Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Nhận biết được thế nào là cơ số, số mũ, bình phương, lập phương. Học sinh phát biểu được định nghĩa lũy thừa, quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. Học sinh vận dụng được định nghĩa và quy tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số để tỉnh được giá trị của một lũy thừa, thực hiện được phép nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số.

2. Về năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học để phân tích tổng quát công thức nhân, chia

hai lũy thừa cùng cơ sở; phân tích dữ kiện bài toán và vận dụng để thực hiện các phép tính lũy thừa Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế. Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể. Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập: tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

3. Về phẩm chất: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực; Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá; Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ, sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa, bài soạn.

- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

docx 4 trang huongdt93 07/06/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Lũy thừa với số mũ tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5
BÀI 4. LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Số học 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Nhận biết được thế nào là cơ số, số mũ, bình phương, lập phương. Học sinh phát biểu được định nghĩa lũy thừa, quy tắc nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số. Học sinh vận dụng được định nghĩa và quy tắc nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số để tỉnh được giá trị của một lũy thừa, thực hiện được phép nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số. 
2. Về năng lực: Năng lực tư duy và lập luận toán học để phân tích tổng quát công thức nhân, chia
hai lũy thừa cùng cơ sở; phân tích dữ kiện bài toán và vận dụng để thực hiện các phép tính lũy thừa Học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập. Học sinh biết tiếp cận hệ thống câu hỏi và bài tập, những tình huống có vấn đề. Phân tích được các vấn đề để đưa ra những giải pháp xử lí tình huống, những vấn đề liên quan đến bộ môn và trong thực tế. Học sinh biết vận dụng tính sáng tạo để giải quyết tình huống của từng bài toán cụ thể. Học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập: tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục. 
3. Về phẩm chất: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực; Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá; Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ, sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ ghi bài tập, sách giáo khoa, bài soạn.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Bước đầu nhận biết cách viết tắt phép nhân của một dãy các thừa số bằng nhau. 
b) Nội dung: GV nêu tình huống có vấn đề, HS quan sát, suy nghĩ. Học sinh viết công thức tính diện tích hình vuông và thể tích của hình lập phương (lớp 5). 
– Tình huống có vấn đề: Cách viết gọn của một tích nhiều thừa số bằng nhau được viết như thế nào? 
c) Sản phẩm: HS có suy nghĩ về cách viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập: Giao nhiệm vụ HS cặp đôi thảo luận: Cách viết gọn một tổng 3+3+3+3 là gì? 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và thảo luận câu hỏi
- Báo cáo kết quả: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- Kết luận/nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó đặt vấn đề 3.3.3.3 = ?, dẫn dắt HS vào bài học mới
 3 + 3 + 3 + 3 = 3.4
 3.3.3.3 =?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái niệm lũy thừa. 
a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được cách viết một tích các thừa số bằng nhau thành một lũy thừa. Biết cách đọc, cách viết kí hiệu lũy thừa, nhận biết được cơ số, số mũ. Tính được giá trị của một lũy thừa. 
b) Nội dung: Học sinh đọc và thực hiện nội dung SGK từ đó tổng quát khái niệm lũy thừa, vận dụng kiến thức đã học để trả lời thực hành 1 SGK
c. Sản phẩm: Học sinh nêu được khái niệm lũy thừa, nhận biết được cơ số, số mũ. Cách ghi kí hiệu lũy thừa; Học sinh viết được một tích các thừa số bằng nhau dưới dạng lũy thừa, tỉnh được giá trị của một lũy thừa cho trước.
d. Tổ chức thực hiện: | 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
 - Giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS đọc kĩ nội dung sgk và thực hiện HĐKP từ đó tổng quát khái niệm lũy thừa, giải thích các thuật ngữ; thảo luận hoàn thành thực hành 1
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh cá nhân đọc và ghi nhớ nội dung SGK. GV có thể kiểm tra mức độ hiểu biết của Hs thông qua hệ thống câu hỏi: (an nghĩa là gì? a bình phương là gì? a lập phương là gi?) 
+ Học sinh cá nhân đọc và thực hiện HĐKP
+ Học sinh cặp đôi đọc ví dụ 1 và làm phần thực hành 1 SGK
- Báo cáo kết quả:
+ Học sinh đứng tại chỗ trả lời và phát biểu định nghĩa 
+ Học sinh cả lớp nhận xét, 
- Kết luận/nhận định: 
+ Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức 
1. Khái niệm lũy thừa.
-HĐKP1
a) 5.5.5 = 53 = 125. 
b) 7.7.7.7.7 = 75 = 16 807
 - KTTT
Lũy thừa bậc n của a được kí hiệu an, là tích của n thừa số a 
a là cơ số, n là số mũ.
 (đọc: a lũy thừa n hoặc lũy thừa bậc n của
hoặc a mũ n) 
- Thực hành 1: 
a) 3.3.3 = 33 = 27
6.6.6.6 = 64 = 1296 
b) 32 còn gọi là 3 lũy thừa 2 hoặc bình phương của 3; 
53 còn gọi là 5 lũy thừa 3 hoặc lập phương của 5. 
c) 310 đọc là 3 mũ 10 (3 là cơ số, 10 là số mü) phần 
105 đọc là 10 mù 5 (10 là cơ số, 5 là số mũ) 
Hoạt động 2.2: Nhân hai lũy thừa cùng cơ số 
a) Mục tiêu: Học sinh tổng quát và phát biểu được bằng lời quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. Vận dụng được quy tắc để viết các tích hai lũy thừa cùng cơ số thành một lũy thừa. 
b) Nội dung: Học sinh đọc và trả lời câu hỏi từ đó tổng quát quy tắc nhân hai lũy thừa củng cơ số. Học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành 2.
c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được và nêu được quy tắc nhân hai lũy thừa củng cơ số; Kết quả bài tập thực hành 2 
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập: 
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh cặp đôi thực hiện HĐKP, thông qua đó nhận biết quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 
Áp dụng và làm thực hành 2.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đọc và thực hiện bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn sau: 
+ Theo định nghĩa thì 33 được viết như thế nào?
+ Hãy viết gọn tích 3.33 dưới dạng một lũy thừa. 
+ Thực hiện tương tự với 22.24 ?
+ Nhận xét mối quan hệ phép toán giữa số mũ của các thừa số 3.33 với số mũ của tích vừa tìm được. Tương tự với 22.24 ?
 * Tổng quát với phép tính am.an =? 
+ Học sinh đọc và làm phán thực hành 2. 
- Báo cáo kết quả: 
+Học sinh đứng tại chỗ trả lời HĐKP và tổng quát kiến thức trọng tâm như hệ thống câu hỏi gợi ý của Gv.
 + Học sinh đứng tại chỗ trả lời phần thực hành 2 
+ Học sinh cả lớp nhận xét. 
- Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức 
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
- HĐKP
a) 3.33 = 3.3.3.3 = 34 
b) 22.24 = 2.2.2.2.2.2 = 26
- KTTT
Khi nhận hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ sở và cộng các số mũ. 
am an = am+n
Thực hành 2: 
a) 33.34 = 33+4 = 37 
b) 104.103 = 104+3 = 107 
c) x2.x5 = x2+5 = x7
Hoạt động 2.3: Chia hai lũy thừa cùng cơ số 	
a). Mục tiêu: Học sinh tổng quát và phát biểu được bằng lời quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số; Vận dụng được quy tắc để viết các thương hai lũy thừa cùng cơ số thành một lũy thừa. 
b) Nội dung: Học sinh đọc và thực hiện tại từ đó tổng quát quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số; Học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành 3. 
c) Sản phẩm: Học sinh nhận biết được và nêu được quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số; Kết quả bài tập thực hành 3
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Giao nhiệm vụ học tập
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh cặp đôi thực hiện HĐKP3, thông qua đó nhận biết quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số. Áp dụng vào làm thực hành 3.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh đọc và thực hiện theo hệthống câu hỏi hướng dẫn sau:
+ Từ phép tính 2.3 = 6 thì phép tính 6:2 = ? 
*Tương tự ta có 55.52 = 57, thì kết quả của 57:52 = ?, 57:55 = ?,
* Nhận xét mối quan hệ phép toán giữa số sgk mũ của số bị chia và số chia với số mũ của thương vừa tìm được trong mỗi phép tính trên dự đoán kết quả của phép tính ở câub
* Tổng quát với phép tính am : an = ?
+ Học sinh hoạt động nhóm đọc và làm phần thực hành 3.
Báo cáo kết quả:
+ Học sinh đứng tại chỗ trả lời HĐKP và tổng quát kiến thức trọng tâm như hệ thống câu hỏi gợi ý của Gv. 
+ Học sinh báo cáo kết quả phần thực hành 3 bằng bảng nhóm. 
+ Học sinh cả lớp nhận xét. 
- Kết luận, nhận định:
 + Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số 
- HĐKP 3	
a) 55.52 = 57, thì ta suy ra 57:52 = 55, 57:55 = 52,
b) Nhận xét: số mũ của thương bằng hiệu của sổ mũ số bị chia với số mũ của số chia. 
Dự đoán: 79:77 = 72 ; 65 : 63 = 62
- KTTT
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ 
am : an = am-n
 Quy ước: a0 = 1 
- Thực hành 3:
a) 117:113= 117-3 = 114 
 117:117 =117-7 = 110 = 1 
 72.. 74 = 72+4 = 76 
 72.74:73 = 72+4-3= 73
b) Phép tính đúng là 97 : 95 = 922
Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức nhân chia hai lũy thừa cùng cơ số. 
b) Nội dung: HS giải bài tập 1, 2 SGK
c) Sản phẩm: Thái độ và kết quả làm bài tập của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh/nhóm học sinh đọc và làm các bài tập 1,2 SGK
- Báo cáo kết quả:
+ Học sinh/nhóm học sinh lên bảng trình bày kết quả 
 + Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét. 
* Kết luận nhận định: 
+ Giáo viên nhận xét và lưu ý những sai sót (nếu có) sau mỗi bài 
Bài 1. (SGK trang 18)
Bài 2. (SGK trang 18) 
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh được làm quen với việc ứng dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức vừa học. Qua đó hình thành năng lực tư duy, giải quyết vấn đề thực tiễn gắn liền với kiến thức vừa học. 
b. Nội dung: Học sinh đọc và giải các bài tập 3,4 SGK 
Bài 3. Theo Tổng cục Thống kê, tháng 10 năm 2020 dân số Việt Nam được làm tròn là 98000000 người. Em hãy viết dân số Việt Nam dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của 10.
Bài 4. Biết rằng khối lượng của Trái Đất khoảng 6 00 ... 00 tấn (21 số 0), khối lượng của Mặt Trăng khoảng 75 00 ... 00 tấn (18số 0). 
a) Em hãy viết khối lượng Trái Đất và khối lượng Mặt Trăng dưới dạng tích của một số với một luỹ thừa của 10. 
b) Khối lượng Trái Đất gấp bao nhiêu lần khối lượng Mặt Trăng?
c) Sản phẩm: Dự kiến kết quả học tập
Bài 3: 98 000 000 = 98.1000000 = 98. 106 4.
Bài 4: a) Khối lượng Trái Đất: 6.1021 tấn, khối lượng của Mặt Trăng: 75.1018 tấn
 b) Số lần khối lượng Trái Đất gấp khối lượng Mặt Trăng:
 6. 1021 : 75. 1018 = 6000.1018: 75. 1018 = 80 (lần).
d) Tổ chức thực hiện: Học sinh về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_bai_4_luy_thua_voi_so_mu_tu_nhien.docx