Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2020-2021 - Lê Hải Yến
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Biết cách nhập công thức cho các ô tính.
- Biết được khả năng tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi trong Excel.
- Biết một kí hiệu phép toán tương ứng được sử dụng trong bảng tính và toán học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
b. Năng lực đặc thù:
- Biết nhập công thức vào ô tính, biết chuyển từ biểu thức toán học thành công thức trên ô tính theo kí hiệu phép toán của bảng tính, biết cách sử dụng công thức để tính toán, khả năng tính toán nhanh và đa dạng của bảng tính.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
Họ và tên GV soạn: Lê Hải Yến Bài soạn: Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính Khối: 7 Ngày soạn: Ngày giảng: 7A1: 7A2: 7A3: Tiết: 1 BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được: - Biết cách nhập công thức cho các ô tính. - Biết được khả năng tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi trong Excel. - Biết một kí hiệu phép toán tương ứng được sử dụng trong bảng tính và toán học. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học. b. Năng lực đặc thù: - Biết nhập công thức vào ô tính, biết chuyển từ biểu thức toán học thành công thức trên ô tính theo kí hiệu phép toán của bảng tính, biết cách sử dụng công thức để tính toán, khả năng tính toán nhanh và đa dạng của bảng tính. 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm. - Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích. - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - SGK, máy tính, bảng nhóm. - Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục 2. Học sinh: - SGK, Bài cũ ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng công thức tính toán. b) Nội dung: Việc thực hiện tính toán trên trang tính được thực hiện như thế nào? c) Sản phẩm: Thấy được sự tiện lợi của việc dùng chương trình bảng tính để tính toán d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: - Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập. *Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện. *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Câu hỏi: Việc thực hiện tính toán trên trang tính được thực hiện như thế nào? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Biết được các công thức dùng để tính toán; biết được cách nhập công thức b) Nội dung: - Sử dụng công thức để tính toán c) Sản phẩm: - Nhập được công thức để tính toán d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung Hoạt động 2.1: Sử dụng công thức để tính toán *Chuyển giao nhiệm vụ: - GV Đưa ra một số biểu thức, yêu cầu HS xác định biểu thức trên sử dụng phép tính nào? VD 1. Trong toán học ta thường có các biểu thức toán như: a. ( 3 – 2 ) x 6 b. (12 + 8):22 +5 x 6 c. 15 x 6 – (3+2):2 d. 52 x 33 + (4+2) x 2% VD 2. Tính giá trị biểu thức sau trong bảng tính: A = (18+3) / 7 +( 4-2) x 32 - Nêu thứ tự thực hiện các phép tính? * HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành câu hỏi trên *Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 1. Sử dung công thức để tính toán - Các phép toán cơ bản: + Phép cộng: + + Phép trừ: - + Phép nhân: * + Phép chia: / + Phép lấy luỹ thừa: ^ + Phép lấy phần trăm: % Ví dụ 2. Tính giá trị của biểu thức sau trong bảng tính: A = (18 + 3)/ 7 + (4 - 2)*3^2 = 21/ 7 + 2*3^2 = 3 + 2*9 = 3 + 18 =21 - Trong b¶ng tÝnh còng cÇn ph¶i thùc hiÖn thø tù phÐp tÝnh: + Với các biểu thức có dấu ngoặc: Ngoặc( ) à { }à ngoặc nhọn được thực hiên trước tiên + Sau đó đến các phép nâng lên lũy thừa -> tiếp theo phép nhân, chia, cuối cùng là cộng trừ. Hoạt động 2.2: Nhập công thức * Chuyển giao nhiệm vụ: - Muốn nhập công thức vào ô tính ta làm thế nào? - Muốn chỉnh sửa hoặc thay đổi công thức ta làm thế nào? ? Khi chọn một ô không chứa công thức và chọn một ô có công thức, em hãy quan sát ô được chọn và thanh công thức có gì khác? * HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên * Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 2. Nhập công thức - Các bước nhập công thức vào ô tính: B1: Chọn ô cần nhập công thức B2: Gõ dấu = B3: Nhập công thức B4: Nhấn phím Enter * Muốn chỉnh sửa hoặc thay đổi công thức ta thực hiện các bước sau : + Chọn ô tính chứa công thức và nháy chuột vào công thức hiển thị trên thanh công thức rồi thực hiện chỉnh sửa. + Có thể chọn ô tính và nhấn phím F2 (hoặc nháy đúp chuột vào ô tính) rồi chỉnh sửa công thức ngay tại ô tính. + Nhấn Enter * Chú ý: - Chọn ô không chứa công thức, nội dung trên thanh công thức và ô dữ liệu là giống nhau. - Chọn ô chứa công thức, công thức hiển thị trên thanh công thức còn ô sẽ chứa kết quả tính toán của công thức. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a, Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b, Nội dung: - Thực hiện làm bài tập trắc nghiệm c, Sản phẩm: - Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d, Tổ chức thực hiện: - Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung Hoạt động 3.3: Luyện tập * Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm Câu 1: Trong Excel, Các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán A. + - . : B. + - * / C. ^ / : x D. + - ^ \ Câu 2: Thông thường trong Excel, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu , dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân. A. Đúng B. Sai Câu 3: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là: A. Ô đầu tiên tham chiếu tới B. Dấu ngoặc đơn C. Dấu nháy D. Dấu bằng Câu 4: Giả sử cần tính tổng giá trị của các ô B2 và E4, sau đó nhân với giá trị trong ô C2. Công thức nào trong số các công thức sau đây là đúng: A. =(E4+B2)*C2 B. (E4+B2)*C2 C. =C2(E4+B2) D. (E4+B2)C2 Câu 5: Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8 , C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là: A. 10 B. 100 C. 200 D. 120 * HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi * Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả: Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 3. Luyện tập Câu 1: Trong Excel, Các kí hiệu dùng để kí hiệu các phép toán A. + - . : B. + - * / C. ^ / : x D. + - ^ \ Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 2: Thông thường trong Excel, dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu , dấu chấm (.) để phân cách phần nguyên và phần thập phân. A. Đúng B. Sai Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 3: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là: A. Ô đầu tiên tham chiếu tới B. Dấu ngoặc đơn C. Dấu nháy D. Dấu bằng Hiển thị đáp án Đáp án: D Câu 4: Giả sử cần tính tổng giá trị của các ô B2 và E4, sau đó nhân với giá trị trong ô C2. Công thức nào trong số các công thức sau đây là đúng: A. =(E4+B2)*C2 B. (E4+B2)*C2 C. =C2(E4+B2) D. (E4+B2)C2 Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 5: Ở một ô tính có công thức sau: =((E5+F7)/C2)*A1 với E5 = 2, F7 = 8 , C2 = 2, A1 = 20 thì kết quả trong ô tính đó sẽ là: A. 10 B. 100 C. 200 D. 120 Hiển thị đáp án Kết quả của ô tính =((E5+F7)/C2)*A1= ((2 + 8)/ 2) *20 = 100 Đáp án: B 4. Hoạt động 4: Vận dụng a, Mục tiêu: - Luyện tập củng cố nội dung bài học b, Nội dung: - Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c, Sản phẩm: - Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d, Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 4.4: Vận dụng * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi: Phân biệt dữ liệu cố định và dữ liệu công thức. * HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành câu hỏi trên * Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 4. Vận dụng - Dữ dữ liệu cố định thì chỉ hiển thị cố định một nội dung - Dữ liệu công thức hiển thị dữ liệu được điều chỉnh phù hợp với công thức đó IV. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: Ngày giảng: 7A1: 7A2: 7A3: Tiết: 2 BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được: - HS hiểu được cách sử dụng địa chỉ công thức, địa chỉ ô. - Biết cách nhập công thức cho các ô tính. - Thực hiện tính toán một cách nhanh chóng, thuận lợi. 2. Về năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học. b. Năng lực đặc thù - HS biết sử dụng địa chỉ công thức để thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL đơn giản. - HS biết cách nhập thành thạo công thức trong ô tính. 3. Về phẩm chất: - Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm. - Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích. - Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Kế hoạch bài học. - SGK, máy tính, bảng nhóm. - Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục 2. Học sinh: - SGK, Bài cũ ở nhà, nghiên cứu trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề a. Mục tiêu: Tạo hứng thú để học sinh tiếp nhận bài mới b. Nội dung: GV đặt vấn đề, HS lắng nghe. c. Sản phẩm: Tái hiện kiến thức về chỉnh sửa văn bản. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét. Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ: - Địa chỉ ô tính có lợi ích gì và sử dụng địa chỉ trong công thức như thế nào? *Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện. *Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS *Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Câu hỏi: Địa chỉ ô tính có lợi ích gì và sử dụng địa chỉ trong công thức như thế nào? 2. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 2.3. Sử dụng địa chỉ trong công thức a) Mục tiêu: Biết được cách sử dụng địa chỉ ô để nhập công thức b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Nhập được địa chỉ ô để tính toán d) Tổ chứcthực hiện: - Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, thực hành Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung Hoạt động 2.3. Sử dụng địa chỉ trong công thức * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu câu hỏi: -Thế nào là địa chỉ một ô. Cho ví dụ ? VD: Tại ô A1 nhập giá trị 12 B1 nhập giá trị 10 Để tính trung bình cộng của 2 ô A1 và B1 tại ô C1 ta nhập công thức theo hai cách sau: + C1: Nhập bình thường =(12+10)/2 + C2: Nhập địa chỉ ô: = (A1+ B1)/2 - Ưu nhược điểm của hai cách? * HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành câu hỏi trên * Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 3. Sử dụng địa chỉ trong công thức - Là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. Ví dụ: A1, B2 - Ưu nhược điểm của hai cách: + C1: Khi có sự thay đổi dữ liệu, kết quả không tự động tính toán lại mà mình phải sửa trực tiếp vào công thức. + C2: Khi có sự thay đổi dữ liệu ở các ô A1, B1 kết quả được tự động cập nhật, không phải tính toán lại. => Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức được thay đổi một cách tự động. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: - Thực hiện làm bài tập trắc nghiệm c. Sản phẩm: - Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ, trả lời câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung Hoạt động 3.3: Luyện tập * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi: Câu 1: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính: 1. Nhấn Enter 2. Nhập công thức 3. Gõ dấu = 4. Chọn ô tính A. 4; 3; 2; 1 B. 1; 3; 2; 4 C. 2; 4; 1; 3 D. 3; 4; 2; 1 Câu 2: Trong các công thức sau, công thức nào thực hiện được khi nhập vào bảng tính? A. = (12+8)/2^2 + 5 * 6 B. = (12+8):22 + 5 x 6 C. = (12+8):2^2 + 5 * 6 D. (12+8)/22 + 5 * 6 Câu 3: Cho phép tính sau: (25+7) : (56−25)× ( 8 : 3) :2+64 ×3% Phép tính nào thực hiện được trong chương trình bảng tính? A. =(25+7)/(56-25)x(8/3)/2+6^4x3% B. =(25+7)/(56-2^5)x(8/3):2+6^4x3% C. =(25+7)/(56-2^5)*(8/3)/2+6^4* 3% D. =(25+7)/(56-2/5)x(8/3)/2+6^4x3% Câu 4: Trong các công thức nhập vào ô tính để tính biểu thức (9+7)/2 thì công thức nào toán học sau đây là đúng? A. (7 + 9)/2 B. = (7 + 9):2 C. = (7 +9 )/2 D. = 9+7/2 Câu 5: Để kết thúc việc nhập công thức ta sử dụng thao tác: A. Nhấn Enter B. Nháy chuột vào nút C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai * HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành câu hỏi trên *Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 3: Luyện tập Câu 1: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước nhập công thức vào ô tính: 1. Nhấn Enter 2. Nhập công thức 3. Gõ dấu = 4. Chọn ô tính A. 4; 3; 2; 1 B. 1; 3; 2; 4 C. 2; 4; 1; 3 D. 3; 4; 2; 1 Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 2: Trong các công thức sau, công thức nào thực hiện được khi nhập vào bảng tính? A. = (12+8)/2^2 + 5 * 6 B. = (12+8):22 + 5 x 6 C. = (12+8):2^2 + 5 * 6 D. (12+8)/22 + 5 * 6 Hiển thị đáp án Đáp án: A Câu 3: Cho phép tính sau: (25+7) : (56−25)× ( 8 : 3) :2+64 ×3% Phép tính nào thực hiện được trong chương trình bảng tính? A. =(25+7)/(56-25)x(8/3)/2+6^4x3% B. =(25+7)/(56-2^5)x(8/3):2+6^4x3% C. =(25+7)/(56-2^5)*(8/3)/2+6^4* 3% D. =(25+7)/(56-2/5)x(8/3)/2+6^4x3% Hiển thị đáp án Đáp án: C Câu 4: Trong các công thức nhập vào ô tính để tính biểu thức (9+7)/2 thì công thức nào toán học sau đây là đúng? A. (7 + 9)/2 B. = (7 + 9):2 C. = (7 +9 )/2 D. = 9+7/2 Hiển thị đáp án Đáp án: B Câu 5: Để kết thúc việc nhập công thức ta sử dụng thao tác: A. Nhấn Enter B. Nháy chuột vào nút C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Hiển thị đáp án Đáp án: A 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố nội dung bài học b. Nội dung: - Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm: - Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét Hoạt động của giáo viên và học sinh Tiến trình nội dung Hoạt động 4.4: Vận dụng * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi: Sử dụng địa chỉ trong công thức để tính toán trong bảng sau : - Tính các ô Thành tiền= Đơn giá * Số lượng - Tính Tổng cộng bằng cách cộng địa chỉ các ô trong cột thành tiền. * HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành câu hỏi trên * Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS * Báo cáo kết quả Cá nhân báo cáo * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm 4. Vận dụng IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_7_bai_3_thuc_hien_tinh_toan_tren_trang_t.docx