Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a) Mục tiêu:

- Gợi động cơ tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu sự cần thiết của việc bỏ đi dấu ngoặc trong một số trường hợp cụ thể.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 26/06/2023 4432
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI: QUY TẮC DẤU NGOẶC
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được quy tắc dấu ngoặc.
-Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc như (bỏ dấu ngoặc hoặc đưa số hạng vào trong ngoặc) vào trong tính toán, nhất là để tính nhẩm hay tính hợp lý. 
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Học sinh ôn bài và làm bài tập về phép cộng, phép trừ các số nguyên, đọc trước bài quy tắc dấu ngoặc.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: Học sinh hiểu và phát biểu chính xác được quy tắc dấu ngoặc, phát hiện được đúng sai trong bài tập tính toán có sử dụng quy tắc dấu ngoặc và mạnh dạn phát biểu, tranh luận. 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh vận dụng được quy tắc dấu ngoặc để tính toán hợp lý, biết sử dụng mô hình các tấm bìa để thể hiện quy tắc dấu ngoặc.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, máy chiếu.
	Các mảnh bìa có gắn nam châm, mỗi miếng bìa ghi một chữ: , , 
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ tìm hiểu quy tắc dấu ngoặc
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu sự cần thiết của việc bỏ đi dấu ngoặc trong một số trường hợp cụ thể.
c) Sản phẩm:
- Trong một số trường hợp, khi bỏ dấu ngoặc ta sẽ có ngay kết quả.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV giao bài tập cho HS thảo luận nhóm đôi.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời bài tập.
* Báo cáo, thảo luận
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.	
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài làm của HS.
- GV đặt vấn đề vào bài mới: đối với một biểu thức có dấu ngoặc, ta thường thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Nhưng đôi khi, việc bỏ đi các dấu ngoặc sẽ làm cho việc tính toán trở nên thuận tiện hơn.
Tính nhanh:
Lời giải:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động 2.1: Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản (10 phút)
a) Mục tiêu: 
- Hs làm quen với việc bỏ dấu ngoặc trong trường hợp trong ngoặc chỉ có một số âm (hoặc dương).
- Mở rộng khái niệm tổng.
b) Nội dung:
- Hs đọc kiến thức trong SGK, GV mở rộng khái niệm tổng.
- Lấy được ví dụ về viết tổng dưới dạng không có ngoặc tương tự như ví dụ trong SGK.
- Làm trong SGK
c) Sản phẩm:
- HS nắm được cách bỏ dấu ngoặc trong trường hợp trong ngoặc chỉ có một số âm (hoặc dương).
- Ví dụ của HS.
- Lời giải đúng, trình bày đẹp phần trong SGK của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV chiếu phần ví dụ trong SGK để HS đọc bài.
- Mỗi HS lấy ví dụ tương tự như ví dụ trong SGK.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động cá nhân tìm hiểu kiến thức.
- Lấy ví dụ. 
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV chiếu bài của 2 HS để HS ở lớp quan sát, nhận xét.
* Kết luận, nhận định 1
- Vì phép trừ chuyển được về phép cộng nên các dãy tính như trên cũng được gọi là một tổng.
- GV hướng dẫn HS cách đọc số hạng trong một tổng.
1. Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản
Ví dụ:
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS trả lời miệng 
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS đọc và suy nghĩ về 
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS trả lời 
* Kết luận, nhận định 2
- GV: Trên đây là các ví dụ về bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản, đó là trong ngoặc chỉ có một số hạng.
- GV chỉ từng ví dụ và rút ra quy tắc bỏ dấu ngoặc.
- GV: Trường hợp trong ngoặc là hai hay nhiều số hạng ta có làm như vậy nữa không, chúng ta học phần 2.
 Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:
Lời giải:
Ta có:
Hoạt động 2.2: Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc (10 phút)
a) Mục tiêu:
- Khám phá quy tắc dấu ngoặc.
b) Nội dung:
- Từ HĐ1 và HĐ2, HS hình thành quy tắc dấu ngoặc và phát biểu được quy tắc dấu ngoặc.
c) Sản phẩm:
- Kết của của HĐ1.
- HS rút ra được quy tắc dấu ngoặc.
- HS trả lời được ví dụ.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ra nháp HĐ1 và trả lời miệng HDD2.
 HĐ2: Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS làm HĐ1
a) 
b) 
* Báo cáo, thảo luận 1
- Trả lời HĐ2.
* Kết luận, nhận định 1
- Bỏ dấu ngoặc trong hai trường hợp này không khác gì trong các trường hợp đơn giản ở phần 1.
2. Dấu của một số hạng khi bỏ dấu ngoặc
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- HS rút ra quy tắc dấu ngoặc dựa vào HĐ1, HĐ2
- Tìm hiểu ví dụ.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS rút ra quy tắc dấu ngoặc.
- Trả lời ví dụ.
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS đọc quy tắc dấu ngoặc.
* Kết luận, nhận định 2
- Quy tắc dấu ngoặc được áp dụng nhiều trong tính toán, đặc biệt là trong tính nhanh. Sau đây ta phần luyện tập.
* Quy tắc dấu ngoặc: SGK (trang 67)
Ví dụ:
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Hình thành kỹ năng vận dụng linh hoạt quy tắc dấu ngoặc trong tính toán.
- Nắm chắc các thao tác cơ bản để biến đổi một tổng nhờ quy tắc dấu ngoặc.
b) Nội dung:
- HS trả lời phần luyện tập 1.
- GV nêu chú ý và thể hiện ở dạng mô hình.
- HS thực hiện phần luyện tập 2 và thử thách nhỏ.
c) Sản phẩm:
- Lời giải các phần luyện tập 1, luyện tập 2 và thử thách nhỏ.
- HS nắm chắc kỹ năng bỏ dấu ngoặc và nhóm các số hạng một cách thích hợp.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và hoạt động cá nhân làm phần luyện tập 1.
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS đọc phần luyện tập 1, suy nghĩ và trả lời ý a.
* Báo cáo, thảo luận 1
 - Một HS lên bảng trình bày ý b, HS dưới lớp quan sát, nhận xét, cho điểm.
* Kết luận, nhận định 1
- GV chấm vở của một số HS, nhận xét.
Luyện tập 1:
Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:
a) 
b) 
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Giao cho một HS ba mảnh bìa ghi , , , HS đặt cạnh nhau rồi đổi chỗ tùy ý các mảnh bìa đặt cạnh nhau và ruta ra nhận xét. 
- Nghe giảng phần chú ý.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- Nghe giảng.
- Trả lời phần ví dụ.
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS rút ra dạng tổng quát dưới sự hướng dẫn của GV.
* Kết luận, nhận định 2 
- Nội dung chú ý trong SGK, trang 68.
Chú ý:
Trong một biểu thức, ta có thể:
- Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.
Ví dụ:
- Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Nếu trước dấu ngoặc là dấu thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
Ví dụ:
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- HS đọc và hoạt động nhóm đôi làm phần luyện tập 2 ra vở.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- Đọc luyện tập 2.
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày ý a, b.
* Báo cáo, thảo luận 3
- Đại diện nhóm báo cáo cách làm và lên bảng trình bày bài.
- Quan sát, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn.
* Kết luận, nhận định 3
- Nhận xét và chấm bài của một số HS.
- Chốt lại kiến thức phần chú ý bằng mô hình.
Luyện tập 2:
Tính một cách hợp lí:
a) 
b) 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (7 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức về quy tắc dấu ngoặc để giải quyết bài toán tìm lỗi sai và sửa cho đúng.
b) Nội dung:
- Bài tập: Tìm lỗi sai trong các biến đổi sau và sửa cho đúng.
a) 
 b) 
c) 
c) Sản phẩm:
- Lời giải đúng.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ 1:
- HS hoạt động nhóm làm bài tập ra bảng nhóm trong 3 phút.
- Các nhóm trao đổi bài và căn cứ vào đáp án, thang điểm để chấm bài.
GV giao nhiệm vụ 2: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tự học theo cá nhân.
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Học thuộc: quy tắc dấu ngoặc (SGK, trang 67)
- Làm phần “thử thách nhỏ” trong SGK, trang 68 và các bài tập từ 3.19 đến 3.23.
- Chuẩn bị giờ sau: luyện tập chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_15_quy_tac_dau_ngoa.docx