Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh biết đ¬ược hệ điều hành là phần mềm máy tính đ¬ược cài đặt đầu tiên trong máy tính và đư¬ợc chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.

2. Kỹ năng

- Đòi hỏi học sinh phải tự phát huy tính sáng tạo, tìm tòi.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Giáo viên:

 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính

 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa

Học sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức (1’):

6A 6B: 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Câu hỏi. Phần mềm học bàn phím bằng gõ mười ngón Rapid Typing có phải là hệ điều hành không? Vì sao?

 

doc 11 trang tuelam477 3420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 19+20 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2020	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 10. Tiết 19 
CHƯƠNG III: HỆ ĐIỀU HÀNH 
BÀI 9: VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vì sao máy tính cần có hệ điều hành.
- Học sinh hiểu và nắm vững được tầm quan trọng của hệ điều hành đối với máy tính.
2. Kỹ năng
- Học sinh trả lời được câu hỏi vì sao cần có hệ điều hành trong máy tính dựa trên các ý tưởng đã đưa ra ở hai quan sát trong SGK.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tìm hiểu máy tính.
- Năng lực giao tiếp
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
 Câu 1: Phần mềm là gì?
 Câu 2: Phân loại phần mềm máy tính? Cho ví dụ.
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò của hệ thống điều khiển
GV yêu cầu HS đọc và nghiên cứu SGK
- Quan sát hình 3.1 và 3.2 Sgk/tr63
 + Trên các ngã tư đường phố có nhiều phương tiện giao thông. Vào giờ cao điểm ở đó thường xảy ra cảnh ùn tắc giao thông. 
Những lúc đó nếu không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì sẽ xảy ra điều gì?
GV: Vậy hệ thống đèn tín hiệu giao thông có nhiệm vụ gì?
- Quan sát hình 3.3 Sgk/tr63
 + Nếu trường học của chúng ta bị mất thời khoá biểu và mọi người không nhớ thời khoá biểu của mình. Khi đó, giáo viên không tìm được lớp cần dạy và học sinh sẽ không biết học những môn nào. Điều gì sẽ xảy ra?
GV: Vậy thời khoá biểu có vai trò như thế nào? 
GV: Qua hai quan sát trên, em có thể thấy phương tiện điều khiển có vai trò như thế nào?
- Các phương tiện điều khiển ở hai quan sát trên là gì?
- GV nêu thêm một vài ví dụ: Hoạt động của một thư viện sẽ như thế nào nếu không có người điều khiển.
HS: Nếu không có các hệ thống tín hiệu giao thông có thể sẽ dẫn đến việc xảy ra các tai nạn giao thông nghiêm trọng.
HS: Hệ thống đèn giao thông có nhiệm vụ phân luồng cho các phương tiện, đóng vài trò điều 
khiển các hoạt động giao thông.
HS: Việc học tập của các lớp sẽ trở nên hỗn loạn.
HS: Thời khoá biểu có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập. 
HS: Phương tiện điều khiển có vai trò rất quan trọng
HS: Đó là hệ thống đèn giao thông và thời khoá biểu của nhà trường.
1. Vai trò của hệ thống điều khiển
Vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông
- Trật tự của phương tiện đường giao thông trên đường phố
- Ích lợi của hệ thống đền tín hiệu giao thông
Vai trò của thời khóa biểu
- Nề nếp học tập của học sinh khi không có thời khoá biểu
- Nề nếp học tập của học sinh khi có thời khoá biểu
Hoạt động 2: Cái gì điều khiển máy tính?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV: Khi máy tính làm việc, có nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lý thông tin. Công việc này do hệ điều hành đảm nhận. Vậy cái gì điều khiển máy tính? 
GV: Máy tính là thiết bị gồm nhiều thành phần khác nhau. Trong quá trình hoạt động của máy tính, các thành phần này thực hiện trao đổi thông tin (dữ liệu) cho nhau. 
GV yêu cầu HS nhắc lại: chương trình là gì? 
GV: Cùng một thời điểm có thể có nhiều phần mềm cùng chạy, cũng có thể cùng một lúc yêu cầu sự tham gia của cùng một thành phần phần cứng. Vậy để chúng hoạt động nhịp nhàng cần có gì?
- Ở quan sát 2: Cái gì cần được điều khiển một cách nhịp nhàng?
GV: Vậy những đối tượng nào của máy tính cần được điều hành một cách nhịp nhàng?
GV: Cụ thể hệ điều hành thực hiện việc gì?
- GV: Nêu tên một số thiết bị phần cứng, một số phần mềm?
GV tóm lại: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nếu không có hệ điều hành thì máy tính không thể hoạt động nhịp nhàng được. 
HS: Hệ điều hành điều khiển máy tính.
HS: Chương trình (phần mềm) là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
HS: Đó là hệ điều hành.
- Ở quan sát 1: Cái gì cần được điều khiển một cách nhịp nhàng? 
HS: Các phương tiện giao thông (xe buýt, )
HS: Hoạt động dạy và học của học sinh và giáo viên.
HS: Là các thành phần phần cứng và phần mềm.
HS: Hệ điều hành thực hiện:
 + Điều khiển các thiết bị phần cứng.
 + Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm). 
HS: Phần cứng: màn hình, loa, máy in,..
Phần mềm : phần mềm học tập, 
2. Cái gì điều khiển máy tính
- Hệ điều hành điều khiển máy tính.
- Các thiết bị phần cứng: Là các thiết bị em có thể nhìn thấy và được lắp ráp thành máy tính.
- Các thiết bị lưu trữ thông tin: Là các thiết bị dùng để lưu trữ thông tin và dữ liệu trong máy tính bao gồm đĩa cứng, đĩa mềm...
- Các chương trình phần mềm: Là các chương trình phần mềm cài đặi trên máy do HĐH quản lý.
- Người sử dụng máy tính: Trên máy tính HĐH đóng vai trò giao diện tương tác để con người truy cập vào máy tính có thể thực hiện các lệnh điều khiển khác nhau để phục vụ nhu cầu của mỗi người.
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
- GV yêu cầu HS nêu ví dụ. Sau đó GV giải thích để HS hiểu hơn về vai trò của phương tiện điều khiển đối với các hoạt động.
- Hãy quan sát các hiện tượng trong xã hội và trong cuộc sống xung quanh tương tự với hai quan sát đã nêu và đưa ra nhận xét của mình.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở phần Câu hỏi và bài tập.
- Nêu vai trò của hệ điều hành?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Học bài, làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 10 “Hệ điều hành làm những việc gì?”
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 3/11/2020	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 10. Tiết 20 
BÀI 10: HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết được hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.
2. Kỹ năng
- Đòi hỏi học sinh phải tự phát huy tính sáng tạo, tìm tòi.
3. Thái độ
- Có ý thức học tập và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên máy tính.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Câu hỏi. Phần mềm học bàn phím bằng gõ mười ngón Rapid Typing có phải là hệ điều hành không? Vì sao?
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ điều hành là gì?
GV nhấn mạnh vai trò điều khiển của hệ điều hành vì trong máy tính có rất nhiều thiết bị phần cứng và có thể chạy nhiều ứng dụng đồng thời. 
GV giới thiệu: Hệ điều không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính. Hệ điều hành là một chương trình (phần mềm) máy tính.
Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã có hệ điều hành.
- Máy tính chỉ có thể sử dụng và khai thác hiệu quả khi có hệ điều hành.
GV có thể giới thiệu sơ lược về các máy tính sơ khai.
GV giới thiệu về các hệ điều hành hiện có trên thế giới và hệ điều hành được dùng nhiều nhất là hệ điều hành Windows 
GV: Có thể nói, sau khi khởi động, hệ điều hành sẽ tạo môi trường nền để cài đặt và chạy các chương trình ứng dụng khác.
GV: Lý do vì sao hệ điều hành cần cài đặt và chạy đầu tiên trong máy tính?
GV bổ sung: Khi tạo ra một phần mềm, người thiết kế nó phải xác định phần mềm này sẽ chạy trên hệ điều hành nào.
- Lắng nghe
HS quan sát giao diện của HĐH Windows trong SGK.
HS nghiên cứu và trả lời: 
- Hệ điều hành điều khiển tất cả các tài nguyên và chương trình trong máy tính.
- Các phần mềm khác phải cài đặt trên nền của một hệ điều hành đã có sẵn trong máy tính.
1. Hệ điều hành là gì?
- HĐH là một chương trình máy tính.
- HĐH là phần mềm được cài đặt đầu tiên trong máy tính. Các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được khi máy tính đó có HĐH.
- Máy tính chỉ có thể sử dụng được khi đó có HĐH.
* Một số HĐH khác:
+ HĐH MS – DOS: HĐH khai thác đĩa.
+ HĐH Windows XP/7/8/10.
+ HĐH Linux.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ chính của hệ điều hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
GV hướng dẫn cho HS quan sát hình 3.9 và 3.10 trang 67, so sánh và rút ra nhận xét gì?
GV: Vậy hệ điều hành có nhiệm vụ gì?
GV: Nhờ có hệ điều hành mà từng thiết bị như bộ nhớ, màn hình, bàn phím và chuột đều vận hành tốt, phối hợp hài hoà với các thiết bị khác, không xung đột và sẵn sàng hoạt động.
GV: Vậy giao diện là gì?
GV: Ngoài ra, hệ điều hành còn có nhiệm vụ gì?
HS quan sát (hình 3.9 thấy sự tranh chấp tài nguyên dữ dội giữa các thiết bị nên chúng ta đưa giải pháp là cần phải có sự điều khiển phối hợp toàn bộ hoạt động của các tài nguyên phân chia phần mềm hoạt động nhịp nhàng hiệu quả đó chính là hệ điều hành. 
HS trả lời.
- Đây là nhiệm vụ hệ thống của hệ điều hành và cũng là nhiệm vụ quan trọng của hệ điều hành.
HS nghiên cứu SGK và trả lời. 
HS: Giao diện là môi trường giao tiếp cho phép con người trao đổi thông tin với máy tính ...
HS: Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính.
2. Nhiệm vụ chính của HĐH
- Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
=> Nhờ có HĐH mà toàn bộ hệ thống máy vi tính hoạt động nhịp nhàng.
- Cung cấp giao diện cho người dùng. (Giao diện là môi trường giao tiếp)
- Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
? Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có hệ điều hành thì điều gì sẽ xảy ra? (GV có thể gợi ý hình dung giống như hiện tượng giao thông trên đường phố).
HS: trả lời theo ý hiểu.
? Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng.
HS: Hệ điều hành là phần mềm
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Học bài, làm bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị bài 11 “Tổ chức thông tin trong máy tính?”
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 04/10/2020	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 5. Tiết 10
CHƯƠNG II: PHẦN MỀM HỌC TẬP
BÀI 5: LUYỆN TẬP CHUỘT MÁY TÍNH( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực hiện với chuột.
- Luyện tập được thao tác với chuột bằng phần mềm Mouse Skills,
2. Kĩ năng:
- Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực hiện với chuột. Thực hiện được thao tác cơ bản với chuột.
3.Thái độ
- Học tập nhiêm túc, hăng hái giơ tay phát biểu.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ÿ Giáo viên: Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.
Ÿ Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: (2’)
- Chúng ta biết rằng khi giao tiếp với máy tính thì người sử dụng đều phải thực hiện các lệnh thông qua chuột và bàn phím. Chuột là thiết bị điều khiển nhập dữ liệu được dùng nhiều trong môi trường giao diện đồ hoạ của máy tính. Bởi vậy chuột là thiết bị không thể thiếu được trong quá trình giao tiếp với máy tính của người sử dụng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ công dụng của chuột và các thao tác với chuột.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Làm quen với chuột máy tính (10’)	
- Giáo viên đưa 2 dạng con chuột máy tính thật và chiếu thêm một số dạng con chuột khác lên cho học sinh quan sát 
Giao nhiệm vụ
- Thảo luận theo bàn trong vòng 3 phút và tra lời các câu hỏi sau:
Quan sát và hưỡng dẫn học sinh
- Chuột máy tính có các bộ phận nào?
- Chuột máy tính có những loại nào? 
- Khi sử dụng chuột cần lưu ý gì về chỗ đặt chuột ? 
Nhận xét đánh giá chốt kiên thức
- Mời một số nhóm bàn nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhân xét và chốt kiên thức.
- Chuột là công cụ quan trọng thường đi liền với máy tính. Thông qua chúng ta có thể thực hiện các lệnh điều khiển hoặc nhập dữ liệu vào máy tính một cách thuận tiện.
Chuột máy tính được thiết kế với rất nhiều kiểu dáng khác, màu sắc khác nhau.
- Học sinh quan sát
Nhận nhiệm vụ
Quan sát và lắng nghe câu hỏi, tìm câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ
Câu trả lời mong muốn:
- Nút trái chuột, nút phải chuột và nút cuộn
- Loại không dây và có loại có dây
- Đặt trên một mặt phẳng nằm ngang 
Báo cáo góp ý, bổ sung và hoàn thiện
 Nhận xét bổ sung ý kiến
 Học sinh chú ý lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
1.Làm quen với chuột máy tính
- Các bộ phận của chuột máy tính: 
+ Nút trái chuột
+ Nút phải chuột
+ Nút cuộn
- Có 2 loại chuột máy tính:
+ Loại không dây
+ Loại có dây
- Khi sử dụng chuột cần đặt trên một mặt phẳng nằm ngang để thao tác được chính xác.
Hoạt động2. Cách cầm, giữ chuột máy tính(13’) 
- Giáo viên thực hiện mẫu cách đặt tay lên chuột.
Giao nhiệm vụ
 Các em hãy quan sát cách cô cầm chuột và cho cô biết:
Quan sát và hưỡng dẫn học sinh
- Quan sát cách cô đặt tay lên chuột và cho biết cô dùng tay nào để giữ chuột?
- Nút trái của chuột cô dùng ngón tay nào để ấn?
- Nút phải của chuột cô dùng ngón tay nào để ấn?
Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức
Luu ý: Bàn tay thẳng với cổ tay, không tạo ra các góc gẫy giữa bàn tay và cổ tay. Chuột cần luôn được giữ trên mặt phẳng nằm ngang. Cầm, giữ chuột đúng cách sẽ không bị mỏi tay, không gây dị tật cho tay.
 Các em hãy quan sát hình dưới đây và cho biết đâu là cách cầm chuột đúng? Và giải thích.
 Mời một số học sinh đưa ra đáp án
 Mời học sinh khác nhận xét
 Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.
 Học sinh quan sát.
 Nhận nhiệm vụ
 Học sinh quan sát giáo viên cầm chuột và trả lời:
Thực hiện nhiệm vụ
Câu trả lời mong muốn:
- cô dùng tay phải để cầm chuột.
- Ngón trỏ
- Ngón giữa.
Báo cáo góp ý, bổ sung, hoàn thiện
- Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát và chọn hình đúng nhất.
 Hình B và E là đặt tay đúng
 Học sinh nhận xét
2. Cách cầm, giữ chuột máy tính
 Dùng tay phải để giữ chuột, ngón trỏ đặt lên nút trái, ngón giữa đặt lên nút phải chuột.
Hoạt động3. Các thao tác với chuột máy tính(15’)
 Giáo viên thực hiện tất cả các thao tác với chuột
Giao nhiệm vụ 
 Thảo luận nhóm trong vòng 3 phút và quan sát thật kĩ trên màn chiếu xem thầy đã thực hiện những thai tác nào?
 Quan sát và hưỡng dẫn học sinh
- Thao tác 1: giữ và di chuyển chuột
- Thao tác 2: nhấn nhanh chuột trái vào biểu tượng Word
- Thao tác 3: nhấn nhanh chuôt phải trên màn hình nền
- Thao tác 4: Nháy 2 lần chuột trái vào biểu tượng Word.
- Thao tác 5: Nhấn giữ và kéo lề màn hình Word qua trái phải.
- Thao tác 6: Mở một văn bản và xoay nút cuộn trên chuột.
Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức
 Cho các học sinh các nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau
 Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: tất cả các thao tac thầy vừa làm đó cũng chính là các thao tác với chuột máy tính.
 Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác với chuột máy tính
 Mời một số học sinh nhắc lại các thao tác
 Yêu cầu HS thực hành lại trên máy tính cá nhân
 Học sinh quan sát
Nhận nhiệm vụ
 Quan sát thầy thực hiện và ghi chép vào nháp
Thực hiện nhiệm vụ
Câu trả lời mong muốn:
- Di chuyển chuột
- Nháy nút trái chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
- Xoay nút cuộn
Báo cáo góp ý, bổ sung để hoàn thiện
 Trình bày và nhận xét lẫn nhau
 Chú ý lắng nghe và ghi nhớ
 Nhắc lại các thao tác với chuột
 Một số học sinh lên thực hiện
3. Các thao tác với chuột máy tính
* Các thao tác với chuột máy tính
- Di chuyển chuột
- Nháy nút trái chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
- Xoay nút cuộn
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
- Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung.
- Nhắc lại cách cầm, giữ chuột máy tính, thao tác với chuột máy tính 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Ôn tập lại kiến thức trong bài
- Xem trước bài tiếp theo
IV. TỰ RÚT KINH NGHIỆM
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_1920_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngo.doc