhận xét, chốt bài Học sinh lắng nghe và nghiên cứu sgk trả lời à Máy tính không có khả năng tư duy như con người vì nó chưa thể thay thế hoàn toàn con người. à Phân biệt mùi vị, cảm giác. 3/ Máy tính và điều chưa thể: Máy tính là công cụ rất tuyệt vời. Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Do vây máy tính chưa thể thay thế con người. Hoạt động 2. Bài tập (20 phút) GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS đọc và trả lời: 1. Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu? A. Khả năng tính toán nhanh. B. Tính toán với độ chính xác cao. C. Khả năng lưu trữ lớn. D. Làm việc không mệt mỏi E. Tất cả khả năng trên 2. Máy tính không thể A. Nói chuyện tâm tình với em như một người bạn B. Lưu trữ trang nhật ký em viết hàng ngày. C. Giúp em học ngoại ngữ D. Giúp em kết nối với bạn bè trên toàn thế giới 3. Máy tính có thể dùng để điều khiển A. Đường bay của những con ong trong rừng B. Đường đi của những con cá ngoài biển C. Tàu vũ trụ bay trong không gian D. Mặt rơi của đồng xu được em tung lên cao 4. Máy tính có thể: A. Đi học thay cho em B. Đi chợ thay cho mẹ C. Chủ trì thảo luận tại hội nghị D. Lập bảng lương cho cơ quan 5. Sức mạnh của máy tính tùy thuộc vào: A. Khả năng tính toán nhanh B. Giá thành ngày càng rẻ C. Khả năng và sự hiểu biết của con người D. Khả năng lưu trữ lớn 6. Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là: A. Khả năng lưu trữ còn hạn chế B. Chưa nói được như người C. Không có khả năng tư duy như con người. D. Kết nối Internet còn chậm -GV nhận xét và chính xác lại câu trả lời -HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và trả lời 2. Bài tập Hoạt động : Củng cố và hướng dẫn về nhà (5 phút) Củng cố: (4’) Nhắc lại kiến thức: - Nhắc lại những khả năng và hạn chế của máy tính Hướng dẫn về nhà: (1’) - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 4 Ngày soạn: 30/9/2020 Tiết: 7 Ngày dạy: 16/10/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 4 - MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (t1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cấu trúc chung của máy tính điện tử. - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng nhận biết các thành phần cơ bản của máy tính. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Câu hỏi: - Máy tính có những khả năng nào? Và máy tính chưa thể làm được điều gì? Trả lời: Khả năng của máy tính: Khả năng tính toán nhanh, tính toán với độ chính xác cao, khả năng lưu trữ lớn, khả năng làm việc không mệt mỏi. Máy tính chưa thể làm được như phân biệt mùi vị, cảm giác máy tính chưa có khả năng tư duy như con người. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Giới thiệu mô hình quá trình 3 bước (15 phút) Giáo viên đặt vấn đề: Lấy một số ví dụ thực tế trong sgk và ở ngoài cuộc sống để học sinh có thể rút ra được mô hình quá trình 3 bước VD: giặt quần áo, nấu cơm, pha trà, giải toán.... Rõ ràng, bất kì quá trình xử lý thông tin nào cũng là 1 quá trình 3 bước như trên. Do dó dể có thế giúp con người trong quá trình xử lý thông tin, máy tính cần phải có thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: thu nhận, xử lí và xuất thông tin đã xử lí. Học sinh lắng nghe và rút ra mô hình quá trình 3 bước gồm: nhập, xử lí, xuất. Mô hình quá trình 3 bước: Nhập xử lí xuất (input) (output) Hoạt động 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử (20 phút) GV chiếu một số hình ảnh về máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính cầm tay... với nhiều hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các máy tính đều được xây dựng trên cơ sở 1 cấu trúc cơ bản chung. GV cho học sinh quan sát mô hình thật cấu trúc chung của máy tính điện tử. Từ đó, học sinh thảo luận và đưa ra cấu trúc chung của máy tính gồm những gì? GV nhận xét, bổ sung, kết luận CPU: bộ xử lí trung tâm Bàn phím, chuột: thiết bị vào Màn hình: thiết bị ra Ram, thẻ nhớ: bộ nhớ. - Gv có thể thực hiện 1 số thao tác minh hoạ khi giới thiệu thành phần máy tính - Gv chia nhóm học sinh thảo luận chức năng của các thành phần Giáo viên nhận xét, kết luận - GV giới thiệu thêm về đơn vị để đo dung lượng bộ nhớ là byte Học sinh quan sát Học sinh quan sát mô hình thật và trả lời câu hỏi Câu trả lời gồm: CPU, bàn phím, chuột, màn hình, thanh Ram, thẻ nhớ Học sinh quan sát Học sinh thảo luận và đưa ra câu trả lời CPU: được coi là bộ não của máy tính, thực hiện chức năng tính toán, điều khiển mọi hoạt động của máy tính Bộ nhớ: nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. Có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài Thiết bị vào: nhập dữ liệu Thiết bị ra: xuất dữ liệu Học sinh ghi bài 1/ Cấu trúc chung của máy tính điện tử: - Cấu trúc của 1 máy tính gồm có: bộ xử lí trung tâm (CPU), thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ. CPU: được coi là bộ não của máy tính, thực hiện chức năng tính toán, điều khiển mọi hoạt động của máy tính Bộ nhớ: nơi lưu trữ các chương trình và dữ liệu. Có bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài Thiết bị vào: nhập dữ liệu Thiết bị ra: xuất dữ liệu Hoạt động 2: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5 phút) Củng cố: (4’) Nhắc lại kiến thức: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những gì? Hướng dẫn về nhà: (1’) - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 4 Ngày soạn: 7/10/2020 Tiết: 8 Ngày dạy: 16/10/2020 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ BÀI 4 - MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (t2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cấu trúc chung của máy tính điện tử. - Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính. 2. Kĩ năng: - Phân loại các phần mềm. 3. Thái độ: - Hứng thú, yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu. - Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Câu hỏi 1: Em hãy trình bày cấu trúc chung của máy tính điện tử? Câu hỏi 2: Em hãy trình bày các đơn vị chính dùng để đo dung lượng bộ nhớ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Máy tính là một công cụ xử lí thông tin (15 phút) GV: Yêu cầu HS đọc mục 2 GV: Yêu cầu HS thảo luận về máy tính công cụ xử lí thông tin hữu hiệu và mô hình hoạt động ba bước của máy tính. GV: Nhờ đâu mà máy tính trở thành công cụ xử lí thông tin hữu hiệu? GV: Máy tính hoạt động một cách nhờ sự điều khiển từ đâu? GV: Yêu cầu HS trình bày mô hình hoạt động ba bước của máy tính. GV: Theo dõi chú ý cách trình bày của các em. GV: Nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của HS. GV: Yêu cầu HS khác nhận xét bổ xung. GV: Nhận xét chốt nội dung HS: Đọc làm việc theo nhóm nhỏ tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra, dưới sự hướng dẫn trợ giúp của GV, hoàn thiện nội dung thao luận trình bày trước lớp. HS: Nhờ có các khối chức năng chính, phần mềm. Máy tính trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. HS: Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình. HS trình bày: - Input: (Thông tin, các chương trình): bàn phím, chuột. - Xử lí và lưu trữ: Bộ xử lí và thiết bị nhớ (máy tính). - Output: (Văn bản, âm thanh, hình ảnh) màn hình, loa, máy in. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV đưa ra, nhận xét bổ xung. HS: Thực hiện ghi bài vào vở. 2. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin - Quá trình xử lí thông tin trong máy tính được tiến hành một cách tự động theo sự chỉ dẫn của các chương trình Hoạt động 2. Phần mềm và phân loại phần mềm (10 phút) GV: Yêu cầu HS đọc mục 4. GV: Theo em phần mềm là gì? GV: Không có phần mềm thì máy tính sẽ như thế nào? GV: Đưa ra các dẫn chứng minh họa cho HS quan sát và nhận biết được tác dụng của phần mềm đối với hoạt động của máy tính. GV: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại chính? GV: Theo em phần mềm hệ thống là gì? GV: Yêu cầu các em nghiên cứu SGK tìm hiểu và trả lời theo yêu cầu đưa ra. GV: Nhận xét, đánh giá. GV: Phần mềm ứng dụng là gì? GV: Hướng dẫn nhận xét đánh giá câu trả lời của HS. GV: Lấy từng ví dụ từng loại cho HS nhận biết. HS: Đọc tìm hiểu trong SGK/24. HS: Người ta gọi chương trình máy tính là phần mềm máy tính hay ngắn gọn là phần mềm. HS: Phần mềm là các chương trình máy tính nếu không có phần mềm thì màn hình của em không hiển thị bất cứ thứ gì, loa không phát ra âm thanh, bàn phím, chuột không sử dụng được phần mềm đưa lại sự sống cho phần cứng. HS: Phần mềm của máy tính được chia làm hai loại: Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng HS: Phần mềm hệ thống là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. HS: Phần mềm ứng dụng là chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể. HS: Lắng nghe HS: Quan sát, ghi bài vào vở 3. Phần mềm và phân loại phần mềm. - Khái niệm: Để phân biệt với phần cứng chính là máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lý kèm theo, người ta gọi chương trình máy tính là phần mềm máy tính. - Phân loại: Chia làm 2 loại chính: Phần mềm hệ thống: chứa các chương trình hệ thống Phần mềm ứng dụng: chứa các chương trình đáp ứng yêu cầu ứng dụ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_1_44_nam_hoc_2020_2021_huynh_thi.docx