Giáo án Toán Lớp 6 - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên

- Ôn lại và củng cố lại kiến thức về tập hợp thông qua luyện tập các phiếu bài tập:

+ Cách viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước.

+ Nhớ và sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu ,.

- Mở rộng kiến thức qua dạng bài tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.

 

docx 65 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Chương I: Tập hợp các số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án dạy thêm toán 6 kì 1 – kết nối tri thức
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: .../.../ 
CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 1. TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn lại và củng cố lại kiến thức về tập hợp thông qua luyện tập các phiếu bài tập: 
+ Cách viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước.
+ Nhớ và sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu ∈, ∉.
- Mở rộng kiến thức qua dạng bài tìm số phần tử của một tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Biểu diễn được mối quan hệ giữa các phần tử và tập hợp thông qua kí hiệu ∈, ∉; mô tả được một tập hợp theo hai cách liệt kê và chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
- Năng lực tính toán: Tính được số phần tử của một tập hợp dựa trên công thức tính số các số hạng của dãy số có quy luật; rèn kĩ năng tính nhanh và chính xác.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS 
d) Tổ chức hoạt động:	
- GV dán một số bức tranh và yêu cầu HS tìm ra tập hợp trong các bức tranh đó.
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Tập hợp”.
B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
A. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Tập hợp”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “tập hợp” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.
* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
1. Tập hợp và phần tử của tập hợp
- Một tập hợp (gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.
+ Tên tập hợp thường được ký hiệu bằng chữ cái in hoa: A, B, C, X, Y, 
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
+ x là một phần tử của tập A, kí hiệu là x ∈ A (đọc là x thuộc A).
+ y không là phần tử của tập A, kí hiệu là y ∉ A (đọc là y không thuộc A). 
Ví dụ:
Tập hợp M = {3; 5; 7; 9; 12}
+ 12 ∈ M (12 thuộc M)
+ 8 ∉ M (8 không thuộc M)
2. Hai cách mô tả một tập hợp
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc kép theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
Cách 2. Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
Ví dụ: 
Cách 1. H = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
Cách 2. H = {n| n là số tự nhiên nhỏ hơn 7}
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Tập hợp” thông qua các phiếu bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
Dạng 1: Quan hệ giữa phần tử và tập hợp.
* Phương pháp giải:
Để biểu diễn quan hệ giữa phần tử a và tập hợp A cho trước, ta sử dụng các kí hiệu ∈, ∉.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài 1. Cho Y = {x | x là số tự nhiên nhỏ hơn 10 và chia hết cho 2}
Trong các số 2, 4, 8, 10, số nào thuộc Y, số nào không thuộc Y? Dùng ký hiệu để viết câu trả lời.
Bài 2. Cho hai tập hợp A= {a; b; y} và B ={x; c; z}. Hãy điền kí hiệu thích hợp vào chỗ chấm:
z A ;
x B ;
b A ;
a B ;
Bài 3. Cho tập M là các số tự nhiên lớn hơn 9 và nhỏ hơn 18. Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ vào chỗ chấm:
12 M ;
9 M ;
18 M ;
15 M ;
Bài 4. Cho các tập hợp: 
A = {chó; mèo; chuột; khỉ}, B = {hổ; báo; sư tử} .
Mỗi phần tử chó, mèo, chuột, khỉ, hổ, báo, sư tử thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào? Dùng kí hiệu để trả lời câu hỏi.
Bài 5. Cho tập hợp M = { x ∈ N| x chia hết cho 2}
Trong các số 0; 3; 5; 6; 8 số nào thuộc và không thuộc tập M.
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 
Ta viết lại tập hợp Y = {2; 4; 6; 8}
Vậy ta có: 2 ∈ Y; 4 ∈ Y; 8 ∈ Y; 10 ∉ Y
Bài 2. 
z ∉ A ;
x ∈ B ;
b ∈ A ;
a ∉ B ;
Bài 3. 
12 ∈ M ;
9 ∉ M ;
18 ∉ M ;
15 ∈ M ;
Bài 4. 
+ chó ∈ A ; chó ∉ B
+ mèo ∈ A; mèo ∉ B
+ chuột ∈ A; chuột ∉ B
+ khỉ ∈ A; khỉ ∉ B
+ hổ ∉ A ; hổ ∈ B
+ báo ∉ A; báo ∈ B
+ sư tử ∉ A; sư tử ∈ B
Bài 5.
0; 6; 8 ∈ M
3; 5 ∉ M
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 3, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2: Biểu diễn một tập hợp cho trước
Phương pháp giải: Để biểu diễn một tập hợp cho trước, ta thường dùng 2 cách:
Cách 1. Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Lưu ý: 
+ Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa.
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;” hoặc dấu phẩy “,”. Trong trường hợp các phần tử là tập hợp số, để tránh nhầm lẫn giữa số tự nhiên và số thập phân, ta dùng dấu “;”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
Cách 2. Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho phần tử của tập hợp đó.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Bài 1. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “KẾT NỐI TRI THỨC”.
Bài 2. Viết tập hợp các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Bài 3. Cho X là tập hợp các số tự nhiên lẻ vừa lớn hơn 8, vừa nhỏ hơn 17. Viết tập hợp X bằng hai cách.
Bài 4. Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ 1 lớp 6A
Bùi Chí Dũng
Lê Thị Trà My
Bùi Ngọc Ánh
Hoàng Anh Tuấn
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Đỗ Mỹ Dung
Bùi Thị Cẩm Nhung
a. Viết tập hợp tên các bạn trong tổ 1 có cùng họ Bùi
b. Viết tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1T
Bài 5. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a. A ={ x ∈ N| 9 < x < 15}
b. B ={ x ∈ N| 10 ≤ x < 15}
c. C ={ x ∈ N*| x < 10}
d. B ={ x ∈ N*| x ≤ 9}
Bài 6. Cho tập hợp M = {8; 9; 10; ; 57}
Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp?
- HS suy nghĩ, làm bài cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. A = {K; Ê; T; N; Ô; I; R; H; Ư; C}
Bài 2. B = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}.
Bài 3. Ta viết tập hợp X bằng hai cách:
X = {9; 11; 13; 15}
X = {x ∈ N | x là số lẻ và 8 < x < 17}
Bài 4. 
a. Tập hợp tên các bạn cùng họ Bùi là T = {Dũng; Ánh; Nhung}
b. Tập hợp các họ của các bạn trong tổ 1 là H = {Bùi; Lê; Hoàng; Nguyễn; Đỗ}
Bài 5. 
a. A ={10; 11; 12; 13; 14}
b. B ={10; 11; 12; 13; 14
c. C ={1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
d. B ={ 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
Bài 6.
M = {x ∈ N | 8≤x≤57}
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 4, giới thiệu học sinh phương pháp giải và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành các bài tập. (Đây là dạng toán mở rộng kiến thức ngoài SGK, GV có thể cho HS làm tùy theo từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp)
Dạng 3*: Xác định số phần tử của tập hợp.
Phương pháp giải: Để tìm số phần tử của một tập hợp cho trước, ta thường làm theo 2 cách sau:
Cách 1. Liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp và đếm
Cách 2. Nêu tập hợp gồm các phần tử là số tự nhiên từ a đến b ( có quy luật), hai số liên tiếp cách nhau d đơn vị thì số phần tử của tập hợp được tính theo công thức:
b-ad + 1
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Bài 1. Tìm số phần tử của các tập hợp sau:
a. A ={ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
b. B ={ 0; 2; 4; 6; 8; 10}
c. C ={ 1; 3; 5; ; 55}
d. D ={ 0; 10; 20; ; 990; 1000}
Bài 2. Tính số phần tử của các tập hợp sau:
a. Tập hợp các số tự nhiên lẻ không vượt quá 99.
b. Tập hợp các số tự nhiên chẵn có 2 chữ số.
Bài 3. Một quyển sách có 120 trang. Hỏi phải dùng tất cả bao nhiêu chữ số để đánh số các trang của quyển sách đó.
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 
a. Tập hợp A có 10 phần tử.
b. Tập hợp B có 6 phần tử.
c. Tập hợp C có số phần tử là : 55-12+ 1 = 28 (phần tử)
d. Tập hợp D có số phần tử là: 1000 -010 + 1 = 101 (phần tử)
Bài 2. 
a. 50 phần tử.
b. 45 phần tử.
Bài 3. 
- Từ 1 đến 9 có: 9 chữ số.
- Từ 10 đến 99 có: (99 -10 + 1) × 2 = 180 chữ số.
- Từ 100 đến 120 có: (120 – 100 + 1) × 3 = 63 chữ số.
=> Phải dùng tất cả: 9 + 180 + 63 = 252 (chữ số) để đánh số trang của quyển sách 120 trang.
*Nhiệm vụ 4: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:
PHIẾU TRẮC NGHIỆM NHANH
Hãy khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng
Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng?
A. A = [1; 2; 3; 4] 
B. A = (1; 2; 3; 4)
C. A = 1; 2; 3; 4 
D. A = {1; 2; 3; 4}
Câu 2: Cho B = {0; 3; 5; 7; 9}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
A. 3 ∈ B 
B. 7 ∈ B 
C. 4 ∉ B 
D. 8 ∈ B
Câu 3: Cho K là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HOANG HON". Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng?
A. O ∉ K
B. A ∈ K
C. H ∈ K
D. G ∈ K
Câu 4: Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ "HÂN HOAN". Cách viết nào là đúng?
A. M = {H; Â; N; H; O; A; N}
B. M = {H; Â; N; H; O; A}
C. M = {H; Â; N; O; A}
D. M = {H; Â; O; N}
Câu 5: Viết tập hợp A = {10; 11; 12; 13} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng
A. 10 ∈ E
B. 12 ∈ E
C. 14 ∉ E
D. 13 ∈ E
Câu 6: Cho hình vẽ
Tập hợp D là?
A. D = {8; 9; 10; 12} 
B. D = {1; 9; 10} 
C. D = {9; 10; 12} 
D. D = {1; 9; 10; 12}
Câu 7: Tập hợp P gồm các số tự nhiên lớn hơn 20 và không lớn hơn 27. Kết luận nào sau đây sai?
A. 25 ∈ P 
B. 27 ∈ P 
C. 20 ∉ P 
D. 28 ∉ P
Câu 8. Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 7 gồm bao nhiêu phần tử?
A. 5 phần tử 
B. 7 phần tử 
C. 8 phần tử 
D. 9 phần tử
Câu 9. Cho hai tập hợp B ={a; b}; P ={b; x; y}. Chọn nhận xét sai
A. b ∈ B
B. x ∈ B
C. a ∉ P
D. y ∈ P
Câu 10. Tập hợp S các tháng chẵn trong năm là
A. S = {tháng bốn; tháng sáu; tháng tám}
B. S = {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám}
C. S = {tháng một; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}
D. S= {tháng mười hai; tháng hai; tháng tư; tháng sáu; tháng tám; tháng mười}
- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
1 - D
2 - D
3 - A
4 - C
5 - C
6 - D
7 - C
8 - C
9 - B
10 - D
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: .../.../ 
BÀI 2: CÁCH GHI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố khắc sâu kiến thức về cách ghi số tự nhiên thông qua việc hoàn thành các phiếu bài tập: 
+ Rèn kĩ năng nhận biết mối quan hệ giữa hàng và giá trị mỗi chữ số (theo vị trí) trong một số tự nhiên đã cho viết trong hệ thập phân.
+ Đọc và viết số La Mã không quá 30.
- Mở rộng kiến thức qua dạng bài tìm các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Đọc và viết được số tự nhiên, biểu diễn được số tự nhiên cho trước thành tổng giá trị các chữ số của nó, đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- Năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề toán học: Rèn kĩ năng phân tích bài toán và trình bày các dạng toán có lời văn.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS 
d) Tổ chức hoạt động:	
- GV đặt câu hỏi: “Cách viết số tự nhiên từ thời nguyên thủy và cách viết số tự nhiên ngày nay có gì giống và khác nhau?”
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Cách ghi số tự nhiên”.
B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
1. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Cách ghi số tự nhiên”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “Cách ghi số tự nhiên” trước khi thực hiện các phiếu bài tập:
+ HS1: Trình bày cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân. Lấy ví dụ.
+ HS2: Trả lời câu hỏi “Mỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều có thể được biểu diễn như thế nào?” 
+ HS3: Trình bày cách viết số La Mã. Cho ví dụ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.
* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
1. Hệ thập phân
a. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
- Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 9. Vị trí của các chữ số trong dãy gọi là hàng.
- Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Chẳng hạn : 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.
b. Giá trị các chữ số của một số tự nhiên
- Mỗi chữ số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó.
- Tổng quát:
ab = ( a × 10) + b, với a ≠ 0
abc = (a × 100) + ( b × 10) + c
2. Số La Mã không quá 30
- Sử dụng các chữ số I, V, X (có giá trị là 1; 5; 10).
- Các chữ số đó cùng với các cụm chữ số IV và IX (có giá trị là 4; 9) là các thành phần viết lên số La Mã. Giá trị của các thành phần không thay đổi dù đứng ở bất kì vị trí nào.
- Mỗi số La Mã có giá trị bằng tổng giá trị của các thành phần viết nên nó.
2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Cách ghi số tự nhiên” thông qua các phiếu bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
Dạng 1: Biểu diễn tập hợp các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.
* Phương pháp giải:
- Cần phân biệt rõ: số với chữ số; số chục với chữ số hàng chục; số trăm với chữ số hàng trăm, .. 
VD: Số 6852 
+ các chữ số là 6, 8, 5, 2
+ Số chục là 685, chữ số hàng chục là 5 
+ Số trăm là 68, chữ số hàng trăm là 8 . 
- Mỗi chữ số ở những vị trí khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Riêng chữ số 0 không thể đứng ở vị trí đầu tiên. 
- Số nhỏ nhất có n chữ số là 1000 .000 ( n -1 chữ số 0 ) 
- Số lớn nhất có n chữ số là 999 .99 (n chữ số 9 )
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài 1. 
a) Viết số tự nhiên có số chục là 217, chữ số hàng đơn vị là 9. 
b) Điền vào bảng: 
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
5168
3297
Bài 2. Cho các số 63 985; 205 734; 3 548 697; 5 764 808 283 (viết trong hệ thập phân).
a) Đọc mỗi số đã cho;
b) Chữ số 3 trong mỗi số đã cho có giá trị là bao nhiêu?
Bài 3. Chữ số 5 đứng ở hàng nào nếu nó có giá trị là
a) 500 b) 50 c) 5
Bài 4. Cho 26a là số tự nhiên có ba chữ số. Viết tập hợp các chữ số mà a có thể nhận để số này là số lẻ.
Bài 5. Viết số tự nhiên nhỏ nhất và số tự nhiên lớn nhất có 4 chữ số khác nhau.
Bài 6. Viết số 2 179 990 thành tổng giá trị các chữ số của nó.
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 
a) 2179
b) 
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
5168
51
1
516
6
3297
32
2
329
9
Bài 2.
a) 63 982: sáu mươi ba nghìn chín trăm tám mươi hai
209 734: hai trăm linh chín nghìn bảy trăm ba mươi tư
3 548 697: ba triệu năm trăm bốn mươi tám nghìn sáu trăm chín mươi bảy
5 764 808 283: năm tỉ bảy trăm sáu mươi tư triệu tám trăm linh tám nghìn hai trăm tám mươi ba.
b) 3 000 - 30 - 3 000 000 - 3
Bài 3.
a) Hàng trăm
b) Hàng chục
c) Hàng đơn vị
Bài 4.
Tập hợp các chữ số mà a có thể nhận để số này là số lẻ là A = {1; 3; 5; 7; 9}
Bài 5. 
Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.
Số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau là 9786.
Bài 6.
2 179 990 = (2 x 1 000 000) + (1 x 100 000) + (7 x 10 000) + (9 x 1 000) + (9 x 100) + (9 x 10) + 0
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, giới thiệu học sinh phương pháp giải và hướng dẫn cách làm. GV cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành các bài tập. (Đây là dạng toán mở rộng kiến thức ngoài SGK, GV có thể cho HS làm tùy theo từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp)
Dạng 2*: Tìm các số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.
Phương pháp giải: Chọn một chữ số trong các chữ số đã cho làm chữ số hàng cao nhất trong số tự nhiên cần viết. 
- Lần lượt chọn các số còn lại xếp vào các hàng còn lại. 
- Cứ làm như vậy cho đến khi lập được hết các số. 
- Chú ý: Chữ số 0 không thể đứng đầu.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Bài 1. Với ba chữ số 0, 2, 7, hãy viết tất cả các số có 3 chữ số (Mỗi chữ số chỉ được xuất hiện một lần).
Bài 2. Một số tự nhiên được viết bởi ba chữ số 1 và ba chữ số 9 nằm xen kẽ nhau. Đó là các số nào?
Bài 3. Dùng các chữ số 0, 3, 9, hãy viết một số tự nhiên có ba chữ số khác nhau mà chữ số 9 có giá trị là 90.
Bài 4. Tìm số có ba chữ số có tổng các chữ số bằng 10, chữ số hàng trăm lớn hơn chữ số hàng chục, chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị.
Bài 5. 
a) Với bốn chữ số 2, 5, 8, 9, hãy viết số tự nhiên nhỏ nhất và số tự nhiên lớn nhất có bốn chữ số khác nhau.
b) Gọi M là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng chục là 2. Hãy mô tả tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử của nó.
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cho đại diện các nhóm trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
Chữ số 0 không thể đứng ở vị trí đầu tiên. Với ba chữ số 0, 2, 7, ta viết được các số mà các chữ số chỉ được xuất hiện một lần là:
207, 270, 702, 720
Như vậy, tổng cộng có tất cả 4 số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Bài 2.
191919 và 919191
Bài 3.
390
Bài 4.
Gọi số cần tìm là abc với 0 ≤ c < b < a ≤ 9, a + b + c = 10.
Nhận thấy a + b + c = 9 + 1 + 0 = 8 + 2 + 0 = 7 + 3 + 0
 = 7 + 2 + 1 = 6 + 3 + 1 = 6 + 4 + 0
 = 5 + 3 + 2 = 5 + 4 + 1
Nên có 8 số thỏa mãn điều kiện bài toán là: 910, 820, 730, 721, 631, 640, 532, 541.
Bài 5.
 a) Để viết số tự nhiên nhỏ nhất có các chữ số khác nhau thì chữ số ở vị trí hàng cao phải nhỏ hơn chữ số ở vị trí hàng thấp hơn. Ta được số 2589.
Để viết số tự nhiên lớn nhất có các chữ số khác nhau thì chữ số ở vị trí hàng cao phải lớn hơn chữ số ở vị trí hàng thấp hơn. Ta được số 9852.
b) M = {79; 68; 57; 46; 35; 24; 13}
* Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 3: Toán thực tế
Phương pháp giải: Vận dụng phương pháp đọc, ghi và viết số tự nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Bài 1. Tính đến tháng 12 năm 2020, dân số Trung Quốc là 1 441 457 889 người, dân số Ấn Độ là 1 412 366 812 người.
a) Hãy viết cách đọc các chỉ số dân số này.
b) Dân số nước nào lớn hơn?
Bài 2. Bác Hoài đi siêu thị. Bác chỉ mang ba loại tiền: loại có mệnh giá 1 000 đồng, loại 20 000 đồng và loại 200 000 đồng. Tổng số tiền bác phải trả là 465 nghìn đồng. Nếu mỗi loại bác không mang quá 6 tờ thì bác sẽ phải trả bao nhiêu tờ tiền mỗi loại, mà thu ngân không cần phải trả lại tiền thừa?
Bài 3. Trong một cửa hàng văn phòng phẩm, người ta đóng gói bút bi thành các loại: mỗi gói có 10 cái bút; mỗi hộp có 10 gói; mỗi thùng có 10 hộp. Một người mua 8 thùng, 8 hộp và 5 gói. Hỏi người đó đã mua bao nhiêu cái bút?
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
a) 1 441 457 889: Một tỉ bốn trăm bốn mươi mốt triệu bốn trăm năm mươi bảy nghìn tám trăm tám mươi chín
1 412 366 812: Một tỉ bốn trăm mười hai triệu ba trăm sáu mươi sáu nghìn tám trăm mười hai
b) Trung Quốc đông dân hơn.
Bài 2.
465 = ( 2 x 2 x 100) + (6 x 10) + 5
=> 2 tờ 200 nghìn, 6 tờ 10 nghìn và 5 tờ 1 nghìn đồng.
Bài 3. 
Ta thấy mỗi gói có 10 cái bút, mỗi hộp 100 cái bút và mỗi thùng có 1000 cái bút. Người đó mua 8 thùng. 8 hộp và 5 gói nên tổng số bút là:
8 x 1000 + 8 x 100 + 5 x 10 = 8 850 (cái bút)
* Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập số 4, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 4: Đọc, viết các số La Mã không quá 30
Phương pháp giải: 
- Để đọc số La Mã, ta cộng các giá trị của các chữ số La Mã có trong số đó. Lưu ý hai số đặc biệt là IV và IX.
- Để viết số tự nhiên trong hệ La Mã, trước hết cần viết số đó dưới dạng tổng của các số, mỗi số có giá trị tương ứng bằng chữ số La Mã. Sau đó viết các chữ số La Mã đó theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.
- Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và tuyệt đối không được thêm quá 3 lần số. 
+ Ví dụ: V = 5; VI = 6; VII = 7; VIII = 8 
+ Nếu viết: VIIII = 9 (không đúng)
- Những số viết bên trái thường là trừ đi, nghĩa là lấy số gốc trừ đi số đứng bên trái sẽ ra giá trị của phép tính. 
+ Ví dụ: số 4 (4= 5-1) viết là IV; số 9 (9=10-1) Viết là IX
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4
Bài 1. 
a) Đọc các số La Mã sau: XVII ; XXIV 
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 15; 27.
Bài 2. Đọc các số La Mã: XIV, XVIII, XXVI
Bài 3. Viết số La Mã của các số sau: 11, 23, 17, 29
Bài 4. 
a) Với cả hai chữ số I và X có thể xếp được những số La Mã không quá 30 nào (mỗi chữ số có thể viết nhiều lần)?
b) Dùng 3 que diêm có thể xếp được các số La Mã nào nhỏ hơn 20?
Bài 5. Cho 12 que diêm được xếp thành một đẳng thức như hình dưới đây. Hãy di chuyển một que diêm để vẫn được một kết quả đúng?
- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
a) Mười bảy, Hai mươi tư
b) XV, XXVII
Bài 2.
Mười bốn, Mười tám, Hai mươi sáu
Bài 3. 
11: XI; 23: XXIII; 17: XVII; 29: XXIX
Bài 4.
a) IX, XI, XII, XIII, XIX, XXI, XXII, XXIII, XXIX
b) Dùng 3 que diêm xếp được các số: III, IV, VI, IX, XI.
Bài 5.
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: .../.../ 
BÀI 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn lại kiến thức và rèn học sinh kĩ năng biểu diễn số tự nhiên trên tia số, nhận biết được thứ tự các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Biểu diễn được số tự nhiên trên tia số. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh được hai số tự nhiên nếu cho hai số viết trong hệ thập phân, hoặc cho điểm biểu diễn của hai số trên cùng một tia số; tìm số tự nhiên liền trước, liền sau và liệt kê các số tự nhiên theo điều kiện cho trước.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS 
d) Tổ chức hoạt động:	
- GV đặt câu hỏi “Các vạch số trên thước kẻ hay nhiệt kế có gì giống với dãy số tự nhiên”?
- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên”.
B. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
1. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi và gọi một HS bất kì trả lời để ôn lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trước khi hoàn thành phiếu bài tập:
“Thứ tự các số tự nhiên được biểu diễn như thế nào?”
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.
* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
1. Thứ tự các số tự nhiên
- Tia số là hình ảnh trực quan giúp chúng ta tìm hiểu về thứ tự của các số tự nhiên.
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.
+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau. VD: 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.
+ Nếu a a < c ( tính chất bắc cầu)
VD: a a < 7
*Chú ý: Số 0 không có số tự nhiên liền trước và là số tự nhiên nhỏ nhất.
2. Các kí hiệu “≤” hoặc “≥” :
- Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b” ) để nói “a < b hoặc a = b”.
- Tương tự, kí hiệu a ≥ b ( đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) có nghĩa là a > b hoặc a = b.
- Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c
2. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên” thông qua các phiếu bài tập.
b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.
Dạng 1: Tìm số tự nhiên liền trước, liền sau và liệt kê các số tự nhiên theo điều kiện cho trước.
* Phương pháp giải:
- Trên trục số nằm ngang, chiều mũi tên đi từ trái sang phải, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ, điểm bên phải biểu diễn số lớn. Vì hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, để tìm số tự nhiên liền sau của số tự nhiên a, ta tính a + 1 ; tìm số tự nhiên liền trước của số tự nhiên a (a ≠ 0) , ta tính a - 1 
 - Số 0 không có số tự nhiên liền trước; ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: a, a + 1, a + 2 hoặc a - 1, a, a + 1.
- Hai cách biểu diễn tập hợp là liệt kê phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp. 
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài 1. Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 4 872 và 4869 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 2.
a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 56; 382; 8647
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 32, 568, 7573 
c) Viết số tự nhiên liền trước và liền sau của số tự nhiên a (a ≠ 0)
Bài 3. 
a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi chữ số: 539; x (với x ϵ N) 
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 360; y (với y ϵ N*)
Bài 4. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần: 
54, , 
 , 21, 
Bài 5. Tìm các số tự nhiên x, y, z thỏa mãn: 15 z>y
Bài 6. 
a) Viết tập hợp C = {a ϵ N│a < 10} bằng cách liệt kê các phần tử.
b) Viết tập hợp X = {x ϵ N*│15 ≤ x <20} bằng cách liệt kê các phần tử.
Bài 7. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó: 
a) Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 
b) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị, tổng hai chữ số bằng 12
Bài 8. Trong các số 1; 2; 6; 7, số nào thuộc tập hợp A = { a ϵ N│a ≥ 4 }, số nào thuộc tập hợp B = { a ϵ N│a ≤ 4 }
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án.
Gợi ý đáp án:
Bài 1. 
4 872
4 869
Số liền trước
4 871
4 868
Số liền sau
4 873
4 870
Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 4 868, 4 869, 4 870, 4 871, 4 872, 4 873
Bài 2. 
a) 57, 383, 8648
b) 31, 567, 7572
c) a - 1, a, a + 1
Bài 3. 
a) 540, x + 1
b) 359, y - 1
Bài 4. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
54, 55, 56
20, 21, 22
Bài 5. x = 16; y = 17, z = 18
Bài 6. 
a) C = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
b) X = {15; 16; 17; 18; 19}
Bài 7.
a) M = {96; 85; 74; 63; 52; 41; 30}
b) Gọi số tự nhiên cần tìm là ab thỏa mãn a < b, a + b = 12
Ta có a + b = 12 = 3 + 9 = 4 + 8 = 5 + 7 
Vậy các số cần tìm là 39; 48; 57
Bài 8.
Các số 6, 7 thuộc tập A
Các số 1, 2 thuộc tập B
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_chuong_i_tap_hop_cac_so_tu_nhien.docx