Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.

3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.

4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành nhập, chỉnh sửa văn bản

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Sử dụng CNTT; Tự học; Tự quản lý

- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phòng máy, giáo án.

2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép, bài soạn

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức (1’):

6A 6B: 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:(5’):

Câu 1: Thế nào là định dạng văn bản

 

doc 5 trang tuelam477 3550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 49+50 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 26 Tiết 49
BÀI 16. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được các thao tác định dạng kí tự bằng hai cách: sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
2. Kỹ năng: Vận dụng nội dung bài học định dạng một văn bản đơn giản
3. Thái độ: Học sinh nhận thức được ưu điểm của soạn thảo văn bản trên máy tính là có thể định dang sau khi gõ xong văn bản, rèn luyện tư duy và cách làm việc khoa học. 
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Định dạng văn bản; Định dạng ký tự 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Kỹ năng, hiểu biết về phần mềm;Thao tác với phần mềm 
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
ŸGiáo viên: 
 - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, phòng máy
 - Học liệu: Giáo án, sách giáo khoa
ŸHọc sinh: Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’): 
Câu 1: Thao tác sao chép văn bản có tác dụng gì?
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ 1: Định dạng văn bản
- Gọi 1 HS cho nhận xét bài bạn vừa thực hiện về hình thức trình bày.
Kết luận: Ta thấy văn bản khi nhập xong thì có bố cục trình bày rất đơn giản, khó nhìn, do đó ta cần phải thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, con số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang lại để giúp cho người đọc dễ nhìn, trang văn bản khi in có bố cục đẹp. Quá trình thay đổi đó ta gọi là định dạng văn bản.
Vậy định dạng văn bản là gì?
GV: giới thiệu định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
HS: Ta thấy kích cỡ chữ nhỏ, khó nhìn 
HS: Trả lời theo gợi ý
HS: Ghi bài.
1/ Định dạng văn bản
 * Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, con số, kí hiệu) các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
* Định dạng văn bản gồm hai loại: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
HĐ2: Tìm hiểu định dạng kí tự
GV: Thao tác trên máy yêu cầu HS nhận xét, thế nào là định dạng kí tự?
GV: Giới thiệu hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
GV: Gọi HS nhắc lại các thành phần trên cửa sổ Word.
GV: Minh họa các nút lệnh để định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ trên thanh định dạng cho HS quan sát. Yêu cầu HS nhắc lại và GV ghi bảng nội dung trên.
GV: Đưa ra ví dụ gọi HS lên sử dụng các nút lệnh vừa học lên định dạng lại văn bản.
GV: giới thiệu cho HS cách định dạng thứ 2 là: Sử dụng hộp thoại Font.
GV: Vừa thao tác trên máy vừa nêu cách thực hiện:
+ Chọn khối văn bản cần định dạng.
 + Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font.
+ Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font.
+ Chọn OK để định dạng.
GV: Đưa ra ví dụ gọi HS theo các bước vừa quan sát lên thực hiện lại.
GV: Nhắc HS chú ý trước khi thực hiện thao tác định dạng ta cần phải chọn khối văn bản cần định dạng.
GV: Gọi HS nhắc lại hai cách định dạng kí tự văn bản.
GV: Cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm là nêu tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh.
* GV gọi 2 HS lên máy định dạng văn bản đã có sẵn nội dung.
HS: Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
HS: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh định dạng, 
HS: Ghi bài.
HS: Thực hiện.
HS: Quan sát và ghi các bước thực hiện vào vở.
HS: Thực hiện.
HS: nhắc lại.
2/ Định dạng kí tự
* Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
* Có hai cách định dạng kí tự đó là: Sử dụng các nút lệnh và sử dụng hộp thoại Font.
a/ Sử dụng các nút lệnh
+ Phông chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font (phông)
và chọn phông thích hợp.
+ Cỡ chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Size (cỡ chữ) và chọn cỡ chữ cần thiết.
+ Kiểu chữ: Nháy các nút Bold (chữ đậm), Italic (chữ nghiêng) hoặc Underline (chữ gạch chân).
+ Màu chữ: Nháy nút ở bên phải hộp Font Color (Màu chữ) và chọn màu thích hợp.
b/ Sử dụng hộp thoại Font
Cách thực hiện:
 + Chọn khối văn bản cần định dạng.
 + Vào bảng chọn Format " chọn lệnh Font.
+ Thực hiện các thao tác định dạng trên hộp thoại Font.
 Phông chữ Kiểu chữ Cỡ chữ
+ Chọn OK để định dạng.
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
Đặt câu hỏi:
1. Định dạng văn bản là gì?
2. Định dạng ký tự là gì?
- Gọi học sinh trả lời và nhận xét, củng cố lại kiến thức.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
- Thực hành bài tập 1 – trang 121 
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy
Ngày soạn: 07/03/2021	
Ngày giảng: 	6A:	6B:	6C: 
Tuần 26 Tiết 50
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Luyện các thao tác mở văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản.
2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
3. Thái độ: Có thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Thực hành nhập, chỉnh sửa văn bản 
5. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Sử dụng CNTT; Tự học; Tự quản lý 
- Năng lực chuyên biệt: Thao tác với phần mềm
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Máy chiếu, phòng máy, giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Sách giáo khoa, vở ghi chép, bài soạn
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức (1’):
6A 6B:	6C:
2. Kiểm tra bài cũ:(5’): 
Câu 1: Thế nào là định dạng văn bản
3.Tiến trình bài học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNGT THỰC HÀNH
- Phân chia chỗ ngồi cho học sinh. 
* Giao nhiệm vụ:
- Khở động phần mềm Word.
- Khởi động phần mềm 
Unikey, chọn kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- Soạn thảo bài thơ “Nói với em” và thực hiện các thao tác chỉnh sửa, định dạng theo mẫu trong sgk – trang 121.
- Quan sát, nhận xét.
- Thự hiện theo phân công.
-Khởi động Word.
- Khởi động Unikey, chọn kiểu gõ Telex hoặc Vni.
- Thực hành soạn thảo
- Lắng nghe
- Thực hiện soạn thảo bài thơ: “Nói với em”.
Nói với em
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Theo Vũ Quần Phương)
4. Luyện tập – củng cố:(3’)
- Nhắc lại một số thao tác học sinhcần lưu ý.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà.(1’)
-Ôn tập chuẩn bị thi giữa kỳ.
T/M Tổ CM Kí duyệt
Đào Thị Kim Thúy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_4950_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngo.doc