Giáo án Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 1: Hình vuông. Tam giác đều. Lục giác đều

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 1: Hình vuông. Tam giác đều. Lục giác đều

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS

- Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

- Mô tả được một số yếu tố cơ bản ( cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều (ví dụ : ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ : bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ : sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau) .

- Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

-Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.

+ Sử dụng dụng cụ học tập vẽ được tam giác đều, hình vuông, lắp ghép các tam giác đều thành lục giác đều.

+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản của tam giác đều, hình vuông , lục giác đều.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Phẩm chất : Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS; tính độc lập, tự tin và tự chủ.

 

docx 11 trang huongdt93 06/06/2022 3200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương 3: Hình học trực quan - Bài 1: Hình vuông. Tam giác đều. Lục giác đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC TRỰC QUAN
CÁC HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
BÀI 1. HÌNH VUÔNG – TAM GIÁC ĐỀU – LỤC GIÁC ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS
- Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
- Mô tả được một số yếu tố cơ bản ( cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều (ví dụ : ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau); hình vuông (ví dụ : bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau); lục giác đều (ví dụ : sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau) .
- Vẽ được tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
-Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nhận dạng được tam giác đều, hình vuông, lục giác đều.
+ Sử dụng dụng cụ học tập vẽ được tam giác đều, hình vuông, lắp ghép các tam giác đều thành lục giác đều.
+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản của tam giác đều, hình vuông , lục giác đều. 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất : Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS; tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tam giác đều, hình vuông, lục giác đều ( bộ sưu tập đồ vật); bộ ba que tính bằng nhau; bộ ba hình tam giác đều bằng nhau.
2 - HS : Đồ dùng học tập (các dụng cụ vẽ hình : compa, thước chia khoảng, thước đo góc; kéo)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục đích: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. 
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình nền nhà được lát bởi một số loại viên gạch men và yêu cầu HS thực hiện cá nhân phát hiện các viên gạch men có dạng hình gì ? 
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 1 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Nền nhà được lát bằng các viên gạch men hình vuông, hình tam giác đều, lục giác đều và chỉ có ba hình đa giác đều đó lấp đều mặt phẳng. Chúng ta sẽ cùng tìn hiểu hình vuông, hình tam giác đều, lục giác đều được phân biệt bởi các đặc điểm cơ bản nào qua bài học hôm nay”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hình vuông
a. Mục tiêu:
+ Nhận dạng được hình vuông
+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình vuông (ví dụ : bốn cạnh bằng nhau, mỗi góc là góc vuông, hai đường chéo bằng nhau)
+ Vẽ được hình vuông bằng dụng cụ học tập.	 
b. Nội dung:
+ GV giảng, trình bày.
+ HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS, hình vuông vẽ được.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS thực hiện HĐKP1 quan sát Hình 1 SGK-tr77 và thực hiện yêu cầu:
+ Đánh dấu vào hình vuông
+ Với hình vuông đó : dùng thước và eke đo để kiểm tra xem các cạnh có bằng nhau không, các góc có bằng nhau không?
- GV cho HS thực hành dùng compa đo và so sánh hai đường chéo AC và CD của hình vuông ABCD.
- GV cho HS đọc đề bài phần vận dụng 1, dùng thước và êke kiểm tra xem hình 3 xếp được của bạn Trang có phải là hình vuông hay không?
- GV cho HS thực hành vẽ hình vuông cạnh 4 cm bằng thước và êke theo hướng dẫn sau:
+Vẽ đoạn thẳng CD dài 4cm.
+Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.
+Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng CB = 4cm; trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng DA = 4cm.
+Nối hai điểm A và B ta được hình vuông cần vẽ.
+Dùng thước và eke để kiểm tra xem các cạnh có bằng nhau không, các góc có bằng nhau không?
- GV cho HS thực hành vẽ thêm để hoàn thành hình vuông trong hình sau :
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân HĐKP1 đánh dấu vào hình vuông, đo và kiểm chứng được hình vuông có bốn cạnh bằng nhau, bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành cá nhân dùng compa đo và so sánh hai đường chéo AC và CD của hình vuông ABCD.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng cá nhân dùng thước và êke kiểm tra xem hình 3 xếp được của bạn Trang có phải là hình vuông hay không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành cá nhân vẽ hình vuông cạnh 4 cm bằng thước và êke theo các bước hướng dẫn; sau đó trao đổi cặp đôi để đánh giá. 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành vẽ thêm để hoàn thành hình vuông; sau đó trao đổi cặp đôi để đánh giá. 
- GV quan sát và trợ giúp nếu HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa và giải thích:
- Hình có bốn cạnh bằng nhau và bốn góc bằng nhau được gọi là hình vuông .
- Hình vuông ABCD có:
+ Bốn đỉnh A, B, C, D.
+Bốn cạnh bằng nhau AB = AB = BC = CD
+Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông 
góc A = góc B = góc C = góc D.
+ Hai đường chéo bằng nhau AC = BD.
1. Hình vuông
Hình 1 c là hình vuông
Hình vuông ABCD có bốn cạnh bằng nhau, bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.
-Hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.
-Hình 3 xếp được của bạn Trang không phải là hình vuông vì bốn góc không bằng nhau.
Hoạt động 2: Tam giác đều
a. Mục đích: 
+ Nhận dạng được tam giác đều.
+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản ( cạnh, góc, đường chéo) của tam giác đều (ví dụ : ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau.
- Vẽ được tam giác đều.
b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c. Sản phẩm: kết quả của HS, tam giác đều vẽ được.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS thực hiện HĐKP2 quan sát Hình 4 SGK-tr77 và thực hiện yêu cầu:
+ Dùng compa kiểm tra xem tam giác nào có ba cạnh bằng nhau.
+ Với tam giác đó : dùng thước đo góc kiểm tra xem các góc có bằng nhau không?
- GV cho HS thực hành 4 cắt một tam giác đều bằng bìa theo các bước sau:
+ Lấy ba que tính bằng nhau xếp thành một hình tam giác đều trên tấm bìa.
+ Chấm các điểm ở đầu các que tính.
+Nối các điểm và cắt theo đường nối.
Cắt các góc của hình tam giác trên và làm theo hướng dẫn sau để kiểm tra xem các góc có bằng nhau không?
- GV cho HS thực hành 5 vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm bằng thước và compa theo hướng dẫn sau:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm
+ Lấy A, B làm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3cm.
+Gọi C là một trong hai giao điểm của hai đường tròn. Nối C với A và Cvới B ta được tam giác đều ABC.
+Hãy kiểm tra xem ba cạnh và ba góc của tam giác ABC có bằng nhau không?
- GV cho HS vận dụng 2 vẽ tam giác đều cạnh 6cm rồi tô màu như hình vẽ bên:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân HĐKP2 kiểm tra xem tam giác nào có ba cạnh bằng nhau, ba góc có bằng nhau không?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành 4 theo cặp đôi cắt một tam giác đều bằng bìa, cắt các góc của hình tam giác trên để kiểm tra xem các góc có bằng nhau không.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành 5 cá nhân vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm bằng thước và compa.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng 2 cá nhân vẽ tam giác đều cạnh 6cm rồi tô màu. 
- GV quan sát và trợ giúp nếu HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS đứng tại chỗ thuyết trình cho sản phẩm của mình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV chính xác hóa và giải thích:
- Hình có sáu cạnh bằng nhau và sáu góc bằng nhau được gọi là lục giác đều. 
- Trong lục giác đều ABCDEF có :
+Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F.
+Sáu cạnh bằng nhau AB=AC=BC=CD=DE=EF
+Sáu góc bằng nhau góc A = góc B = góc C=góc D = góc E = góc F.
2. Tam giác đều
Tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau AB = AC = BC, ba góc bằng nhau góc A = góc B = góc C
Tam giác đều có ba góc bằng nhau.
Tam giác ABC có ba cạnh bằng nhau AB = AC = BC, ba góc bằng nhau góc A = góc B = góc C
Hoạt động 3: Lục giác đều
a. Mục đích: 
- Nhận dạng được lục giác đều.
- Mô tả được một số yếu tố cơ bản ( cạnh, góc, đường chéo) của lục giác đều (ví dụ : sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, ba đường chéo chính bằng nhau).
-Tạo lập được lục giác đều thông qua việc lắp ghép các tam giác đều.
b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c. Sản phẩm: kết quả của HS, lục giác đều lắp ráp được.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thực hiện HĐKP3 : 
+Cho 6 tam giác đều có cùng độ dài cạnh. Hãy ghép 6 tam giác đều thành một hình (Hình 6).
+Dùng compa và thước đo góc đo các cạnh và góc của hình vừa nhận được. Cho ý kiến nhận xét.
- GV yêu cầu HS thực hiện thực hành 6 : 
Hãy đo rồi so sánh các đường chéo chính AD, BE và CF.
- GV yêu cầu HS thực hiện vận dụng 3: 
Bạn An nói “Hình có sáu cạnh bằng nhau là lục giác đều”.
Bạn Bình lại nói “Có những hình có sáu cạnh bằng nhau nhưng không phải là lục giác đều”. Bạn nào đúng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi HĐKP3 ghép 6 tam giác đều thành một hình và đo các cạnh và góc của hình rồi cho ý kiến nhận xét.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân thực hành 6 đo rồi so sánh các đường chéo chính AD, BE và CF.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hành 5 cá nhân vẽ tam giác đều ABC cạnh 3cm bằng thước và compa.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng 3 theo cặp đôi xác định xem bạn An hay bạn Bình đúng, giải thích.
- GV quan sát và trợ giúp nếu HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS đứng tại chỗ trình bày ý kiến
+Các HS chú ý lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
 Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
- Hình có ba cạnh bằng nhau được gọi là tam giác đều. 
- Trong tam giác đều ABC có :
+Ba đỉnh A, B, C.
+Ba cạnh bằng nhau AB=AC=BC
+Ba góc bằng nhau góc A = góc B = góc C.
+Ba đường chéo chính bắng nhau AD = BE = CF
3. Lục giác đều
Các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
Các đường chéo chính bắng nhau AD = BE = CF.
Bạn Bình nói đúng : “Có những hình có sáu cạnh bằng nhau nhưng không phải là lục giác đều”.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập.
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu slide yêu cầu HS hoàn thành bài tập1 SGK – tr81
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
1. D = {x|x là số tự nhiên và 5 <x<12}
 b) Hình vuông
 c) Hình tam giác đều
g) Hình lục giác đều
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu Slide và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng 7 SGK – tr81.
- Nhóm thảo luận và báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
 Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác cặp đôi, nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
-Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (chú ý theo dõi, ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_3_hinh_hoc_truc_qua.docx