Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 51-54 - Lê Trúc Mai

Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 51-54 - Lê Trúc Mai

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ

a) Kiến thức:

- H¬ướng dẫn học sinh cách trình bày trang văn bản khác nhau.

- Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản

- HS nắm đ¬ược cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.

- HS biết xem trang văn bản và in.

b) Kỹ năng:

- HS thao tác được cách chọn hướng trang và đặt lề trang.

- HS nắm đ¬ược cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản, cách xem trang văn bản trước khi in và in trang văn bản.

c) Thái độ

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho HS, từ đó giúp cho HS yêu thích môn học.

2. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức. Hiểu và trình bày được trang văn bản

3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

Kết hợp các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, một số câu hỏi

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG: Mở đầu

a) Ổn định lớp: (1’)

b) Kiểm tra bài cũ: không kiểm

c) Bài mới: (2’)

Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản. Các em đã tìm hiểu cách sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản. Như vậy để trình bày trang văn bản như thế nào? Chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản ra giấy như thế nào? Thì tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em tìm hiểu về điều này

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trình bày trang văn bản (20’)

(a) Mục tiêu: Hs nắm được cách trình bày trang văn bản

(b) Phương pháp dạy học: Động não và trình bày

(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân

 (d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính

(e) Sản phẩm: Hs biết các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản

 

docx 16 trang tuelam477 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 - Tiết 51-54 - Lê Trúc Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 05/03/2021
Tiết 51
Kiểm Tra Giữa Kì
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ:
a)Kiến thức:
-Đánh giá nhận thức của HS khi học chương soạn thảo văn bản.
-Kiểm tra sự hiểu biết và vận dụng các thao tác cơ bản khi soạn thảo văn bản.
b)Kỹ năng:
- Rèn được kỹ năng vận dụng kiến thức của chương để làm bài kiểm tra
c)Thái độ:
- Kiểm tra nghiêm túc
2. Định hướng phát triển năng lực:
	-Năng lực chuẩn: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
	-Năng lực riêng: Năng lực nhận bíết và giải quýêt vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: Tài liệu, giáo án, bài kiểm tra.
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản
 (Tỉ lệ%)
6 câu
1.5 đ
15%
2 câu
0.5 đ
5%
8 câu
2 đ
20%
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
 (Tỉ lệ%)
4 câu
1 đ
10%
4 câu 
1 đ
10%
1 câu
0.25 đ
2.5%
9 câu
2.25 đ
22.5%
Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
 (Tỉ lệ%)
5 câu
1.25 đ
12.5%
3 câu
0.75 đ
7.5%
1 câu
0.25 đ
2.5%
1 câu
0.25 đ
2.5%
10 câu
2.5 đ
25%
Bài 16: Định dạng văn bản
(Tỉ lệ%)
5 câu
1.25 đ
12.5%
1 câu
0.25 đ
2.5%
6 câu
1.5 đ
15%
Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
(Tỉ lệ%)
4 câu
1 đ
10%
3 câu
0.75 đ
7.5%
7 câu
1.75 đ
17.5%
Tổng số câu
24 câu
12 câu
2 câu
2 câu
40 câu
Tổng điểm
Tỉ lệ%
6 đ
60%
3 đ
30%
0.5 đ
5%
0.5 đ
5%
10 đ
100%
ĐỀ:
Câu 1. Câu nào đúng trong các câu sau?
A. Word là phần mềm tiện ích.	B. Word là phần mềm hệ thống.
C. Word là phần mềm ứng dụng.	D. Word là phần mềm trò chơi.
Câu 2. Chức năng chính của Microsoft Word là gì?
A. Tính toán và lập bảng biểu.	B. Soạn thảo văn bản.
C. Tạo các tệp tin đồ họa.	D. Tạo các tập tin thực thi.
Câu 3. Khởi động Word bằng cách nào?
A. Nháy chuột vào biểu tượng của Word trên màn hình nền.
B. Nháy đúp chuột vào biểu tượng của Word trên màn hình nền.
C. Nháy chuột vào biểu tượng thùng rác (Recycle Bin) trên màn hình nền.
D. Nháy đúp chuột vào biểu tượng máy tính (My Computer) trên màn hình nền.
Câu 4. Cửa sổ của chương trình soạn thảo Word có những đối tượng chính nào?
A. Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh trạng thái.
B. Thước dọc, thước ngang
C. Thanh trạng thái, vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo
D. Tất cả các đối tượng trên
Câu 5. Những ưu điểm trong soạn thảo văn bản trên máy tính là?
A. Đẹp và có nhiều kiểu chuẩn xác hơn rất nhiều so với viết tay
B. Đẹp và có nhiều cách trình bày dễ hơn so với viết tay
C. Có thể chỉnh sửa, sao chép văn bản dễ dàng
D. Tất cả ý trên
Câu 6. Để mở tệp văn bản có sẵn ta thực hiện?
A. Chọn File→ Open	B. Nháy vào biểu tượng trên thanh công cụ
C. Cả A và B	D. Chọn File→ New
Câu 7.Tên tệp do Word tạo ra có phần mở rộng là gì?
A. .TXT 	B. .COM 	 C. .EXE 	D. .DOC
Câu 8. Em sẽ khởi động Word bằng cách nào nếu không có biểu tượng trên màn hình?
Nháy chuột vào Start → All Programs → Microsoft Word
Nháy chuột phải trên màn hình nền để tìm
Mở My computer tìm
Mở Recycle bin để tìm
Câu 9. Mục nào dưới đây sắp xếp theo thứ tự đơn vị xử lí văn bản từ nhỏ đến lớn?
A. Kí tự - câu - từ - đoạn văn bản	B. Kí tự - từ - câu - đoạn văn bản
C. Từ - kí tự - câu - đoạn văn bản	D. Từ - câu - đoạn văn bản - kí tự
Câu 10. Để di chuyển con trỏ tới vị trí cần thiết, ta thực hiện?
A. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đó	B. Bằng cách nháy chuột vào vị trí cuối dòng
C. Bằng cách nháy chuột vào vị trí đầu dòng	D. Bằng cách nháy đúp chuột vào vị trí đó
Câu 11. Chọn câu sai
A. Khi soạn thảo văn bản trên máy tính, em phải trình bày văn bản ngay khi gõ nội dung văn bản
B. Khi gõ nội dung văn bản, máy tính tự động xuống dòng dưới khi con trỏ soạn thảo đã tới lề phải
C. Khi soạn thảo nội dung văn bản, em có thể sửa lỗi trong văn bản bất kì lúc nào em thấy cần thiết
D. Có nhiều phông chữ khác nhau dùng để hiển thị và in chữ Tiếng Việt
Câu 12. Chọn câu gõ đúng quy tắc gõ văn bản trong Word.
A. Buổi sáng, chim hót véo von.	B. Buổi sáng , chim hót véo von.
C. Buổi sáng,chim hót véo von.	D. Buổi sáng ,chim hót véo von .
Câu 13. Trong soạn thảo văn bản nhấn Enter một lần để?
A. Phân cách giữa các kí tự	B. Phân cách giữa các từ
C. Phân cách giữa các đoạn	D. Phân cách giữa các trang
Câu 14. Giữa các từ dùng mấy kí tự trống để phân cách?
A. 1 	B. 2 	C. 2 	D. 4
Câu 15. Chọn câu trả lời đúng về con trỏ soạn thảo văn bản?
A. Có dạng chữ I in hoa hoặc hình mũi tên B. Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình
C. Cho biết vị trí xuất hiện của ký tự được gõ vào	D. Cả B và C
Câu 16. Để gõ dấu huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex tương ứng với những phím nào?
A. f, s, j, r, x	B. s, f, r, j, x	C. f, s, r, x, j	D. s, f, x, r, j
Câu 17. Để xóa các ký tự bên phải con trỏ soạn thảo thì nhấn phím?
A. Backspace 	 	B. End 	C. Home 	D. Delete
Câu 18. Khi nháy đúp chuột lên 1 từ thì?
A. Nguyên đoạn có chứa từ đó sẽ bị chọn	B. Nguyên dòng có chứa từ đó sẽ bị chọn
C. Từ đó sẽ bị chọn	D. Tất cả đều đúng
Câu 19. Sử dụng phím Backspace để xóa từ LƯỜI, em cần đặt con trỏ soạn thảo ở đâu?
A. Ngay trước chữ L	B. Ngay trước chữ Ư
C. Ngay trước chữ Ờ	D. Đặt ở cuối từ LƯỜI
Câu 20. Trong khi soạn thảo văn bản, giả sử ta cần thay thế chữ “Thầy giáo” thành chữ “Giáo viên” thì ta thực hiện chọn?
A. Dải Home chọn lệnh Editing/Clear 	B. Dải Home chọn lệnh Editing/Find 
C. Dải Home chọn lệnh Editing/Replace 	D. Dải Home chọn lệnh Editing/Goto 
Câu 21. Để xóa một phần nội dung của văn bản, em thực hiện thao tác nào dưới đây?
A. Đặt con trỏ soạn thảo trước phần văn bản cần xóa và nhấn phím Backspace
B. Đặt con trỏ soạn thảo sau phần văn bản cần xóa và nhấn phím Delete
C. Chọn phần văn bản cần xóa và nhấn phím Ctrl
D. Chọn phần văn bản cần xóa và nhấn phím Delete hoặc Backspace
Câu 22. Thao tác sao chép một đoạn văn bản là?
A. Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Copy), nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Paste)
B. Chọn phần văn bản cần sao chép, nháy nút lệnh (Paste), nháy chuột tại vị trí đích và nháy nút lệnh (Copy)
C. Chỉ cần chọn phần văn bản cần sao chép rồi chọn nút lệnh (Copy)
D. Tất cả đều sai
Câu 23. Sao chép phần văn bản có tác dụng?
A. Giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, làm xuất hiện phần văn bản đó ở vị trí khác
B. Di chuyển phần văn bản gốc đến vị trí khác
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai.
Câu 24.Từ nào sau đây đúng khi gõ từ “trường học” bằng kiểu Telex?
A. tru7o72ng ho5c	B. truwowfng hojc
C. truowfng hojc	D. Cả B, C đúng
Câu 25. Em sử dụng hai nút nào dưới đây để di chuyển phần văn bản?
	A) và 	B) và 
	C) và 	D) và 
Câu 26. Nút lệnh nào có tác dụng khôi phục trạng thái trước đó (Undo) của văn bản?
	A) 	B) 	C) 	D) 	
Câu 27. Mục đích của định dạng văn bản là?
A. Văn bản dễ đọc hơn	B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết	D. Tất cả ý trên
Câu 28. Chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân, được gọi là?
A) phông chữ	B) kiểu chữ 	C) cỡ chữ 	D) cả A, B, C
Câu 29. Trong Microsoft Word, chức năng của nút lệnh trên thanh công cụ định dạng là?
 A. Dùng để thay đổi tỉ lệ hiển thị văn bản	B. Dùng để thay đổi màu chữ
 C. Dùng để thay đổi cỡ chữ	 	D. Dùng để thay đổi kiểu chữ
Câu 30. Nút lệnh dùng để?
A. Chọn phông chữ	B. Chọn màu chữ	 C. Gạch lề dưới	D. Chọn kiểu chữ
Câu 31. Nút lệnh trên thanh công cụ định dạng dùng để?
A. Chọn cỡ chữ	B. Chọn màu chữ	C. Chọn kiểu gạch dưới	D. Chọn Font (phông chữ)
Câu 32. Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây?
A. Ctrl + I 	 B. Ctrl + B	C. Ctrl + E 	 D. Ctrl + L 
Câu 33. Để đặt khoảng cách dòng trong đoạn văn ta chọn lệnh?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 34. Công việc nào dưới đây không liên quan định dạng văn bản?
A. Thay đổi phông chữ	B. Thay đổi khoảng cách giữa các dòng
C. Đổi kích thước chữ	D. Sửa lỗi chính tả
Câu 35. Nút lệnh trên thanh công cụ dùng để?
A. Căn lề giữa cho đoạn văn bản	B. Căn lề trái cho đoạn văn bản
C. Căn đều hai bên cho đoạn văn bản	D. Căn lề phải cho đoạn văn bản
Câu 36. Trong các thao tác dưới đây, thao tác nào không phải là thao tác định dạng đoạn văn bản?
A. Chọn màu đỏ cho chữ	B. Tăng khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn
C. Tăng khoảng cách giữa các đoạn văn	D. Căn giữa đoạn văn bản
Câu 37. Khi muốn thay đổi định dạng một đoạn văn bản, trước tiên ta phải?
Chọn toàn bộ đoạn văn bản đó	B. Chọn một dòng thuộc đoạn văn bản đó
Đưa con trỏ soạn thảo đến đoạn văn bản đó	D. Câu A và B đúng
Câu 38. Định dạng đoạn văn bản là định dạng?
A. Kiểu căn lề, vị trí lề của cả đọan văn bản so với toàn trang.
B. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên, khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
C. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
D. Tất cả đáp án trên
Câu 39. Lan muốn di chuyển đoạn văn bản trên đầu trang văn bản xuống cuối trang văn bản. Bạn Lan nên sử dụng các thao tác nào sau đây?
Chọn đọan văn bản cần di chuyển sau đó dung lệnh Copy, di chuyển con trỏ soạn thảo xuống cuối văn bản và dùng lệnh Paste
Chọn đọan văn bản cần di chuyển sau đó dung lệnh Cut, di chuyển con trỏ soạn thảo xuống cuối văn bản và dùng lệnh Paste
Chọn đọan văn bản cần di chuyển sau đó dung lệnh Copy, di chuyển con trỏ soạn thảo xuống cuối văn bản và dùng lệnh Insert
Xóa phần văn bản cần di chuyển và gõ lại ở vị trí cần di chuyển tới
Câu 40. Để giảm lề trái đoạn văn ta chọn lệnh?
A. 	B. 	C. 	D. 
ĐÁP ÁN:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
B
B
D
D
C
D
A
B
A
A
A
C
A
D
C
D
C
D
C
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
D
A
A
D
C
B
D
B
C
B
D
B
A
D
A
A
A
D
B
C
2. Học sinh: học kĩ bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
Ổn định: (1’)
b) Kiểm tra bài cũ: thông qua
c) Bài mới:
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động: Kiểm tra (42’)
Bài kiểm tra
-Gv phát bài kiểm tra
-Yêu cầu học sinh làm bài
-Quan sát quá trình làm bài của học sinh
-Thu bài
-Nhận bài từ giáo viên
-Làm bài nghiêm túc
-Nộp bài
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
	Xem trước bài 18: Trình bày trang văn bản và in
5. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN
LỚP
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
ĐIỂM 0
TS
TỈ LỆ
TS
TỈ LỆ
TS
TỈ LỆ
TS
TỈ LỆ
TS
TỈ LỆ
61
62
63
Tuần: 26	Ngày soạn: 06/03/2021
Tiết: 52
Bài 18. TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày trang văn bản khác nhau.
- Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.
- HS biết xem trang văn bản và in.
b) Kỹ năng:
- HS thao tác được cách chọn hướng trang và đặt lề trang.
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản, cách xem trang văn bản trước khi in và in trang văn bản.
c) Thái độ
- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho HS, từ đó giúp cho HS yêu thích môn học.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức. Hiểu và trình bày được trang văn bản
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Kết hợp các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, một số câu hỏi 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: không kiểm
Bài mới: (2’) 
Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản. Các em đã tìm hiểu cách sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản. Như vậy để trình bày trang văn bản như thế nào? Chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản ra giấy như thế nào? Thì tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em tìm hiểu về điều này
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Trình bày trang văn bản (20’) 
(a) Mục tiêu: Hs nắm được cách trình bày trang văn bản
(b) Phương pháp dạy học: Động não và trình bày
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
 (d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính
(e) Sản phẩm: Hs biết các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trình bày trang văn bản.
Trình bày trang văn bản là bố trí toàn bộ nội dung văn bản để in trên giấy sao cho trang in đẹp, cân đối với kích thước trang giấy và hấp dẫn sự chú ý của người đọc.
Trình bày trang văn bản bao gồm:
- Chọn hướng trang: Trang đứng, trang nằm ngang.
- Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
- GV giới thiệu bài: Sau khi thực hiện soạn thảo và trình bày văn bản xong, em có thể in trang văn bản của mình ra giấy in, nhưng để trang văn bản đẹp hơn ta cần phải thực hiện trình bày cho trang văn bản.
GV: ghi bảng tiêu đề, giới thiệu 3 mục trong bài. 
GV: Trình chiếu 2 văn bản trình bày theo 2 hướng khác nhau.
? Nhận xét hướng trình bày?
GV: Trình chiếu một văn bản
? Trang văn bản trên có mấy lề? Đó là những lề nào?
GV: Củng cố, đưa ra 2 trang văn bản in ra giấy minh họa, cho HS ghi bảng
- GV lưu ý HS:
+ Không được nhầm lề trang với lề đoạn văn
+ Lề đoạn văn được tính từ lề trang và có thể “thò” ra ngoài lề trang.
+ Nếu văn bản có nhiều trang, việc trình bày cho 1 trang sẽ có tác dụng cho tất cả các trang văn bản trong tệp tin văn bản hiện thời
GV: Lấy ví dụ minh họa, trình chiếu bằng hình ảnh.
HS: Chú ý
HS: Quan sát
HS: Nhận xét
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Chọn hướng trang và lề trang: (15’)
(a) Mục tiêu: Hs nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang
(b) Phương pháp dạy học: Động não và trình bày
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Hs biết cách chọn hướng trang và đặt lề trang
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Chọn hướng trang và đặt lề trang.
 Để trình bày trang văn bản, em thực hiện các lệnh trong nhóm Page Setup.
- Chọn hướng trang: Nháy chuột lên mũi tên bên dưới lệnh Orientation.
 + Portrait: hướng trang đứng.
+ Landscape: hướng trang nằm ngang.
- Chọn lề trang: Nháy chuột lên mũi tên bên dưới lệnh Margins.
* Nếu các lề trang không phù hợp em hãy nháy chọn Custom Margins và đặt theo nhu cầu.
- GV: Vậy thì chúng ta chọn hướng trang và đặt lề trang như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu mục 2.
GV: Trình chiếu một trang văn bản minh họa.
? Nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi: Các bước để mở hộp thoại chọn hướng trang và đặt lề trang?
GV: Minh họa bằng hình ảnh. GV: Nhấn mạnh, ghi bảng
GV: Giới thiệu khu vực chọn hướng trang.
? Nêu các hướng trang ở các ô 1,2.
GV: Nhận xét, ghi bảng
GV: Giới thiệu khu vực chọn lề trang.
? Nêu các lề trang ở các ô 1,2,3,4
GV: Nhận xét, ghi bảng
HS: Nghiên cứu, thảo luận, trả lời.
HS quan sát.
HS: Trả lời.
HS quan sát.
HS: Trả lời.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6')
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh cho biết
- Trình bày trang văn bản thực hiện những yêu cầu nào?
- Yêu cầu một vài học sinh thực hiện trình bày trang văn bản với khoảng cách lề như sau:
+Lề trên, dưới: 1
+Lề trái, phải: 2
HS:Trình bày trang văn bản bao gồm:
- Chọn hướng trang: Trang đứng, trang nằm ngang.
- Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
HS thực hiện theo hướng dẫn
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh:
- Về nhà học bài, xem tiếp phần còn lại của bài
HS thực hiện theo yêu cầu
5. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tuần: 27	Ngày soạn: 11/03/2021
Tiết: 53
Bài 18. TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN (tt) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày trang văn bản khác nhau.
- Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.
- HS biết xem trang văn bản và in.
b) Kỹ năng:
- HS thao tác được cách chọn hướng trang và đặt lề trang.
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản, cách xem trang văn bản trước khi in và in trang văn bản.
c) Thái độ
- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho HS, từ đó giúp cho HS yêu thích môn học.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức. Hiểu và trình bày được trang văn bản
3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
Kết hợp các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 - Giáo viên: Giáo án, phòng máy, một số câu hỏi 
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, xem trước bài mới ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG: Mở đầu 
Ổn định lớp: (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
	* GV yêu cầu: Nêu yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản?
	* HS trả lời: Yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản?
	- Định hướng trang: Trang dứng, trang ngang
	- Đặt lề trang: Lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
Bài mới: (2’) 
Để trình bày nội dung của một vấn đề thông thường người ta tạo ra các văn bản. Như vậy để In văn bản ra giấy như thế nào? Thì tiết học hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em tìm hiểu về điều này?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động: Xem trước khi in và in văn bản (30’)
(a) Mục tiêu: Hs nắm được cách in văn bản
(b) Phương pháp dạy học: Động não và trình bày
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
 (d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính
(e) Sản phẩm: Hs biết có 2 cách in văn bản
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3. Xem trước khi in và in văn bản
Để xem trang văn bản trước khi in, ta thực hiện cách sau:
Nháy chuột vào bảng chọn File®Print cho phép xem trước khi in và in văn bản
GV giới thiệu: In văn bản là thao tác đơn giản. Nhưng trước khi in văn bản, ta cần phải xem trước trên màn hình.
GV: Hãy quan sát mẫu 2 cho biết các trang văn bản có những khiếm khuyết, sai sót nào?
GV: Nhận xét: Hướng dẫn cách xem trước khi in qua thực hành trực tiếp trên máy.
GV: Khi phát hiện những khiếm khuyết như 2 văn bản trên thì chúng ta có thể chỉnh sửa lại văn bản mà không lãng phí giấy in, mực in, thời gian. 
GV: Như vậy xem trước khi in có mục đích giúp chúng ta kiểm tra xem bố trí trang hợp lí chưa, nội dung trang bố trí có khoa học và có thẩm mỹ không.
GV: Sau khi xem, sửa chữa xong, ta tiến hành in văn bản.
GV: Giới thiệu thao tác in văn bản
GV: Để in trang tuỳ ý, ta nhấn vào mục Pages đánh số trang vào.
VD: Văn bản có 10 trang, ta muốn in trang 1 và 10 thì tại mục Pages và nháy OK để in.
GV:Văn bản có 10 trang, ta muốn in trang 2 thì làm thế nào ?
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Phát biểu
+ Dòng cụt, bảng bị chia hai trang, dòng mồ côi, chỉ mình tiêu đề đứng cuối trang.
HS: Chú ý, lắng nghe.
HS: Chú ý, lắng nghe, ghi nội dung chính.
HS: Chú ý, lắng nghe
HS: Lắng nghe, ghi nội dung chính.
HS: Để in trang 2 tại mục Pages ta đánh số 2 rồi nháy Ok để in.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6')
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh quan sát và cho biết
- Ưu, khuyết điểm của nút lệnh Print so với lệnh Print
HS thực hiện theo yêu cầu
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Yêu cầu học sinh:
- Về nhà học bài, làm bài tập SGK
- Chuẩn bị tiết sau làm bài tập
HS thực hiện theo yêu cầu
5. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Tuần: 27	Ngày soạn: 12/03/2021
Tiết: 54	
BÀI TẬP – LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ:
a)Kiến thức:
- Hướng dẫn học sinh cách trình bày trang văn bản khác nhau.
- Học sinh nắm được yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản.
- HS biết xem trang văn bản và in.
b)Kỹ năng:
- HS thao tác được cách chọn hướng trang và đặt lề trang.
- HS nắm được cách chọn hướng trang và đặt lề trang văn bản, cách xem trang văn bản trước khi in và in trang văn bản.
c)Thái độ:
-.Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực học tập
2. Định hướng phát triển năng lực:
	-Năng lực chuẩn: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
	-Năng lực riêng: Năng lực nhận bíết và giải quýêt vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức 
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
	Kết hợp các phương pháp thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, thao tác mẫu, giải thích cho học sinh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: giáo án, phòng máy, SGK, máy chiếu
2. Học sinh: xem bài mới trước ở nhà, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
a) Ổn định lớp (1')
b) Kiểm tra bài cũ: kết hợp với bài tập
c) Bài mới: (1’) 
	Gv giới thiệu tình huống vào bài mới
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: 
Hoạt động: Bài tập 1 (30’)
Mục tiêu: Học sinh biết các thao tác trình bày trang văn bản và in 
Phướng pháp/ kỹ thuật: Trả lời câu hỏi, thực hành
Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu
Hình thức tổ chức: Cá nhân và thảo luận nhóm
Sản phầm hoạt động: Học sinh làm được các bài tập về trình bày trang văn bản
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu 1 (trang 131 sgk Tin học lớp 6): Hãy nêu tên một vài văn bản thích hợp với việc trình bày theo:
a) Trang đứng;
b) Trang nằm ngang.
Câu 3 (trang 132 sgk Tin học lớp 6): Ở góc phải, phía dưới cửa sổ soạn thảo văn bản là một thanh trượt dùng để phóng to hoặc thu nhỏ văn bản trên màn hình. Hãy kéo thả con trỏ trượt (hoặc nháy các nút hay ) để phóng to hay thu nhỏ văn bản. Hãy thu nhỏ văn bản tới mức em có thể xem kết quả trình bày trước khi in.
Câu 4 (trang 132 sgk Tin học lớp 6): Một văn bản đã được trình bày với trang ngang. Em có thể đặt lại văn bản đó theo hướng trang đứng được hay không? Nếu có, em cần thực hiện như thế nào?
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập ở SGK
Câu 1: Hãy nêu tên một vài văn bản thích hợp với việc trình bày theo:
Trang đứng;
b) Trang nằm ngang.
-Gv nhận xét, chốt kiến thức
-Gv yêu cầu học sinh thực hiện trên máy tính theo nhóm máy
Câu 3: Ở góc phải, phía dưới cửa sổ soạn thảo văn bản là một thanh trượt dùng để phóng to hoặc thu nhỏ văn bản trên màn hình. Hãy kéo thả con trỏ trượt (hoặc nháy các nút hay ) để phóng to hay thu nhỏ văn bản. Hãy thu nhỏ văn bản tới mức em có thể xem kết quả trình bày trước khi in.
Câu 4: Một văn bản đã được trình bày với trang ngang. Em có thể đặt lại văn bản đó theo hướng trang đứng được hay không? Nếu có, em cần thực hiện như thế nào?
Hs: Thực hiện bài tập
Câu 1:
+ Một vài văn bản thích hợp với việc trình bày theo trang đứng: Giấy báo nhập học lớp 6, giấy mời phụ huynh, nội dung một trang sách giáo khoa, đơn xin phép nghỉ học, ...
+ Một vài văn bản thích hợp với việc trình bày theo trang nằm ngang: bài vẽ được vẽ trên giấy A4, biên lai thu tiền điện, thời khóa biểu,...
-Chú ý lắng nghe, ghi nhận kiến thức
- Mở máy thực hiện yêu cầu
Câu 3
+ Chọn lệnh Print trong bảng chọn File để xem kết quả trước khi in.
+ kéo thả con trỏ trượt (hoặc nháy các nút hay ) để phóng to hoặc thu nhỏ văn bản cho phù hợp .
Câu 4
Một văn bản đã được trình bày với trang ngang, em có thể đặt lại văn bản đó theo hướng trang đứng được. Khi đó cần thực hiện các thao tác:
 + Chọn dải lệnh Page Layout →nháy chọn trong nhóm Page Setup → xuất hiện hộp thoại Page Setup.
+ Tại hộp thoại Page Setup, chọn Portrait và nháy chọn Ok để áp dụng thiết đặt.
+ Kết quả văn bản đã được định dạng lại theo hướng trang đứng.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (12’)
(a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
(b) Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
(c) Hình thức tổ chức hoạt động: Tiếp nhận thông tin và hoạt động cá nhân
(d) Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính, giáo án.
(e) Sản phẩm: Thực hiện được các bài tập giáo viên giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 2
Câu 2 (trang 131 sgk Tin học lớp 6): Mở văn bản đã lưu với tên De men (Bai 14) và trình bày theo:
a) Trang đứng (Portrait), chọn kiểu lề trang Normal;
b) Trang nằm ngang (Landscape), chọn đặt lề kiểu trang Normal;
c) Trang đứng (Portrait), chọn đặt lề kiểu trang Wide.
Thực hiện các thao tác cần thiết để xem trước khi in kết quả trình bày trang. Các kết quả trình bày trang tương tự như hình sau (Sgk trang 132).
HS: Thực hiện theo yêu cầu
Nháy đúp chuột vào tệp văn bản De men đã lưu trong bài 14 để mở văn bản lên:
Để chọn hướng và lề cho trang văn bản, em sử dụng các lệnh trong nhóm Page Setup (trên dải lệnh Page Layout).
a) Trang đứng (Portrait), chọn kiểu lề trang Normal:
+ Chọn hướng trang: Nháy chuột lên mũi tên bên dưới lệnh Orientation và chọn Portrait để đặt trang theo chiều đứng.
+ Chọn kiểu lề trang: Nháy trên mũi tên bên dưới lệnh Margins và nháy chọn Normal.
b) Trang nằm ngang (Landscape), chọn đặt lề kiểu trang Normal:
+ Chọn hướng trang: Nháy chuột lên mũi tên bên dưới lệnh Orientation và chọn Landscape để đặt trang nằm ngang.
+ Chọn kiểu lề trang: Nháy trên mũi tên bên dưới lệnh Margins và nháy chọn Normal.
c) Trang đứng (Portrait), chọn đặt lề kiểu trang Wide:
+ Chọn hướng trang: Nháy chuột lên mũi tên bên dưới lệnh Orientation và chọn Portrait để đặt trang theo chiều đứng.
+ Chọn kiểu lề trang: Nháy trên mũi tên bên dưới lệnh Margins và nháy chọn Wide.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: (1')
Định hướng hình thành năng lực: tự học, giải quyết vấn đề
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện:
- Học bài, xem lại bài tập
- Chuẩn bị trước bài 19: Thêm hình ảnh để minh họa
Thực hiện theo yêu cầu
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_6_tiet_51_54_le_truc_mai.docx