Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 9: Ước và bội
1. Năng lực toán học
Năng lực tư duy và lập
luận toán học
Nhận biết được ước và bội của một số tự nhiên.
Sử dụng được kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các
bội của một số tự nhiên.
(1)
Tìm được ước của một số tự nhiên. Ghi được bằng
kí hiệu tập hợp. (2)
Tìm được bội của một số tự nhiên. Ghi được bằng
kí hiệu tập hợp. (3)
Năng lực mô hình hóa
toán học
Sử dụng được kiến thức toán học để giải quyết vấn
đề thực tế. (4)
Năng lực giao tiếp toán
học
Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, tranh luận, thảo
luận với bạn cùng nhóm và trước lớp. (5)
Năng lực giải quyết
vấn đề toán học
Nhận biết được các tình huống và làm được các
bài tập thực hành, vận dụng (6)
2. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và
hợp tác
Biết chủ động đề xuất cách thực hiện khi được
giao nhiệm vụ. Lắng nghe và phản hồi tích cực. (7)
Tự chủ và tự học Thực hiện tốt các nhiệm vụ được nhóm, giáo viên
phân công. (8)
Giải quyết vấn đề và
sáng tạo
Phân công và tự nhận công việc phù hợp.
Tuần: Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt STT 1. Năng lực toán học Năng lực tư duy và lập luận toán học Nhận biết được ước và bội của một số tự nhiên. Sử dụng được kí hiệu tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số tự nhiên. (1) Tìm được ước của một số tự nhiên. Ghi được bằng kí hiệu tập hợp. (2) Tìm được bội của một số tự nhiên. Ghi được bằng kí hiệu tập hợp. (3) Năng lực mô hình hóa toán học Sử dụng được kiến thức toán học để giải quyết vấn đề thực tế. (4) Năng lực giao tiếp toán học Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, tranh luận, thảo luận với bạn cùng nhóm và trước lớp. (5) Năng lực giải quyết vấn đề toán học Nhận biết được các tình huống và làm được các bài tập thực hành, vận dụng (6) 2. Năng lực chung Năng lực giao tiếp và hợp tác Biết chủ động đề xuất cách thực hiện khi được giao nhiệm vụ. Lắng nghe và phản hồi tích cực. (7) Tự chủ và tự học Thực hiện tốt các nhiệm vụ được nhóm, giáo viên phân công. (8) Giải quyết vấn đề và sáng tạo Phân công và tự nhận công việc phù hợp. (9) 3. Phẩm chất chủ yếu Trung thực Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng bài làm nhóm mình và nhóm bạn. (10) Trách nhiệm Có trách nhiệm với công việc được giao, tích cực tham gia vào hoạt động nhóm. (11) Chăm chỉ Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập. (12) Nhân ái Hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động học tập. (13) 9. ƯỚC VÀ BỘI (2 Tiết) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng nhóm, máy vi tính, màn hình lớn, 30 băng giấy 3cm x 1cm (dài 3 ô tập, rộng 1 ô tập). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Thước thẳng, tập viết, 30 băng giấy 3cm x 1cm (dài 3 ô tập, rộng 1 ô tập). III. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hoạt động Mục tiêu Nội dung trọng tâm PP/KHDH chủ đạo Phương pháp/công cụ đánh giá HĐ1: Ước và bội Nhận biết ước và bội của một số tự nhiên Học sinh thảo luận tình huống xếp hàng của lớp 6A và viết lại số 36 thành tích 2 số bằng nhiều cách để đi dến khái niệm ước, bội Bằng mô hình hóa, khám phá Quan sát, bảng kiểm HĐ2: Cách tìm ước Biết tìm ước của một số tự nhiên Thực hiện các bài thực hành dựa theo ví dụ Trải nghiệm, khám phá Quan sát, rubric HĐ3: Cách tìm bội Biết tìm bội của một số tự nhiên Qua mô hình ghép băng giấy để rút ra cách tìm bội của một số tự nhiên Bằng mô hình hóa, khám phá Quan sát, rubric IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: ƯỚC VÀ BỘI + Mục tiêu: (1), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13) + Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: - Dạy học bằng mô hình hóa, khám phá. + Hình thức tổ chức hoạt động: - B1: Chia nhóm. - B2: Học sinh thảo luận nhóm trong hoạt động khám phá 1 - B3: Đại diện nhóm trình bày ý kiến thảo luận: Đâu là bội? Đâu là ước của 36. - B4: Giáo viên nhấn mạnh ước và bội, kí hiệu. - B5: Học sinh tự đọc ví dụ SGK, đọc chú ý, làm Thực hành 1 trên bảng nhóm và đại diện nhóm trình bày ý kiến. - B6: Ý kiến của các nhóm khác và của giáo viên. + Sản phẩm học tập: Ghi được ước, bội bằng kí hiệu tập hợp. + Cách thức đánh giá: Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Đánh giá thường xuyên (Giáo viên đánh giá, học sinh đánh giá đồng đẳng) Quan sát Bảng kiểm BẢNG KIỂM Tiêu chí Xác nhận Điểm Trả lời được số học sinh lớp 6A khi xếp hành 3 hàng, 4 hàng ../20đ Viết số 36 thành tích hai số theo các cách ../40đ khác nhau Trả lời đúng câu hỏi thực hành 1a ../40đ Chỉ ra được các ước của 6 ../40đ Tổng điểm ../140đ Hoạt động 2: CÁCH TÌM ƯỚC + Mục tiêu: (2), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13) + Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: - Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm: Khám phá. + Hình thức tổ chức hoạt động: - B1: Học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Số 18 có thể chia hết cho những số nào? - B2: Học sinh thực hiện bài tập thực hành 2 là tìm Ư(17) và Ư(20). - B3: Đại diện nhóm trình bày ý kiến và rút ra nhận xét - B4: Ý kiến của các nhóm khác và của giáo viên. + Sản phẩm học tập: Tìm và liệt kê được Ư(17) và Ư(20). + Cách thức đánh giá: Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Đánh giá thường xuyên (Giáo viên đánh giá) Quan sát Rubric RUBRIC Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tìm ước Tìm được ước nhưng chưa đầy đủ tất cả các ước Tìm được ước của số cho trước Tìm và trình bày bằng cách viết tập hợp Hoạt động 3: CÁCH TÌM BỘI + Mục tiêu: (3), (4), (5), (6), (7), (8), (9), (10), (11), (12), (13) Nếu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là BỘI của b, còn b là ƯỚC của a. - Kí hiệu tập hợp các bội của a là B(a) - Kí hiệu tập hợp các ước của a là Ư(a) Muốn tìm các ước của một số tự nhiên a (a >1), ta có thể lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chhia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a. + Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: - Dạy học bằng mô hình hóa Toán học, khám phá. + Hình thức tổ chức hoạt động: - B1: Học sinh thảo luận thực hiện hoạt động khám phá ghép băng giấy. - B2: Đại diện nhóm trình bày ý kiến và rút ra nhận xét - B3: Ý kiến của các nhóm khác và của giáo viên. - B4: Học sinh thực hiện bài tập thực hành 3 - B5: Ý kiến của các nhóm khác và của giáo viên. + Sản phẩm học tập: Tìm được bội của 3 bằng cách lấy 3 nhân với 0, 1, 2, 3, + Cách thức đánh giá: Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Đánh giá thường xuyên (Giáo viên đánh giá) Quan sát Rubric RUBRIC Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tìm bội của một số Tìm được một số bội Tìm được bội và ghi tập hợp dạng liệt kê Tìm được bội và ghi tập hợp dạng chỉ ra tính chất đặc trưng * Hướng dẫn về nhà: - Xem lại cách tìm ước, bội, cách ghi, kí hiệu . - Làm bài tập trong SGK V. RÚT KINH NGHIỆM: Muốn tìm các bội của một số tự nhiên a (a ≠ 0), ta có thể nhân a lần lượt với 0, 1, 2, 3
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai_9_uoc_va_boi.pdf