Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp

I. Mục tiêu

 1. Yêu cầu cần đạt:

 - Học sinh biết sử dụng các kí hiệu để nhận biết phần tử của tập hợp.

 - Viết được, cho được tập hợp bằng hai cách,

 - Vận dụng được vào tình huống thực tiễn.

 2. Phát triển năng lực:

- Góp phần phát triển các năng lực toán học và năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực mô hình hóa toán học.

 3. Phát triển phẩm chất:

 - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, phấn màu,máy chiếu, bảng phụ, bảng nhóm, bút lông, nam châm.

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

 

doc 5 trang huongdt93 06/06/2022 2300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP.
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
Mục tiêu
 1. Yêu cầu cần đạt: 
 - Học sinh biết sử dụng các kí hiệu để nhận biết phần tử của tập hợp. 
 - Viết được, cho được tập hợp bằng hai cách, 
 - Vận dụng được vào tình huống thực tiễn.
 2. Phát triển năng lực:
- Góp phần phát triển các năng lực toán học và năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác; năng lực mô hình hóa toán học.
 3. Phát triển phẩm chất:
	- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: SGK, phấn màu,máy chiếu, bảng phụ, bảng nhóm, bút lông, nam châm.
Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
Kế hoạch đánh giá:
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương pháp và công cụ đánh giá
Hoạt động 1. Khởi động
Học sinh biết được tập hợp 
Làm bài tập về tập hợp
Dạy học giải quyết vấn đề toán học.
Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập.
Công cụ: Câu hỏi điền vào chỗ trống
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Học sinh biết các kí hiệu của tập hợp, cách viết, cho tập hợp 
- Viết đúng tập hợp.
- Sử dụng được các kí hiệu 
Dạy học giải quyết vấn đề toán học, hợp tác.
Phương pháp: Quan sát; Hỏi - Đáp; Đánh giá sản phẩm học tập
Công cụ: bài tập
Hoạt động 3. Luyện tập
Học sinh thực hiện các bài tập SGK trng 9 
Học sinh thực hiện thành thạo các BT SGK
Dạy học giải quyết vấn đề toán học.
Phương pháp: Bài tập, Đánh giá sản phẩm
Công cụ: Bài tập
Hoạt động 4. Tìm tòi, mở rộng.
Có thể vận dụng được vào trong thực tế.
Giải quyết các bài tập liên quan đến vấn đề thực tế.
Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy học mô hình hóa toán học.
Phương pháp: Quan sát; Hỏi - Đáp; Đánh giá sản phẩm học tập
Công cụ: sản phẩm học tập.
IV. Tiến trình dạy học
Bước Khởi động
TG
HĐ của Giáo viên- Học sinh
Nội dung
5’
HĐ 1: Khởi động
Mục tiêu: Học sinh làm quen và biết được thế nào là tập hợp.
Phương pháp/Kỹ thuật DH: Mô hình hóa toán học, vấn đáp.
Hình thức tổ chức DH: Cá nhân.
Dự kiến sản phẩm để đánh giá: Đánh giá phần trả lời của các hs
Hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên – HS đánh giá HS; Giáo viên đánh giá HS; 
Phương pháp đánh giá: Sản phẩm học tập
Công cụ đánh giá: Câu hỏi vấn đáp
GV: Cho mỗi học sinh kể tên 5 vật dụng học tập cá nhân hiện có của em
HS: 1 học sinh lên bảng, 1 hs tại chỗ.
- Mang theo lên bảng, kể ra thứ mình có và nêu minh chứng.
- GV : tất cả những vật này gọi là tập hợp thiết bị học tập.
Giới thiệu tập hợp
Vd: Thước, Viết, Tập, Sách, Tẩy, 
Hoạt động 1 góp phần giúp: 
- Phát triển năng lực tự tin – tự chủ (đứng tại chỗ thực hiện và cho nhận xét).
- Phát triển năng lực thuyết trình.
- Phát triển phẩm chất trách nhiệm trước các câu trả lời của mình.
Bước Hình thành kiến thức mới
TG
HĐ của Giáo viên- Học sinh
Nội dung
20’
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: - Học sinh biết được thế nào là tập hợp
- Học sinh biết cho một tập hợp từ thực tế. 
- Biết cách viết một tập hợp.
- Biết sữ dụng kí hiệu để thể hiện mối quan hệ giữa phần tử và tập hợp đó.
Phương pháp/Kỹ thuật DH: Mô hình hóa toán học,trải nghiệm, vấn đáp, giải quyết vấn đề.
Hình thức tổ chức DH: Cá nhân.
Dự kiến sản phẩm để đánh giá: Câu trả lời của HS bài làm của hs.
Hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên (HS đánh giá HS; Giáo viên đánh giá HS)
Phương pháp đánh giá: Đánh giá sản phẩm học tập, Bài tập
Công cụ đánh giá: Câu hỏi thực tế, bt SGK.
GV: yêu cầu các em học sinh kể tên 5 vật dụng cá nhân mà mình có
- Đọc tên 5 bạn trong tổ
- Đọc 10 số tự nhiên đầu tiên.
Hs: Phát hiện và trả lời quy tắt như trong SGK
1) Làm quen với tập hợp
- Khái niêm tập hợp thường gặp trong Toán học và trong thực tế cuộc sống.
- Vd 1: 
+ Tên các dụng cụ học tập của em.
+ Tên các bạn trong tổ.
+ Các chữ cái. Các số tự nhiên bé hơn 10.
GV : Hs có thể viết A={ 1 ;3 ;5 ;4 ;2 ;0}
- Số 6 không có trong tập hợp A nên
Hoặc viết là: B={I,e,h,n}
- HS: Thực hành 1:
- GV: Đánh giá kết quả.
2) Các kí hiệu:
- Người ta thường dùng các chữ các in hoa A; B;C; để kí hiệu tập hợp, chữ in thường cho phần tữ của tập hợp.
- Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu phẩy “,” hoặc dấu “;” đối vời trường hợp phần tử là số.
- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Phần tử x thuộc tập hợp A ta viết x A đọc là “ x thuộc A”, phần tử y không thuộc tập hợp A kí hiệu là yA, đọc là “ y không thuộc A”
- Ví dụ: 
a)Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6. Ta có: 
A={ 0;1;2;3;4;5}
Ta viết: 0A; 1A; 2A; ; 5A. 
Và 6A
b) Goi B là tập hợp các chữ cái có mặt trong từ “nhiên” 
Ta có: B={ n,h,i,e,}.
nB; êB; kB
- Thực hành 1: 
a) M = { g, i, a, đ, n ,h}
b) aM Đúng, oM Sai.
 iM Đúng, bM Đúng
- HS: Thực hành 2:
Nhận xét kết quả của bạn
- GV: Đánh giá kết quả
- HS: Thực hành 2:
- GV: Đánh giá kết quả
3) Cách cho tập hợp:
- Để cho một tập hợp, thường có hai cách.
a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
b) Chỉ ra tính chất đặc trung cho các phần tử của tập hợp.
- Thực hành 2:
a)Tính chất đặc trưng: các số chẳn bé hơn 10
E = {0;2;4;6;8}
b) P={11;12;13;14;15;16;17;18;19}
- Thực hành 3: 
a) A = {8;9;10;11;12;13;14}
b) 10A; 13A; 16A; 19A.
c) Cách 1: B ={8;10;12;14}
Cách 2: B={x| x là số tự nhiên chẳn và 7<x<15}
Hoạt động 2 góp phần giúp: 
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác thông qua hoạt động thực hành 1 và 2,3, phát triển năng lực tự tin- tự chủ ( thông qua hoạt động tự tin trình bày nhận xét trước lớp)
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm khi làm các hoạt động.
- Phát triển năng lực tính toán.
Bước Luyện tập 
TG
HĐ của Giáo viên- Học sinh
Nội dung
10’
HĐ 3: Luyện tập
Mục tiêu: 
 - Học sinh biết vận dụng các kiế thức đã học bào bài tập SGK.
Phương pháp/Kỹ thuật DH: Mô hình hóa toán học, vấn đáp.
Hình thức tổ chức DH: Cá nhân.
Dự kiến sản phẩm để đánh giá: Đánh giá phần trả lời của 03 hs
Hình thức đánh giá: HS đánh giá HS; Giáo viên đánh giá HS
Phương pháp đánh giá: Đánh giá sản phẩm học tập.
Công cụ đánh giá: Vận dụng, Bài tập 1
GV: Yêu cầu hs làm vào vở, và lên bảng trình bày
Hs: Lên bảng trình bày
Gv: Yêu cầu học sinh khác nhận xét.
Gv: Nhận xét và chữa sai nếu có.
HS: Em có biết?
Vận dụng: 
K ={xoài tượng; Cá chép, Gà}
Bài tập 1: 
- D = { 6;7;8;9;10;11}
- D = {x| là số tự nhiên và 5<x<12}
5D; 17D; 7D; 0D; 10D
Hoạt động 3 góp phần giúp: 
- Phát triển năng lực giao tiếp, phát triển năng lực tự tin- tự chủ ( thông qua hoạt động tự tin trình bày nhận xét trước lớp)
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm khi làm các hoạt động.
- Phát triển năng lực tính toán.
Bước Vận dụng- Mở rộng
TG
HĐ của Giáo viên- Học sinh
Nội dung
10’
HĐ 4: Vận dụng – Mở rộng
Mục tiêu: 
- Vận dụng được phép nhân và phép chia hai phân số để giải quyết một số tình huống thực tiễn.
Phương pháp/Kỹ thuật DH: Giải quyết vấn đề.
Hình thức tổ chức DH: Cá nhân.
Dự kiến sản phẩm để đánh giá: Đánh giá phần trả lời của 01 hs
Hình thức đánh giá: Đánh giá quá trình (GV đánh giá Hs; đánh giá đồng đẳng (cá nhân, nhóm));
Phương pháp đánh giá: Quan sát; Hỏi đáp; Đánh giá qua hoạt động tạo ra sản phẩm học tập;
Công cụ đánh giá: câu hỏi; bài tập, sản phẩm học tập.
- GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm 3 phút ?
- Gv: Các nhóm nhận xét chéo.
- Gv: Nhận xét và chữa sai nếu có.
- GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm 3 phút ?
- Gv: Các nhóm nhận xét chéo.
- Gv: Nhận xét và chữa sai nếu có.
- GV: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân 4 phút ?
- Gv: Các nhóm nhận xét chéo.
- Gv: Nhận xét và chữa sai nếu có.
BTVN: 
- Cho học sinh nghiên cứu và làm bài tập4 SGK Tr 9 toán 6 tập 1
Bài tập 2:
Câu đúng: a; c
Câu sai: b; d.
Bài tập 3:
Hoạt động 4 góp phần giúp: 
- Phát triển năng lực giao tiếp, phát triển năng lực tự tin- tự chủ ( thông qua hoạt động tự tin trình bày nhận xét trước lớp)
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm khi làm các hoạt động.
- Phát triển năng lực mô hình hoá toán học
- Phát triển năng lực tính toán.
Bước Tìm tòi
TG
HĐ của Giáo viên- Học sinh
Nội dung
10’
HĐ: Tìm tòi
Mục tiêu: 
 - Học sinh phát huy hiểu biết về tập hợp.
- Học sinh phải tìm toài về những năm nhuận có tháng 2 là 29 ngày.
- Học sinh nắm Tìm hiểu về năm nhuận. 
Viết tập hợp các năm có tháng 2 là 29 ngày từ sau 2020 đến năm 2030
* Hướng dẫn học ở nhà:
 	- Xem lại bài đã học.
 	- Làm bài tập 4
	- Xem trước bài học số 2.
Rút kinh nghiệm: 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_tap_hop_pha.doc