Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Bùi Thị Thu Hà

Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Bùi Thị Thu Hà

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ thông tin trong máy tính

- một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính

 - Biết bảo vệ máy tính và hình thành kiến thức cho học sinh khi có sự cố máy tính xảy ra.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Biết cách nghiên cứu các tình huống sự cố sảy ra trong quá trình sử dung máy tính, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Định hướng cho học sinh phải biết bảo vệ máy tính và hình thành kiến thức cho học sinh khi có sự cố máy tính sảy ra.

- Có đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính

 - Các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin máy tính

 - Biết được tác hại và sự lây lan của vi rút

 - Biết cách phòng tránh vi rút

3. Phẩm chất:

 - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.

- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

 

docx 12 trang huongdt93 04/06/2022 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 9 - Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính - Bùi Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Bùi Thị Thu Hà
Bài soạn: Bài 5: Bảo vệ thông tin máy tính
Khối: 9
Tuần:
1
Ngày soạn:
Tiết: 
1
Ngày dạy:
BÀI 5 :
BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (Tiết 1)
Môn học: Tin học 9 
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ thông tin trong máy tính
- một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
 - Biết bảo vệ máy tính và hình thành kiến thức cho học sinh khi có sự cố máy tính xảy ra.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết cách nghiên cứu các tình huống sự cố sảy ra trong quá trình sử dung máy tính, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Định hướng cho học sinh phải biết bảo vệ máy tính và hình thành kiến thức cho học sinh khi có sự cố máy tính sảy ra.
- Có đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính
	- Các yếu tố ảnh hưởng đến thông tin máy tính
	- Biết được tác hại và sự lây lan của vi rút
	- Biết cách phòng tránh vi rút
3. Phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được kiến thức vì sao chúng ta phải bảo vệ thông tin máy tính.
 b)Nội dung: : Cho HS đọc nội dung SGK và tìm hiểu thêm ở thực tế. Em hãy cho biết những thiệt hai khi ngân hàng bị mất hay rò rỉ thông tin khách hàng?
Hoặc: Ví dụ một bài cô soạn giáo án để hôm nay dạy đã lưu vào máy → đến tiết dạy mở không được. → Tình huống này sẽ như thế nào?
 c) Sản phẩm: kết quả phải bảo vệ thông tin máy tính.
 d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ : 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Em hãy cho biết những thiệt hai khi ngân hàng bị mất hay rò rỉ thông tin khách hàng?
Hoặc: Ví dụ một bài cô soạn giáo án để hôm nay dạy đã lưu vào máy → đến tiết dạy mở không được. → Tình huống này sẽ như thế nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập: Mất thông tin, rò rỉ thông tin ra ngoài do không biết cách bảo vệ thông tin máy tính
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
Câu hỏi: Em hãy cho biết những thiệt hai khi ngân hàng bị mất hay rò rỉ thông tin khách hàng?
Hoặc: Ví dụ một bài cô soạn giáo án để hôm nay dạy đã lưu vào máy → đến tiết dạy mở không được. → Tình huống này sẽ như thế nào?
2. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính (17 phút) 
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an tào của thông tin máy tính
 b) Nội dung 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính 
 c) Sản phẩm: Yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
 d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ : trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Yêu cầu học sinh tìm hiểu kiến thức ở SGK trang 46,47 và Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính?
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
Yếu tố công nghệ – vật lý.
- Máy tính được chế tạo bởi dây chuyền kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Tuổi thọ của các thiết bị.
- Lỗi phần mềm.
* Nhóm 2: 
Yếu tố bảo quản và sử dụng
- Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường ( nhiệt độ, ánh nắng ).
- Cách sử dụng: KĐ, tắt máy, xoá chương trình
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
(trình bày đáp án tóm tắt)
* Nhóm 3:
Virus máy tính
- Virus là nguyên nhân chính gây mất thông tin máy tính.
- Biện pháp phòng tránh: sao lưu dữ liệu, phòng chống virus.
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính 
Yếu tố công nghệ – vật lý.
- Máy tính được chế tạo bởi dây chuyền kỹ thuật nghiêm ngặt nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngẫu nhiên.
- Tuổi thọ của các thiết bị.
- Lỗi phần mềm.
Yếu tố bảo quản và sử dụng
- Ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường ( nhiệt độ, ánh nắng ).
- Cách sử dụng: KĐ, tắt máy, xoá chương trình.
Virus máy tính
- Virus là nguyên nhân chính gây mất thông tin máy tính.
- Biện pháp phòng tránh: sao lưu dữ liệu, phòng chống virus.
GV: Trong trường hợp máy tính bị nhiễm virus thì các em phải làm cách nào để khắc phục. Để hiểu được điều đó chúng ta qua phần 2 cùng nhau tìm hiểu về virus là gì và cách phòng tránh.
3. Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu: Biết các khả năng ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính
b) Nội dung : Bài tập : Hãy liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính?
c) Sản phẩm: Các khả năng ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ : 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Hãy liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập: Liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
- Bài tập : Hãy liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính?
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
a) Mục tiêu: Biết bảo vệ thông tin máy tính 
b) Nội dung : Bài tập : Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính? 
c) Sản phẩm: Bảo vệ thông tin máy tính 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ : 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
+ Cần bảo vệ thông tin máy tính. Vì:
* Trong mỗi máy tính cá nhân của chúng ta có những thông tin quan trọng và cần thiết cho công việc.
* Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn.
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
- Bài tập : Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính? 
*******************************************************
BÀI 5 :
BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH (Tiết 2)
Môn học: Tin học 9 
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Biết virus máy tính là gì. Tại sao virus là mối nguy hại cho an toàn thông tin máy
 - Biết cách để phòng tránh virus máy tính
- Biết các con đường lây lan của virus máy tính để có những biện pháp phòng ngừa thích hợp
- Trình bày được Virus máy tính là gì.
 - Mô tả được tác hại của virus máy tính là như thế nào.
 - Trình bày được các con đường lây lan của virus.
 - Thực hiện được các cách phòng tránh virus.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Biết cách nghiên cứu các tình huống sự cố sảy ra trong quá trình sử dung máy tính, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Định hướng cho học sinh phải biết bảo vệ máy tính và hình thành kiến thức cho học sinh khi có sự cố máy tính sảy ra.
2.2. Năng lực đặc thù: 
 - Biết được tác hại và sự lây lan của vi rút
 - Biết cách phòng tránh vi rút
 - Trình bày được Virus máy tính là gì.
 - Mô tả được tác hại của virus máy tính là như thế nào.
3. Phẩm chất: 
	- Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá. 
- Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (7 điểm) 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được kiến thức vì sao chúng ta phải bảo vệ thông tin máy tính.
b)Nội dung: Tại sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? 
c) Sản phẩm: kết quả Biết cách bảo vệ thông tin máy tính.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét 
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ : 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
Cần bảo vệ máy tính vì:
- Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính ngày càng nhiều, chúng rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên;
- Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính;
- Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn.
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
Câu hỏi: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
Cần bảo vệ máy tính vì:
- Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy tính ngày càng nhiều, chúng rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên;
- Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy tính;
- Sự mất an toàn thông tin ở quy mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15’) Virus máy tính và cách phòng tránh
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được Virus máy tính và cách phòng tránh.
b) Nội dung: Virus máy tính và cách phòng tránh. 
c) Sản phẩm: Khái niệm Virus máy tính 
- Cách phòng tránh virus
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Virus máy tính là gì? 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi được kích hoạt.
- Vật mang virus: tệp chương trình, file văn bản, USB, đĩa mềm, đĩa 
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV giao nhiệm vụ 2: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Em hãy nêu tác hại của Virus máy tính? 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống 
- Phá huỷ dữ liệu
- Đánh cắp dữ liệu
- Mã hoá dữ liệu tống tiền
- Phá huỷ hệ thống
- Gây khó chịu khác cho người dùng
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV giao nhiệm vụ 3: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Em hãy nêu các con đường lây lan của virus ?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
- Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus. 
- Qua các phần mềm bẻ khóa, các phần mềm sao chộp lậu. 
- Qua các thiết bị nhớ. 
- Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. 
- Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm.
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV giao nhiệm vụ 4: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Phòng tránh virus như thế nào? 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
- Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
2. Virus máy tính và cách phòng tránh: 
a) Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi được kích hoạt.
- Vật mang virus: tệp chương trình, file văn bản, USB, đĩa mềm, đĩa 
b.Tác hại của virus máy tính:
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống 
- Phá huỷ dữ liệu
- Đánh cắp dữ liệu
- Mã hoá dữ liệu tống tiền
- Phá huỷ hệ thống
- Gây khó chịu khác cho người dùng
c. Các con đường lây lan của virus
- Qua việc sao chép tệp đó bị nhiễm virus. 
- Qua các phần mềm bẻ khúa, cỏc phần mềm sao chộp lậu. 
- Qua các thiết bị nhớ. 
- Qua internet, đặc biệt là thư điện tử. 
- Qua các “Lỗ hổng” của phần mềm.
d. Phòng tránh virus: 
- Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"
3. Hoạt động 3. Luyện tập (20’)
a) Mục tiêu
+ Biết sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính
b)Nội dung : 
- Bài tập 1: Nêu những tác hại của virus máy tính và các con đường lây lan của chúng ?
- Bài tập 2: Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?
c) Sản phẩm: 
+ Bảo vệ thông tin máy tính 
+ Sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Nêu những tác hại của virus máy tính và các con đường lây lan của chúng ?
- HS thực hiện nhiệm vụ 1: Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập: Biết những tác hại của virus máy tính và các con đường lây lan của chúng .
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV giao nhiệm vụ 2: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?
- HS thực hiện nhiệm vụ 2: Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập: Biết việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
- Bài tập 1: Nêu những tác hại của virus máy tính và các con đường lây lan của chúng ?
- Bài tập 2: Theo em, tại sao việc sao lưu dự phòng dữ liệu trên máy tính có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn thông tin?
4. Hoạt động 4: Vận dụng(10’) 
a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập SGK
b)Nội dung : 
- GV củng cố, nhắc lại các nội dung của bài học. 
c) Sản phẩm: Các kiến thức đã học để làm các bài tập SGK
d)Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của GV + HS
Tiến trình nội dung
GV giao nhiệm vụ 1 : 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Em hãy nêu những biện pháp nào để phòng chống virus ?
- HS thực hiện nhiệm vụ 1: Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
1. Tuyệt đối không nhấp vào các nút Download giả mạo
2. Sử dụng trình duyệt Web an toàn
3. Lơ đi các cảnh báo có virus hiện pop up trên quảng cáo 
4. Tránh các trang tải Torrent độc hại
5. Xóa ngay những tập tin với mã giả mạo
6. Đừng mở những tập tin đính kèm email đến từ người lạ
7. Chỉ tải phần mềm từ trang web nhà phát triển
8. Hạn chế sử dụng tài khoản quản trị trên máy tính
9. Thường xuyên quét virus các tập tin mới và ổ đĩa cũng như thiết bị mới kết nối vào máy tính
10. Sử dụng phần mềm diệt virus đáng tin cậy và thường xuyên cập nhật phiên bản mới
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
GV giao nhiệm vụ 2: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Hãy nêu các phần mềm diệt virus phổ biến hiện nay? 
- HS thực hiện nhiệm vụ : Hoàn thành câu hỏi trên 
 – Phương thức hoạt động: Nhóm 
– Sản phẩm học tập:
1. Avast Free Antivirus. ... 
2. Panda Cloud Antivirus Free. ... 
3. Emsisoft Emergency Kit. ... 
4. Malwarebytes Anti-Malware Free
5. Avira Free Antivirus. ...
6. Bitdefender Antivirus Free Edition. ...
7. AVG Free Antivirus.
– Báo cáo: Cá nhân báo cáo
- Câu hỏi 1: Em hãy nêu những biện pháp nào để phòng chống virus ?
- Câu hỏi 2: Hãy nêu các phần mềm diệt virux phổ biến hiện nay? 
1. Avast Free Antivirus. ... 
2. Panda Cloud Antivirus Free. ... 
3. Emsisoft Emergency Kit. ... 
4. Malwarebytes Anti-Malware Free
5. Avira Free Antivirus. ...
6. Bitdefender Antivirus Free Edition. ...
7. AVG Free Antivirus.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_9_bai_5_bao_ve_thong_tin_may_tinh_bui_th.docx