Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Bản hay)

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ cụ thể; nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.

- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“” , “”) .

 - Biết đọc và viết các phần tử của một tập hợp.

- Biết cho một tập hợp theo những cách khác nhau.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực đặc thù: Giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp, bảng phụ bài 1, 2; PHT, bảng phụ bài tập trắc nghiệm.

2. HS: Xem trước bài 1: “Tập hợp. Phần tử của tập hợp”.

 

docx 13 trang huongdt93 07/06/2022 4651
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 01 - Tiết: 1+ 2	 BÀI 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 
 Ngày soạn: ..	 Thời lượng: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ cụ thể; nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
 - Biết đọc và viết các phần tử của một tập hợp. 
- Biết cho một tập hợp theo những cách khác nhau.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, tự học và tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực đặc thù: Giao tiếp toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp, bảng phụ bài 1, 2; PHT, bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
2. HS: Xem trước bài 1: “Tập hợp. Phần tử của tập hợp”. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Tiết 1
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a. Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. 
b. Nội dung: HS quan sát các tranh ảnh.
c. Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 GV treo hai hình và cho HS quan sát Hình 1.1, Hình 1.2 rồi nêu các đối tượng có trong lọ hoa và trong bình.
Hình 1.1
Hình 1.2
 GV giới thiệu “Tập hợp gồm các bông hồng trong lọ hoa”, “Tập hợp gồm ba con cá vàng trong bình” và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
 - HS quan sát Hình 1.1, Hình 1.2 và rồi nêu các đối tượng có trong lọ hoa và trong bình.
 - HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
 GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên các em đã biết cho ví dụ về tập hợp. Để các em hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả hay biểu diễn một tập hợp như thế nào thì bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề đó”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (25 phút)
Hoạt động 1: Làm quen với tập hợp (5 phút)
a. Mục tiêu
- Làm quen với tập hợp.
- Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. 
b. Nội dung
- GV giảng, trình bày.
- HS tiếp thu, quan sát SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi ở HĐKP.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát Hình 1/7 SGK.
Yêu cầu HS viết vào vở:
+ Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.
+ Tên các bạn trong tổ của em.
+ Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân.
- GV quan sát và trợ giúp các HS yếu nếu HS cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời của mình.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chính xác hóa và giải thích – HS lắng nghe.
+ Các đồ vật ở trong Hình 1 tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của tập hợp đó (thuộc tập hợp).
+ Tương tự, “các bạn trong tổ của em tạo thành một tập hợp”;“Các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 12 cũng tạo thành một tập hợp”.
1. Làm quen với tập hợp
- Tên đồ vật trên bàn: sách, thước kẻ, êke, bút.
- Tên các bạn trong tổ: Hà, Hương, Trúc, Thắm, Anh, Quyên, Huỳnh.
- Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12 là: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.
Hoạt động 2: Các kí hiệu (20 phút)
a. Mục tiêu 
- HS biết đọc và viết các phần tử của một tập hợp. 
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
b. Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hiểu rõ kiến thức, kết quả bài tập ở HĐKP và thực hành của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung mục này trong SGK và đọc các ví dụ minh họa ở trang 7.
- Sau khi đọc xong, GV giới thiệu cách đặt tên, cách viết các phần tử của tập hợp, cũng như cách sử dụng các kí hiệu thuộc, không thuộc thông qua HĐKP ở ý thứ nhất.
- GV viết ví dụ: 
 bút∈A, tẩy∉A 
- GV giảng: 
 + Tập hợp A có 4 phần tử gồm: thước kẻ, bút, êke, sách.
 + Phần tử bút thuộc tập hợp A được kí hiệu là: bút∈A, đọc là “bút thuộc A”.
 + Phần tử tẩy không thuộc tập hợp A được kí hiệu là: tẩy∉A , đọc là “tẩy không thuộc A”.
- Qua ví dụ vừa nêu để đặt tên cho tập hợp ta dùng các chữ cái viết như thế nào, khi viết các phần tử của tập hợp cần thoả mãn điều kiện gì và mỗi phần tử của tập hợp khi viết được liệt kê mấy lần và thứ tự được liệt kê như thế nào?
- GV yêu cầu HS sử dụng kí hiệu để viết hai tập hợp còn lại trong HĐKP ở trên và viết một vài phần tử thuộc (không) thuộc trong tập hợp đó và hoạt động cặp đôi để hoàn thành bài tập thực hành 1 trang 8 SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS trả lời các câu hỏi của GV đặt ra, HS khác nhận xét.
- HS hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu ở HĐKP và hoạt động cặp đôi ở phần thực hành 1 trong 3 phút.
 HS1: Gọi B là tập hợp tên các bạn trong tổ em.
 Hương ϵ B, Thảo∉B.
 HS2: Gọi C là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.
 4 ∈C , 12 ∉C.
 Kết quả của hoạt động cặp đôi
 Thực hành 1:
 Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”
 a. 
 b. Khẳng định đúng: a ϵ M, b ∉ M, i ϵ M
 Khẳng định sai: o ϵ M
+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu.
+ Ứng với mỗi bài tập, một HS lên bảng sửa, các học sinh khác làm bài vào vở, còn thảo luận cặp đôi đại diện 1 các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt lại kiến thức.
2. Các kí hiệu
- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C,.... để kí hiệu tập hợp.
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.
- Kí hiệu:
 ∈: chỉ phần tử thuộc tập hợp.
 ∉: chỉ phần tử không thuộc tập hợp.
- Ví dụ: 
 bút∈A, tẩy∉A 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết đọc và viết các phần tử của một tập hợp. 
- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo bảng phụ bài tập 1, 2; yêu cầu HS hoàn thành các bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1, 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện HS lên bảng trình bày. 
- HS khác nhận xét bài làm của bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 1 
a. 
b. Số 2 là một phần tử của tập hợp M. Ta viết: , đọc là 2 thuộc M.
 Số 9 không là phần tử của tập hợp M. Ta viết: , đọc là 9 không thuộc M.
Bài tập 2 
5∉D; 7∈D;17∉D;0∉D; 10∈D
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút)
Hoạt động 1: Bài tập vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để hiểu rõ kiến thức.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV gọi 1 HS đọc bài tập vận dụng trang 8 SGK.
- Sau đó cho HS thảo luận cặp đôi trong 3 phút để hoàn thành bài tập vận dụng trang 8 SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thảo luận cặp đôi trong 3 phút để hoàn thành bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- Các nhóm còn lại nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập vận dụng trang 8 SGK 
Gọi G là tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12000, ta có:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
a. Mục tiêu 
- Biết đọc và viết các phần tử của một tập hợp. 
- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà
- Làm bài tập: 4/9 SGK ; 3, 4 trang 7 SBT.
- Xem trước phần 3: Cách cho tập hợp trang 8 SGK phần tiếp theo của bài 1: “Tập hợp. Phần tử của tập hợp”.
- Hướng dẫn bài 4/9 SGK: 
 Phần tử có số ngày là 31 là tháng 10 và tháng 12.
c. Sản phẩm: Bài tập về nhà của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
- Tổ trưởng các tổ sẽ kiểm tra bài tập của các thành viên của tổ trong giờ truy bài, báo cáo lại cho GV.
Tiết 2
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (6 phút)
a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố lại kiến thức của tiết học trước.
b. Nội dung: HS quan sát trên bảng phụ, đọc câu hỏi và giải đáp nhanh.
c. Sản phẩm: Từ bài toán HS nhớ lại và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
 GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm 
 Gọi HS đọc đề và hoàn thành bài tập
 Câu 1. Cho . Chọn phương án sai trong các phương án sau?
A.. 	 B.. 	 C.. 	 D..
 Câu 2. Cho B là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 5. Cách viết nào là đúng?
A.. 	 B.. 
C.. 	 D..
 Câu 3. Cho M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “HỌC SINH”. Cách viết nào là đúng? 
A.. 	B. .
C. . 	D. .
 Câu 4. Cho B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
Khẳng định
Đúng
Sai
a. 31∈D 
b. 32 ∈D
c. 2002∉D 
d. 2003∉D 
 Đáp án: 1 – D; 2 – B; 3 – C; 4 – Các khẳng định đúng là a và c.
 Các khẳng định sai là b và d.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 Đối với mỗi câu hỏi, HS đọc đề bài và có 10 giây suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Các em hãy quan sát câu 4, với B là tập hợp các số tự nhiên lẻ và lớn hơn 30 thì ta không thể liệt kê hết tất cả các phần tử của tập hợp này vì tập hợp B có vô số phần tử. Vậy có cách viết nào nhanh, gọn hơn và đầy đủ các phần tử của tập hợp B hay không?. Tiết học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề đó”. 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (21 phút)
Hoạt động 1: Cách cho tập hợp (17 phút)
a. Mục tiêu
- Học sinh biết cách cho một tập hợp theo những cách khác nhau.
- Củng cố cách viết các kí hiệu “∈” và “∉”. 
b. Nội dung 
- GV giảng, trình bày.
- HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK trong vòng 2 phút. 
- GV phân tích cho HS qua ví dụ khác: “B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10”.
+ GV gọi 1 HS biểu diễn tập hợp B dưới dạng liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp B.
+ GV giảng: Ngoài cách liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp B, ta còn có thể viết . Đây là cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử x của tập hợp B.
- GV đặt câu hỏi: Có mấy cách để cho một tập hợp? Đó là những cách nào?
- GV cho HS rút ra Nhận xét như trong SGK trang 8.
- GV chốt lại có hai cách để cho tập hợp: 
C1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
C2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
- GV hướng dẫn cách đọc kí hiệu gạch đứng “|”: sao cho. 
- GV lưu ý HS: Đối với tập hợp có quá nhiều phần tử ta nên viết theo cách 2 chọn gọn, vì cách 1 khi liệt kê các phần tử sẽ nhiều và khó quan sát.
- Với kiến thức các em vừa tiếp thu được thì chúng ta có thể giải quyết câu hỏi đặt ra ở đầu bài chưa (hoạt động mở đầu)?. 
- Gọi 1 HS trả lời và hoàn thành câu hỏi đặt ra ở hoạt động mở đầu.
- GV yêu cầu HS trao đổi, hoàn thành Thực hành 2 vào vở và cho 2 HS lên sửa bài.
- GV cho HS làm Thực hành 3 và yêu cầu 1 HS lên bảng làm ý a), b); 1 HS làm ý c).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân để hoàn thành các nhiệm vụ mà GV yêu cầu:
HS1: Giải đáp câu hỏi đặt ra ở hoạt động mở đầu.
Thực hành 2: 
HS2: a)
- Tính chất đặc trưng của tập hợp E là: E gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
 => 
HS3: b) 
 => 
Thực hành 3:
HS4: a) 
 b) 
HS5: c) Cách 1: 
 Cách 2: 
- GV quan sát và hướng dẫn các HS chưa làm được nếu có.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS hoàn thành bài tập vào vở sau đó lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét bài làm của bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt lại đáp án và tổng quát lại 2 cách cho một tập hợp:
+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
+ Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
3. Cách cho tập hợp
- Để cho một tập hợp, thường có hai cách:
C1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
C2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
 - Ví dụ: B là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 10.
+ 
+ 
Hoạt động 2: Minh họa tập hợp bằng sở đồ Venn (4 phút)
a. Mục tiêu: Biết cách minh họa tập hợp bằng sở đồ Venn. 
b. Nội dung 
- GV giảng, trình bày.
- HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc, tìm hiểu mục “Em có biết?” và phân tích, giới thiệu thêm cách minh họa tập hợp bằng một vòng kín, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một dấu chấm bên trong vòng kín đó (“ Sơ đồ Venn”)
 Cho tập hợp . Minh hoạ tập hợp A bằng sơ đồ Venn. 
- GV yêu cầu HS minh hoạ tập hợp B ở ví dụ bằng sơ đồ Venn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ mà GV yêu cầu: Minh hoạ tập hợp B ở ví dụ bằng sơ đồ Venn.
- GV quan sát và hướng dẫn HS minh họa tập hợp bằng sơ đồ Venn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS hoàn thành bài tập vào vở sau đó lên bảng trình bày.
- Một số HS khác nhận xét bài làm của bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét - sửa sai nếu có và chốt lại cách minh họa tập hợp bằng sơ đồ Venn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (11 phút)
a. Mục tiêu
- Biết cách cho một tập hợp theo những cách khác nhau.
- Củng cố cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “∉”. 
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c. Sản phẩm: Kết quả bài tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo bảng phụ bài tập 1/7 SBT, yêu cầu HS hoàn thành bài tập.
“Cho X là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn 10 vừa nhỏ hơn 20. Viết tập hợp X bằng hai cách”.
- GV nêu thêm yêu cầu: Hãy minh họa tập hợp X bằng sơ đồ Venn.
- Cho HS hoàn thành bài tập 2/7 SBT, bài 3 trang 9 SGK trên PHT trong 7 phút. GV chấm 10 PHT đầu tiên, các PHT còn lại đổi chéo nhận xét. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 + HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 1/7 SBT và hoàn thành PHT trong 7 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện HS lên bảng trình bày. 
- HS khác nhận xét bài làm của bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 1/97 SBT 
Bài tập 2/7 SBT 
 3∈Y ; 6 ∈Y ; 9∈Y ; 12 ∉D .
Bài tập 3/9 SGK 
P là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 22.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (7 phút)
Hoạt động 1: Bài tập vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để hiểu rõ kiến thức.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS giải đáp nhanh
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo bảng phụ bài tập: Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a. A là tập hợp các chữ số xuất hiện trong số 2002;
b. B là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở hình sau.
- GV gọi 1 HS đọc đề bài tập, cho HS thảo luận cặp đôi trong 2 phút để hoàn thành bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
 HS thảo luận cặp đôi trong 2 phút để hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày 
- Các nhóm còn lại nhận xét. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 
a. 
b. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
a. Mục tiêu 
- Biết cho và viết một tập hợp theo những cách khác nhau.
- Nhận biết được một phần tử thuộc hay không thuộc một tập hợp.
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp (“∈” , “∉”) .
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà
- Làm bài tập 5/8 SBT và bài tập: “Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh, đó là Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh. Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S”.
Đáp án: - Xem trước bài 2: “Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên”.
c. Sản phẩm: Bài tập về nhà của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
- Tổ trưởng các tổ sẽ kiểm tra bài tập của các thành viên của tổ trong giờ truy bài, báo cáo lại cho GV.
 PHỤ LỤC
² ² Bài tập 1: Gọi M là tập hợp các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
 a. Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử;
 b. Số 2 và số 9 có là phần tử của tập hợp M không? Hãy viết bằng kí hiệu và nêu cách đọc?
² ² Bài tập 2: Cho D là tập hợp các số tự nhiên vừa lớn hơn 5 vừa nhỏ hơn 12. Viết tập hợp D bằng cách liệt kê các phần tử rồi chọn kí hiệu ∈ ; ∉ thích hợp thay cho mỗi dấu chấm hỏi dưới đây:
² ² Bài tập vận dụng trang 8 SGK
 Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.
 Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.
PHIẾU HỌC TẬP
-----------
Họ và tên: ......................................................................................
Lớp: ......................................................................................................
Điểm
Lời ghi của giáo viên
Bài 1: (2/7 SBT) Cho . Trong các số 3; 6; 9; 12, số nào thuộc Y, số nào không thuộc Y? Dùng kí hiệu để viết câu trả lời.
 3 Y; 6 Y; 9 Y; 12 Y
Bài 2: (3/9 SGK)
Tập hợp cho bởi cách liệt kê phần tử
Tập hợp cho bởi tính chất đặc trưng
H là tập hợp các số tự nhiên chẵn khác 0 và nhỏ hơn 11.
M là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 15.
X là tập hợp các nước ở khu vực Đông Nam Á.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Đánh giá thường xuyên
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).
- Phương pháp quan sát
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn, ...)
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp hỏi đáp
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Trao đổi, thảo luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_tap_hop_pha.docx