Giáo án Toán Lớp 6 - Ôn tập chương IX - Năm học 2022-2023

Giáo án Toán Lớp 6  - Ôn tập chương IX - Năm học 2022-2023

- Học sinh hệ thống hóa được kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm trong chương IX.

- Học sinh vận dụng được các kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm để làm các bài tập có liên quan.

- Học sinh khắc sâu được các loại dữ liệu và các cách thu thập dữ liệu.

 

docx 12 trang Mạnh Quân 26/06/2023 2482
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Ôn tập chương IX - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Ngày soạn:
Tiết theo KHBD:
BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG IX.
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu: WCD644
1. Về kiến thức:
- Học sinh hệ thống hóa được kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm trong chương IX.
- Học sinh vận dụng được các kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm để làm các bài tập có liên quan.
- Học sinh khắc sâu được các loại dữ liệu và các cách thu thập dữ liệu.
- Học sinh đọc và phân tích được dữ liệu từ bảng thống kê và biểu đồ.
- Học sinh xác định được một sự kiện có xảy ra hay không, biểu diễn được khả năng xảy ra một sự kiện theo xác suất thực nghiệm.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp toán học: HS hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học về thống kê và xác suất thực nghiệm vào làm bài tập.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, để vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài tập về xác suất và thống kê, giải một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, phiếu học tập cho bài 9.34/SGK, tấm bìa để chơi trò chơi:
Đội bóng yêu thích của bạn?
(Đánh dấu X vào ô bạn chọn)
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhớ lại nội dung kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm.
b) Nội dung:
- Học sinh trình bày, hệ thống hóa các nội dung về thống kê và xác suất thực nghiệm.
c) Sản phẩm:
- Các kiến thức cơ bản của thống kê và xác suất thực nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cơ bản của chương IX.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ theo cá nhân và lần lượt trả lời nội dung kiến thức cơ bản của chương IX
* Báo cáo, thảo luận
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV hướng dẫn HS ôn tập theo bản đồ tư duy đã chuẩn bị sẵn.
- GV đặt vấn đề vào bài mới: trong tiết này chúng ta sẽ tiến hành ôn tập về thống kê và xác suất, các em sẽ vận dụng và làm các bài tập liên quan đến thống kê và xác suất.
Kiến thức cơ bản của chương IX là thống kê và xác suất thực nghiệm.
Bản đồ tư duy
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Dữ liệu và thu thập dữ liệu (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Hs nhớ được các loại dữ liệu và biết được một số cách để thu thập dữ liệu
b) Nội dung: 
- HS trả lời được câu hỏi 1, Bài tập 1; Câu hỏi 2, Bài tập 2 mà GV đã chuẩn bị sẵn.
c) Sản phẩm: 
- HS hoàn thành được các câu hỏi của giáo viên.
- Hs phân biệt được các loại dữ liệu và biết được cách thu thập dữ liệu 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm theo tổ để trả lời các câu hỏi:
- Câu 1: Hãy phân biệt dữ liệu và số liệu?
Bài tập 1: Mai nói rằng: “Dữ liệu là số được gọi là số liệu”. Theo em, Mai nói thế đúng hay sai? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Đúng
B. Sai
- Câu 2: Để thu thập dữ liệu thì có những cách nào?
Bài tập 2: Linh đo nhiệt độ cơ thể (đơn vị ) của bạn trong lớp thu được dãy số liệu sau: 
Linh đã dùng phương pháp nào để thu thập số liệu trên? Hãy chọn đáp án đúng nhất.
A. Quan sát
B. Làm thí nghiệm
C. Lập bảng hỏi
D. Phỏng vấn
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Hs thảo luận nhóm theo tổ hoàn thành các câu hỏi trên
* Báo cáo, thảo luận
- Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu 1 vài HS trả lời 
- HS còn lại nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa lại nội dung và nhận xét mức độ đạt được của HS
Câu 1: Các thông tin mà ta thu thập được gọi là dữ liệu, có 2 loại dữ liệu là:
- Dữ liệu không phải là số.
- Dữ liệu là số (số liệu).
Bài tập 1: A
Câu 2: Có nhiều cách để thu thập số liệu như: quan sát, làm thí nghiệm, lập phiếu hỏi, hay thu thập từ những nguồn có sẵn như: sách, báo, web, 
Bài tập 2. B
Hoạt động 2.2: Bảng thống kê (20 phút)
a) Mục tiêu:
- HS đọc và phân tích được dữ liệu từ bảng thống kê và biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ cột kép.
b) Nội dung:
- HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 về biểu diễn dữ liệu vào bảng thống kê, vẽ một số biểu đồ đơn giản, đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột kép.
c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành được bảng thống kê, vẽ được các biểu đồ và nhận xét. 
- Đáp án các bài tập 1, 2, 3, 4.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Một tổ dân phố đã tiến hành ghi lại bộ môn thể thao mà các em tham gia trong hè gồm bóng đá (BĐ), bóng chuyền (BC) cầu lông (CL), bơi lội. Kết quả thu được như sau:
Nhìn vào dãy dữ liệu này, em có thể biết ngay số học sinh tham gia môn thể thao nào nhiều nhất, ít nhất không?
a) Hãy đếm xem có bao nhiêu em học sinh tham gia môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông rồi thay các dấu "?" bằng số thích hợp trong bảng sau: 
Môn thể thao
CL
BĐ
BC
Số lượng HS tham gia
?
?
b) Dựa vào bảng trên, em hãy cho biết số học sinh tham gia môn thể thao nào nhiều nhất, môn thể thao nào ít nhất?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS đọc đề bài và thảo luận nhóm theo tổ mà GV đã giao để làm bài tập trên
* Báo cáo, thảo luận 1
- GV chọn 2 nhóm làm nhanh nhất lên hoàn thành bài làm
- HS cả lớp quan sát và nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét các câu trả lời của HS
- GV: Với bảng số liệu thống kê trên các em hãy vẽ biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột
Bài tập 1.
a)
b) Số HS tham gia bóng đá nhiều nhất ( HS), số HS tham gia môn cầu lông ít nhất ( HS).
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê hãy vẽ biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột:
Bài tập 2. Cho mỗi hình ứng với học sinh tham gia. Hãy hoàn thành biểu đồ tranh để biểu diễn bảng thống kê ở trên.
Bài tập 3. Vẽ biểu đồ hình cột với bảng thống kê trên.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS thực hiện theo nhóm (Mỗi nhóm nửa lớp) do GV chia:
+ Nửa lớp vẽ biểu đồ tranh trên bảng phụ
+ Nửa lớp vẽ biểu đồ hình cột trên bảng phụ
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS đại diện treo bảng phụ của nhóm lên bảng.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng bài.
* Kết luận, nhận định 2
- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS.
Bài tập 2. 
Bài tập 3.
GV giao nhiệm vụ học tập 3
GV cho HS quan sát bài tập trên bảng phụ:
- Bảng số liệu dưới đây cho biết điểm tổng kết HKI của HS A và HS B trong năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022 được thể hiện như sau: 
Năm học 2020 - 2021
Năm học 2021 - 2022 
HS A
HS B
Để việc so sánh điểm số của 2 HS một cách trực quan hơn, HS A đã vẽ biểu đồ cột kép như Hình a, HS B lại vẽ biểu đồ như Hình b. Theo em, cách vẽ nào giúp việc so sánh điểm số của 2 HS trong từng năm học là thuận lợi, dễ dàng hơn? 
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS hoạt động cá nhân, quan sát hình trên bảng và trả lời câu hỏi
* Báo cáo, thảo luận 3
- GV yêu cầu HS trả lời, các HS còn lại nhận xét
* Kết luận, nhận định 3
- GV chính xác hóa kết quả bài tập trên
Bài tập 4
Để so sánh điểm số của 2 HS trong từng năm học thì ta nên dùng biểu đồ Hình a. Vì ta so sánh các cột trong cùng một nhóm dễ dàng hơn
Hoạt động 2.3: Xác suất thực nghiệm. (10 phút)
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết được khả năng có thể xảy ra một sự kiện
b) Nội dung:
- HS làm các bài tập 1, 2 về kết quả có thể trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản
c) Sản phẩm:
- HS biết được một sự kiện có thể xảy ra hay không.
- Đáp án các bài tập 1, 2
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm bài tập: Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Bài tập 1. Trong một thí nghiệm thì:
A. Một kết quả có thể luôn là một sự kiện
B. Một sự kiện luôn là một kết quả có thể
Bài tập 2. Xác suất thực nghiệm của một sự kiện:
A. Phụ thuộc vào số lần làm thực nghiệm
B. Không phụ thuộc vào số lần làm thực nghiệm
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời 
- HS thực hiện gieo xúc xắc và nhận xét
* Báo cáo, thảo luận
- HS đứng tại chỗ trả lời bài tập trên.
- GV hỏi thêm:
+ Các kết quả có thể xảy ra khi ta gieo một con xúc xắc?
+ Khi gieo một con xúc xắc, thấy xuất hiện mặt 2 chấm thì có thể xảy ra số chấm xuất hiện là số lẻ hoặc lớn hơn 3 không?
- HS đứng tại chỗ trả lời.
* Kết luận, nhận định
- GV kết luận kiến thức: một sự kiện có thể xảy ra hoặc không có thể xảy ra trong trò chơi
Bài tập 1. A
Bài tập 2. A
Khi gieo một con xúc xắc, thấy xuất hiện mặt 2 chấm thì:
- Sự kiện có thể xảy ra là số chấm xuất hiện là số chẵn.
- Sự kiện không thể xảy ra là số chấm xuất hiện là số lẻ hoặc lớn hơn 3
Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Xem lại toàn bộ nội dung chương đã học.
- Làm các bài tập cuối chương IX trang 98/SGK
- Làm các bài tập 9.46 đến 9.55 trang 89, 90, 91, 92/SBT
Tiết 2: 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (35 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS vận dụng được các kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm trong chương IX để làm các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản nhằm phát triển các kỹ năng thu thập dữ liệu, lập bảng thống kê, vẽ biểu đồ, tính được xác suất thực nghiệm của một sự kiện.
b) Nội dung:
- Làm các bài tập 9.34; 9.35 cuối chương IX trang 98/SGK. Chơi trò chơi quay xổ số về tính xác suất thực nghiệm
c) Sản phẩm:
- Lời giải các bài tập 9.34; 9.35 cuối chương IX trang 98/SGK; tính xác suất thực nghiệm trong tình huống thực tế
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV yêu cầu HS tiến hành thu thập dữ liệu và thể hiện dữ liệu qua bảng thông qua bài tập 9.34/SGK
Việt muốn tìm hiểu về đội bóng yêu thích của một số bạn nam. Em hãy giúp Việt:
a) Lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu;
b) Thu thập trong phạm vi lớp em và ghi lại kết quả dưới dạng bảng.
Từ kết quả thu được em có kết luận gì?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS thực hiện nhóm tổ theo yêu cầu của GV. 
- GV hướng dẫn, bổ trợ: Khi yêu cầu HS thiết kế bảng hỏi thì GV có thể cố định trước một số đội bóng được nhiều người yêu thích để người được hỏi được lựa chọn, cũng có thể để người được hỏi tự điền tên đội bóng mà họ yêu thích.
* Báo cáo, thảo luận 1
- HS được hỏi đánh dấu vào phiếu hỏi
- Nhóm trưởng thu phiếu hỏi và lập bảng tổng hợp
* Kết luận, nhận định 1
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài tập 9.34/SGK
Bài giải:
a. Phiếu hỏi: Đội bóng yêu thích của bạn?
(Đánh dấu X vào ô bạn chọn)
b. Số bạn thích đội HAGL là nhiều nhất, đội SÀI GÒN là ít nhất
(Kết quả Dự kiến - tùy vào thực nghiệm của HS có thể có kết quả khác)
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- GV yêu cầu HS tiến hành thu thập dữ liệu và thể hiện dữ liệu qua bảng thông qua bài tập 9.35/SGK
Một túi đựng 2 quả bóng màu xanh, 4 quả bóng màu vàng và 1 quả bóng màu đỏ có cùng kích thước. Nam lấy một quả bóng mà không nhìn vào túi. 
a) Quả bóng Nam lấy ra có thể có màu gì? 
b) Em hãy lấy một quả bóng từ túi đó lần, sau mỗi lần ghi lại xem quả bóng lấy được có màu gì rồi trả bóng lại túi trước khi lấy lần sau. Hoàn thiện bảng thống kê sau: 
Màu bóng
Xanh 
Vàng 
Đỏ
Số lần
c) Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên; 
d) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện quả bóng lấy ra có màu (1) xanh; (2) vàng; (3) đỏ.
- GV chuẩn bị 1 chiếc hộp, 2 quả bóng xanh, 4 quả bóng vàng và 1 quả bóng đỏ có cùng kích thước.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS giải quyết bài tập theo cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV
* Báo cáo, thảo luận 2
- HS đứng tại chỗ trả lời câu a.
- 1 HS lên thực hiện yêu cầu của câu b, các HS còn lại theo dõi và ghi lại số liệu
- Dựa vào bảng số liệu, các em HS vẽ biễu đồ cột.
- HS tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện quả bóng lấy ra có màu xanh; vàng; đỏ
* Kết luận, nhận định 2
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
Bài tập 9.35/SGK
Bài giải:
a. Quả bóng lấy ra có thể có màu vàng, xanh hoặc đỏ
b.
(Kết quả Dự kiến - tùy vào thực nghiệm của HS có thể có kết quả khác)
Màu bóng
Xanh 
Vàng 
Đỏ
Số lần
c. 
d. Xác suất thực nghiệm các sự kiện quả bóng lấy ra có màu:
Xanh: 
Vàng: 
Đỏ: 
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
- GV cho HS chơi trò chơi nội dung sau: Em và Bạn chơi một trò chơi như sau: Mỗi người chơi lần lượt quay một tấm bìa có gắn mũi tên ở tâm (như hình vẽ bên). Nếu mũi tên chỉ vào số chẵn thì Em thắng, nếu mũi tên chỉ vào số lẻ thì Bạn thắng. 
a) Em và Bạn đã chơi tất cả ván, em hãy ghi lại số ván bạn Em thắng, số ván bạn Bạn thắng.
 b) Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện để “Em thắng”, “Bạn thắng”
- GV chuẩn bị 1 số tấm bìa như hình vẽ
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
- HS chơi trò chơi theo nhóm đôi mà GV đã quy định
- HS ghi lại số ván của mỗi bạn thắng và sau đó tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện để “Em thắng”, “Bạn thắng”
* Báo cáo, thảo luận 3
- HS các nhóm nêu kết quả sau khi chơi trò chơi
* Kết luận, nhận định 3
- GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ tham gia và hoàn thành của HS.
- GV cùng HS khái quát: 
+ Tỉ số giữa số lần một sự kiện xảy ra và số lần thực hiện thí nghiệm có thể dùng để biểu diễn khả năng xảy ra của một sự kiện đó
+ Xác suất thực nghiệm phụ thuộc vào người thực hiện thí nghiệm, trò chơi và số lần người đó thực hiện thí nghiệm, trò chơi.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
a) Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức về thống kê và xác suất thực nghiệm đã học trong chương IX để làm các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản nhằm phát triển các kỹ năng liệt kê được 1 sự kiện có thể xảy ra.
b) Nội dung:
- HS làm bài tập 9.38/SGK trang 98: Thực hành, liệt kê các kết quả có thể xảy ra. 
c) Sản phẩm:
- Các kết quả có thể xảy ra là:
- Quỳnh chọn cái bút bi
- Quỳnh chọn cái bút chì
- Quỳnh chọn cái bút chì và cái bút bi
d) Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ 1: - GV yêu cầu HS làm bài tập 9.38/SGK trang 98: Trong hộp có phần thưởng gồm chiếc bút chì và chiếc bút bi. Quỳnh chọn ngẫu nhiên hai phần thưởng trong hộp. Em hãy liệt kê các kết quả có thể xảy ra. 
- HS thực hành và liệt kê các kết quả có thể xảy ra.
- Hướng dẫn, hỗ trợ: GV giải đáp thắc mắc của HS để hiểu rõ nhiệm vụ.
Giao nhiệm vụ 2: (2 phút) Yêu cầu HS thực hiện cá nhân
- Xem lại các bài tập đã làm trong tiết học.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK trang 98 và sách bài tập .
- Chuẩn bị giờ sau: các em hãy về nhà hỏi bố mẹ các khoản chi tiêu của gia đình trong vòng một tuần và các em hãy ghi chép các khoản chi tiêu đó lại với số tiền tương ứng của từng khoản.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_nam_hoc_2022_2023_on_tap_chuong_ix.docx