Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên
docx 11 trang Gia Viễn 29/04/2025 100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 (Sách Cánh Diều) - Chương I - Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày dạy:
 Tiết theo KHDH:
 § 2: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: HS được học các kiến thức về:
- Nhận biết và kí hiệu được tập hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên khác 0.
- Biết cách đọc và viết số tự nhiên.
- Biết cách biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
- Xác định được cấu tạo thập phân của số tự nhiên.
- Biết cách đọc và viết số La Mã.
- So sánh được các số tự nhiên.
- Vận dụng được các kiến thức đã học về số tự nhiên vào giải bài tập và một số tình huống 
thực tiễn (như hiểu được số liệu về diện tích, dân số, so sánh giá tiền, )
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, 
trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
*Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực giao tiếp toán học: HS nêu được các thành phần của tập hợp số tự nhiên, phát 
biểu được cách biểu diễn số tự nhiên trên tia số, 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô 
hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát 
hóa, để hình thành khái niệm về tập hợp số tự nhiên, cách đọc và viết số tự nhiên, cấu tạo 
thập phân của số tự nhiên,...; vận dụng các kiến thức trên để giải các bài tập liên quan, giải 
một số bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, 
trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 7 phút)
Trình bày phần sưu tầm số liệu về dân số, diện tích một số tỉnh thành của nước ta (HS sưu 
tầm trước ở nhà theo nhóm)
a) Mục tiêu : 
- HS bước đầu nhận biết được các thành phần của tập hợp số tự nhiên , so sánh các số tự 
nhiên.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS được viết vào vở (ví dụ về các số tự nhiên) d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS hoạt Nhóm Dân số:
 động nhóm (lớp chia thành 2 nhóm: Nhóm “Dân số” Tỉnh, thành Dân số (đơn vị: 
 và nhóm “Diện tích”): phố người)
 -Trình bày phần sưu tầm về dân số và diện tích của Hà Nội
 một số tỉnh thành của nước ta. Nam Định
 - Từ bảng số liệu của nhóm, cho biết: 
 + Tỉnh, thành phố nào có dân số lớn nhất? Nhóm Diện tích:
 + Tỉnh, thành phố nào có diện tích nhỏ nhất? Tỉnh, thành Dân số (đơn vị: 
 * HS thực hiện nhiệm vụ: phố km2)
 - Trình bày phần số liệu đã chuẩn bị theo nhóm Hà Nội
 - Thảo luận nhóm viết các câu trả lời Phú Thọ
 * Báo cáo, thảo luận: 
 - GV mời đại diện 2 nhóm lên trình bày phần số 
 liệu và phần trả lời câu hỏi.
 - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV nhận xét các câu trả lời của HS, chính xác hóa 
 các đáp án. 
 - GV đặt vấn đề vào bài mới: Các con số mà các bạn 
 vừa nêu chính là các số tự nhiên. Bài học hôm nay 
 sẽ tìm hiểu về “Tập hợp các số tự nhiên”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tập hợp các số tự nhiên (khoảng 15 phút)
2.1.1. Tập hợp N và tập hợp N *
a) Mục tiêu: 
- Hs biết được các thành phần của tập hợp số tự nhiên, kí hiệu được tập hợp số tự nhiên, 
tập hợp số tự nhiên khác 0.
b) Nội dung:
- Học sinh được yêu cầu đọc SGK phần 1 – SGK trang 9, nêu được các thành phần của tập 
hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên khác 0, cách kí hiệu tập hai tập hợp này.
- Làm các bài tập: Ví dụ 1, Luyện tập 1 (SGK trang 9).
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 - GV yêu cầu học sinh đọc kiến thức trọng tâm 1. Tập hợp N và tập hợp N *
 phần 1 trong SGK. a) Ví dụ
 - Thực hiện ví dụ 1 và luyện tập 1 - Ví dụ 1: (SGK)
 * HS thực hiện nhiệm vụ: Đáp án B. 0; 1; 2; 3; 4;...
 - HS lắng nghe GV hướng dẫn - Luyện tập 1: Phát biểu đúng: 
 - HS làm ví dụ 1 và luyện tập 1 ra vở
 Nếu x N * thì x N
 * Báo cáo, thảo luận: 
 b) Khái niệm và kí hiệu - Với mỗi câu hỏi, GV yêu cầu vài HS nêu dự Các số 0;1;2;3;4;...là các số tự nhiên.
 đoán (viết trên bảng). Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là 
 - HS cả lớp quan sát, nhận xét. N , tức là N 0; 1; 2; 3; 4;....
 * Kết luận, nhận định: Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí 
 - GV giới thiệu khái niệm và cách kí hiệu tập 
 hiệu là N * tức là N * 1; 2; 3; 4;... .
 hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên khác 0, yêu 
 cầu vài HS đọc lại.
2.1.2. Cách đọc và viết số tự nhiên
a) Mục tiêu: 
- Hs biết được cách đọc và viết số tự nhiên 
b) Nội dung:
- Học sinh được yêu cầu:
+ Làm Hoạt động 1 (SGK trang 9) và ví dụ 2 (SGK trang 10).
- Làm Luyện tập 2, Luyện tập 3 SGK trang 10.
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 2. Cách đọc và viết số tự nhiên
 - Hoạt động theo cặp làm Hoạt động 1 (SGK Luyện tập 2:
 trang 9) và ví dụ 2 (SGK trang 10). Đọc số: Bảy mươi mốt triệu hai trăm 
 - Hoạt động theo cặp làm bài Luyện tập 2, mười chín nghìn ba trăm sáu mươi bảy.
 Luyện tập 3 SGK trang 10. Luyện tập 3:
 * HS thực hiện nhiệm vụ: Viết số: 3259633217.
 - HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên.
 * Báo cáo, thảo luận: 
 - Lời giải Hoạt động 1.
 - Kết quả luyện tập 2, luyện tập 3.
 - HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét 
 mức độ hoàn thành của HS.
 - Nêu chú ý về cách viết số tự nhiên có từ bốn 
 chữ số trở lên: Người ta thường viết tách riêng 
 từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho 
 dễ đọc. 
Hoạt động 2.2: Biểu diễn số tự nhiên (khoảng 20 phút)
2.2.1. Biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
a) Mục tiêu: 
- Hs biểu diễn được các số tự nhiên trên tia số
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc kiến thức trọng tâm SGK trang 10 từ đó biết cách biểu diễn số tự 
nhiên trên tia số.
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở: Tia số có biểu diễn tập hợp số tự nhiên
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: II. Biểu diễn số tự nhiên
 - HS đọc phần kiến thức trọng tâm SGK trang 10. 1. Biểu diễn số tự nhiên trên tia số.
 - HS biểu diễn các số tự nhiên trên tia số. Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia 
 * HS thực hiện nhiệm vụ: số. Mỗi số tự nhiên ứng với một điểm 
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. trên tia số.
 * Báo cáo, thảo luận: 
 2 3
 - GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày kêt quả 0 1 4
 thực hiện
 - HS cả lớp quan sát và nhận xét lần lượt từng 
 câu.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV chính xác hóa kết quả, chuẩn hóa cách biểu 
 diễn số tự nhiên trên tia số.
2.2.2. Cấu tạo thập phân của số tự nhiên.
a) Mục tiêu:
- HS xác định được chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, của mỗi số tự nhiên.
- HS viết được một số tự nhiên theo hệ thập phân
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc HĐ2 SGK trang 10 từ đó viết được một số tự nhiên theo hệ thập phân
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 2. Cấu tạo thập phân của số tự 
 - Thực hiện HĐ2 SGK trang 10 nhiên.
 - Làm bài Ví dụ 3, Luyện tập 4 SGK trang 11. * HĐ2 SGK trang 10
 * HS thực hiện nhiệm vụ: a) 
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. Chữ số Chữ số Chữ số 
 * Báo cáo, thảo luận: Số hàng hàng hàng 
 - GV yêu cầu vài HS trình bày kết quả thực hiện trăm chục đơn vị
 HĐ2 lên bảng 966 9 6 6
 - GV yêu cầu một số HS dưới lớp nhận xét. 953 9 5 3
 - GV yêu cầu HS làm ví dụ 3, luyện tập 4 vào vở, b) Viết thành tổng theo mẫu:
 sau đó hai bạn ngồi cạnh kiểm tra chéo bài của 953 900 50 3
 nhau. 9x100 5x10 3
 - GV gọi một vài HS đứng tại chỗ nhận xét bài 
 953 900 50 3
 của bạn bên cạnh.
 * Kết luận, nhận định: 9 x100 5x10 3
 - GV chính xác hóa kết quả của các hoạt động *Ví dụ 3 (SGK trang 11)
 trên, từ đó rút ra cách viết một số tự nhiên theo *Luyện tập 4 (SGK trang 11)
 hệ thập phân. ab0 a x100 b x10 0
 a x100 b x10 a0c a x100 0 x10 c
 a x100 c
 a001 a x1000 0 x100 0 x10 1
 a x1000 1
 Cách viết số tự nhiên theo hệ thập 
 phân: 
 + abc a x100 bx10 c
 Với abc (a 0) là số tự nhiên có 3 chữ 
 số.
 + Làm tương tự với số tự nhiên có số 
 các chữ số khác.
 Hướng dẫn tự học ở nhà (khoảng 3 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: các phần kiến thức trọng tâm (khung xanh) và các chú ý đã học. Tiết 2
2.2.3. Số La Mã (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu:
- HS đọc và viết được các số La Mã.
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu đọc và thực hiện HĐ3, đọc bảng thông tin cách ghi số La Mã (SGK trang 
11), từ đó biết cách đọc và viết số La Mã.
- HS được thực hành đọc và viết số La Mã thông qua trò chơi “Ai nhanh hơn”
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: 3. Số La Mã.
 - Thực hiện HĐ3 SGK trang 11 * Cách ghi số La Mã:
 - Đọc bảng Cách ghi số La Mã (SGK trang 11) - Các chữ: I;V;X
 - Thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn” tương ứng: 1;5;10
 * HS thực hiện nhiệm vụ: - Viết IV: tương ứng 4 ;
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. V : ...5 ;
 * Báo cáo, thảo luận: XI: ... 11;
 - GV yêu cầu vài HS đứng tại chỗ đọc các số ghi IX: ....9
 trên mặt đồng hồ, đồng hồ chỉ mấy giờ. - Giá trị số La Mã là tổng các thành 
 - GV yêu cầu một số HS dưới lớp nhận xét. phần của nó
 - GV chiếu hình ảnh số La Mã (bảng theo thứ tự Ví dụ
 lần lượt và bảng ngẫu nhiên), yêu cầu một vài HS XVIII 10 5 1 1 1 18
 dưới lớp đứng tại chỗ đọc. XXIV 10 10 4 24
 - Tổ chức thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn”: * Sản phẩm dự kiến trò chơi “Ai 
 Luật chơi: nhanh hơn”
 + Lớp chia thành 4 đội, mỗi đội cử 2 người chơi
 Số tự 12 10 21 
 + Mỗi đội chơi bốc thăm nhận được một phiếu có nhiên
 ghi sẵn các 20 số tự nhiên ( 30) sắp xếp ngẫu 
 Số XII X XXI .
 nhiên. La 
 + Trong vòng 1 phút người chơi ghi lại số tự Mã
 nhiên và viết bằng số La Mã của số đó lên bảng.
 + Đội ghi được nhiều số La Mã đúng hơn là đội 
 giành thắng cuộc.
 * Kết luận, nhận định: 
 - GV chính xác hóa kết quả của các hoạt động 
 trên, từ đó rút ra cách ghi số La Mã
Hoạt động 2.3: So sánh các số tự nhiên (khoảng 25 phút)
a) Mục tiêu:
Học sinh so sánh được các số tự nhiên.
b) Nội dung:
- HS được yêu cầu làm hoạt động 4 từ đó rút ra cách so sánh hai số tự nhiên có số chữ số 
khác nhau, có số chữ số giống nhau.
- Vận dụng làm bài Ví dụ 5, Luyện tập 6 (SGK trang 12).
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở: - Cách so sánh hai số tự nhiên
- Lời giải hoạt động 4 và luyện tập 6 (SGK trang 12)
d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập: III. So sánh các số tự nhiên
 - Thực hiện HĐ4 trong SGK trang 12 *Hoạt động 4: (SGK trang 12)
 - Dự đoán và phát biểu cách so sánh hai số tự a) 9998 10000
 nhiên có số chữ số khác nhau, có số chữ số giống b) 524697 524687
 nhau. *Tổng quát: 
 - Thực hiện ví dụ 5 SGK trang 12 rút ra nhận xét - Trong hai số tự nhiên có số chữ số 
 - Làm bài Luyện tập 6 SGK trang 12. khác nhau: Số nào có nhiều chữ số hơn 
 - Thực hiện trò chơi “Tìm đồng đội” thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì 
 * HS thực hiện nhiệm vụ: nhỏ hơn.
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân, cặp - So sánh hai số tự nhiên có số chữ số 
 đôi. bằng nhau ta lần lượt so sánh các chữ 
 * Báo cáo, thảo luận: số trên cùng một hàng (tính từ trái sang 
 - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trình bày kết quả phải) đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu 
 thực hiện HĐ4. tiên khác nhau. Chữ số nào lớn hơn thì 
 - GV yêu cầu vài HS nêu dự đoán và phát biểu số tự nhiên chứa chữ số đó lớn hơn.
 cách so sánh hai số tự nhiên có số chữ số khác *Lưu ý:
 nhau, có số chữ số giống nhau. - Nếu a nhỏ hơn b ta viết a b hay 
 - Cặp đôi nhanh nhất trình bày kết quả phần luyện b a
 tập 6 - Nếu a bvà b c thì a c
 - HS cả lớp lắng nghe, quan sát và nhận xét lần *Luyện tập 6:
 lượt từng câu. a) Số 35216098 có 8 chữ số; 
 - Tổ chức thực hiện trò chơi: “Tìm đồng đội”
 số 8935789 có 7 chữ số. 
 Luật chơi: 
 + Có 10 HS tham gia chơi, chia thành 5 cặp. Vậy 35216098 8935789
 +Mỗi HS nhận được một phiếu có ghi một số tự b) Do hai số 69098327và 69098357
 nhiên rồi dán trước ngực. có cùng số chữ số, so sánh từ trái sang 
 + Hai học sinh trong một cặp sẽ so sánh số nhận phải ta thấy:2 5. Vậy
 được với nhau. Ai có số lớn sẽ chạy về “Đội lớn”, 69098327 69098357
 ai có số bé sẽ chạy về phía “Đội nhỏ” (Mỗi đội *Sản phẩm dự kiến trò chơi “Tìm 
 được quy định vị trí khác nhau) đồng đội”
 + Đội nào nhận được số lượng đúng, đủ 5 thành Đội lớn Đội nhỏ
 viên nhanh hơn đội đó thắng cuộc. 1345583 1345482
 * Kết luận, nhận định: 2445893 698998
 - GV chính xác hóa kết quả của HĐ4, chuẩn hóa 
 354794 353445
 cách so sánh hai số tự nhiên có số chữ số khác 
 nhau, có số chữ số giống nhau. Nhận xét và khen 22243892 22243882
 thưởng các đội chơi. 1000 999
 Hướng dẫn tự học ở nhà (khoảng 5 phút)
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.
- Học thuộc: các phần kiến thức trọng tâm (khung xanh) và các chú ý.
- Làm bài tập từ 1 đến 5 (SGK trang 30). Tiết 3 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 35 phút)
a) Mục tiêu: 
- HS rèn luyện được cách ký hiệu tập hợp số tự nhiên, cách đọc và viết số tự nhiên; cách viết 
số tự nhiên theo hệ thập phân, số La Mã; so sánh được hai số tự nhiên; giải được một số bài 
tập có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản.
b) Nội dung: 
- HS được yêu cầu làm các bài tập từ 2 đến 7 SGK trang 30.
c) Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:
- Lời giải các bài tập từ 1 đến 8 SGK trang 12, 13.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến
 * GV giao nhiệm vụ học tập 1: I. Kiến thức cần nhớ
 - Viết tập hợp số tự nhiên, tập hợp số tự nhiên - Tập hợp các số tự nhiên :
 khác 0. N 0;1;2;3;4;...
 - Cách viết số tự nhiên theo hệ thập phân, số - Tập hợp các số tự nhiên khác 0:
 La Mã N * 1;2;3;4;...
 - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên
 * HS thực hiện nhiệm vụ 1: - Cách viết số tự nhiên theo hệ thập phân
 - HS thực hiện các yêu cầu trên theo cá nhân. abc a x100 bx10 c
 * Báo cáo, thảo luận 1: - Viết số La Mã; So sánh hai số tự nhiên 
 - GV yêu cầu một HS lên bảng viết tập hợp các (HS trình bày miệng).
 số tự nhiên, tập hợp các số tự nhiên khác 0, 1 
 HS viết cách viết số tự nhiên theo hệ thập 
 phân.
 - GV yêu cầu một số HS khác nhắc lại một số 
 ví dụ về viết số La Mã, cách so sánh hai số tự 
 nhiên.
 - Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 * Kết luận, nhận định 1: 
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức 
 độ hoàn thành của HS. Chốt lại các kiến thức 
 cần nhớ của bài.
 * GV giao nhiệm vụ học tập 2: II. Bài tập
 GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập 1, 2, 4 (SGK Dạng 1 : Đọc và viết số tự nhiên; Viết 
 trang 12) số tự nhiên theo hệ thập phân, số La 
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2: Mã.
 - HS thực hiện các yêu cầu trên. Bài 1 (SGK trang 12):
 - Hướng dẫn, hỗ trợ bài 2: Tổng Số
 + Số tự nhiên lớn nhất khi các chữ số hàng 
 cao (từ trái sang) lớn nhất. + Số tự nhiên nhỏ nhất khi các chữ số hàng 9000000000 9058500400
cao nhỏ nhất. 50000000 
* Báo cáo, thảo luận 2: 
- GV yêu cầu đại diện 2 nhóm HS lên trình bày 8000000 500000 
lần lượt các bài, lưu ý chọn cả bài tốt và chưa 400
tốt. a x100 b x10 6 ab6
- Cả lớp quan sát và nhận xét. a x100 5x10 c a5c
* Kết luận, nhận định 2: 
 Bài 2 (SGK trang 13)
- GV chính xác hóa kết quả của hoạt động và 
 a) Viết số: 987654
đánh giá hoạt động nhóm.
 Đọc số: Chín trăm tám mươi bảy nghìn 
 sáu trăm năm mươi tư.
 b) Viết số: 1023456
 Đọc số: Một triệu không trăm hai mươi 
 ba nghìn bốn trăm năm mươi sáu.
 c) Viết số: 98765432
 Đọc số: Chín mươi tám triệu bảy trăm 
 sáu mươi năm nghìn bốn trăm ba mươi 
 hai.
 d) Viết số: 10234567
 Đọc số: Mười triệu hai trăm ba mươi tư 
 nghìn năm trăm sáu mươi bảy.
 Bài 4 (SGK trang 13):
 a)
 Số La Mã Đọc
 IV Bốn
 VIII Tám
 XI Mười một
 XXIII Hai mươi ba
 XXIV Hai mươi bốn
 XXVII Hai mươi bảy
 b)
 Số tự nhiên Số La Mã
 6 VI
 14 XIV
 18 XVIII
 19 XIX
 22 XXII
 26 XXVI
 30 XXX
* GVgiao nhiệm vụ học tập 3: Dạng 2: So sánh số tự nhiên
- Làm bài tập 5 SGK trang 13. Bài 5 (SGK trang 13)
* HS thực hiện nhiệm vụ 3: a) Các số theo thứ tự tăng dần:
- HS thực hiện yêu cầu trên. - Hướng dẫn, hỗ trợ: HS lưu ý khi so sánh hai 9909820;12058967;12059305;
 số tự nhiên có cùng số chữ số: So sánh các cặp 12059369.
 chữ số lần lượt từ trái sang phải. b) Các số theo thứ tự giảm dần:
 * Báo cáo, thảo luận 3: 50413000;50412999;39502413;
 - GV yêu cầu 1 Hs lên bảng trình bày.
 - Cả lớp quan sát và nhận xét. 39502403.
 * Kết luận, nhận định 3: 
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức 
 độ hoàn thành của HS.
 * GVgiao nhiệm vụ học tập 4: Dạng 3: Tập hợp số tự nhiên. Tìm số tự 
 - Làm bài tập 6, 7 SGK trang 13. nhiên thỏa mãn điều kiện cho trước.
 * HS thực hiện nhiệm vụ 4: Bài 6 (SGK trang 13)
 - HS thực hiện yêu cầu trên. a) A {x N | x 6} 0;1;2;3;4;5;6
 - Hướng dẫn, hỗ trợ: GV yêu cầu một HS nhắc b) B {x N | 35 x 39} 
 lại về cách viết tập hợp. Lưu ý HS có thể chỉ 
 35;36;37;38;39
 viết kết quả theo cách liệt kê các phần tử của 
 tập hợp. c) C {x N | 216 x 219} 
 * Báo cáo, thảo luận 4: 216;217;218;219
 - GV yêu cầu 1 Hs lên bảng trình bày. Bài 7 (SGK trang 13)
 - Cả lớp quan sát và nhận xét. a) 3369 3379 3389; 
 * Kết luận, nhận định 4: Vậy * 7 .
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức 
 độ hoàn thành của HS. b) 2020 20*0 2040 
 Vậy * 2 ; * 3.
 * GVgiao nhiệm vụ học tập 5: Dạng 4: Bài toán thực tế
 - Làm bài tập 8 SGK trang 13. Bài 8 (SGK trang 13):
 - Giải câu đố vui Do 105000là số nhỏ nhất trong các giá 
 Đố vui: Xếp diêm tiền của các cửa hàng, nên cô Ngọc mua 
 Cho 9 que diêm được xếp như hình. Đổi chỗ phích ở cửa hàng Bình Minh thì có giá rẻ 
 một que diêm để được kết quả đúng. nhất.
 Giải đố vui:
 Đáp án 1:
 * HS thực hiện nhiệm vụ 5: 
 - HS thực hiện yêu cầu trên.
 * Báo cáo, thảo luận 5: (4 5 1) 
 - GV yêu cầu Hs đứng tại chỗ trả lời bài 8 
 - Hs thảo luận theo nhóm đôi tìm lời giải cho 
 câu đố, có thể tìm ra được hai đáp án khác 
 nhau. (5 6 1)
 - Cả lớp quan sát và nhận xét.
 * Kết luận, nhận định 5: 
 - GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức 
 độ hoàn thành của HS.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_i_bai_2_tap_hop_cac.docx