Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 5, Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 5, Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên

Năng lực Biểu hiện cụ thể

Năng lực toán học

Tư duy và lập luận toán học - Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán. (MT1)

- Thực hiện thành thạo các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. (MT2)

Giải quyết vấn đề toán học - Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính như tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, (MT3)

Mô hình hóa toán học

Giao tiếp toán học - Đọc, nghe hiểu, ghi chép và sử dụng các phép tính trong tập hợp số tự nhiên để trình bày bài. (MT4)

Sử dụng công cụ, phương tiện toán học - Sử dụng MTBT. (MT5)

Năng lực chung

Tự chủ và tự học - Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Giao tiếp và hợp tác - Tự tin, trình bày bài sinh động.

- Tích cực hoạt động nhóm.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo - Vận dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

 

docx 5 trang huongdt93 04/06/2022 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 5, Bài 3: Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: BÀI 3. TIẾT 5:
CÁC PHÉP TÍNH TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
Môn học: Toán; Lớp: 6
Thời gian: 01 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Thực hiện các phép trừ, phép chia trong tập hợp số tự nhiên.
- Vận dụng tính chất của các phép toán để tính toán hợp lý.
- Vận dụng được các phép toán để giải quyết vấn đề thực tiễn.
2. Năng lực
Năng lực
Biểu hiện cụ thể
Năng lực toán học
Tư duy và lập luận toán học
- Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong tính toán. (MT1)
- Thực hiện thành thạo các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. (MT2)
Giải quyết vấn đề toán học
- Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính như tính tiền mua sắm, tính lượng hàng mua được từ số tiền đã có, (MT3)
Mô hình hóa toán học
Giao tiếp toán học
- Đọc, nghe hiểu, ghi chép và sử dụng các phép tính trong tập hợp số tự nhiên để trình bày bài. (MT4)
Sử dụng công cụ, phương tiện toán học
- Sử dụng MTBT. (MT5)
Năng lực chung
Tự chủ và tự học
- Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác
- Tự tin, trình bày bài sinh động.
- Tích cực hoạt động nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Vận dụng vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có trách nhiệm, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt nhiệm vụ học tập.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực, tiết kiệm trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Tài liệu giảng dạy; SGK; SBT; Giáo án PPT .
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; SBT; bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Củng cố các phép tính trong tập N.
- HS phát hiện ra trong tập hợp N, phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được còn phép trừ, phép chia không phải bao giờ cũng thực hiện được.
b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập trong phần trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
* Phương pháp GD: Dạy học theo nhóm, đàm thoại.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”. 
- Luật chơi: Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi người làm 1 ô, làm xong chuyển phấn cho người tiếp theo. Người sau có thể sửa bài cho người trước. Đội nào làm đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Nội dung:
a
15
13
9
22
b
5
2
10
0
a + b
a - b
a . b
a : b
Số dư
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: (MT2, MT4)
- HS chú ý lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, đánh giá kết quả của bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong tập hợp N, phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được còn phép trừ, phép chia có phải bao giờ cũng thực hiện được không? Có điều kiện gì không? 
c) Sản phẩm:
a
15
13
9
22
b
5
2
10
0
a + b
20
15
19
22
a - b
10
11
22
a . b
75
26
90
0
a : b
3
6
0
Số dư
0
1
9
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Phép trừ và phép chia.
a) Mục tiêu:
- HS nhớ và nhận biết lại các khái niệm: Số bị trừ, số trừ, hiệu; Số bị chia, số chia, thương.
- HS biết được điều kiện để thực hiện được phép trừ, phép chia trong tập hợp số tự nhiên.
- HS nhớ và củng cố lại quy tắc trừ và phép chia hết hai số tự nhiên.
b) Nội dung:
- HS đọc hiểu nội dung sgk, thực hiện phép trừ, phép chia, bài vận dụng sgk.
d) Tổ chức thực hiện:(MT1, MT2, MT4)
* Phương pháp GD: Vấn đáp, đàm thoại, DH giải quyết vấn đề.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc, tìm hiểu và hoàn thành HĐKP3.
- GV yêu cầu các nhóm đọc hiểu khái niệm về phép trừ và phép chia hết trong SGK-tr 14,15.
- GV yêu cầu HS xác định: 
+ Các thành phần trong phép trừ, phép chia,
+ Điều kiện để thực hiện được phép trừ, phép chia. 
- GV yêu cầu HS hoàn thành Vận dụng.
- GV lưu ý cho HS phần Chú ý.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, hoạt động nhóm và hoàn thành các yêu cầu của GV.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS giơ tay phát biểu, đại diện nhóm trình bày.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt lại đáp án và nêu kiến thức trọng tâm.
c) Sản phẩm:
3. Phép trừ và phép chia:
a) Số tiền còn thiếu là:
200 000 – 80 000 = 120 000 (đồng)
b) Cần phải thực hiện gây quỹ trong:
120 000 : 20 000 = 6 (tháng)
* Hiệu hai số tự nhiên:
 a - b = x
 (số bị trừ) 	(số trừ) 	(hiệu)
- Điều kiện: a ≥ b (số bị trừ lớn hoặc bằng số trừ).
* Thương hai số tự nhiên (phép chia hết):
 	a : b 	= x
 	(số bị chia) (số chia) (thương)
- Điều kiện: b ≠ 0 (số chia khác 0).
Vận dụng:
a) Ta có: 36 – 12 = 24 
Vậy 24 năm nữa thì số tuổi An bằng tuổi mẹ An năm nay.
b) Ta có: 36 : 12 = 3
Vậy năm nay số tuổi của mẹ An bằng 3 lần số tuổi của An.
* Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a . (b – c) = a . b – a . c (ĐK: b > c)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục đích:
- Thực hiện thành thạo các phép tính trong tập hợp số tự nhiên.
- Vận dụng các phép tính vào bài tập tìm x.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm hoàn thành các BT 1, 2.
d) Tổ chức thực hiện:
* Phương pháp GD: Dạy học theo nhóm, đàm thoại, kỹ thuật khăn trải bàn.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:(MT1, MT5)
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi .
BT 1/ Áp dụng tính chất
a(b + c) = ab + ac 
a(b - c) = ab - ac
Dãy 1:
a) 25 . 12
c) 46 . 99
Dãy 2:
b) 34 . 11
d) 16. 19
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện theo kĩ thuật khăn trải bàn.
 BT 2/ Tìm số tự nhiên x, biết:
a) x + 125 = 300 	
b) 89 – x = 20 	
c) 0 : x = 0 	
Nhóm 1, 2: a), c); Nhóm 3, 4: b), c).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân + nhóm.
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS hoàn thành bài vào vở.
- BT1: GV mời HS lên bảng sửa bài.
- BT2: GV cho các nhóm trình bài, chấm chéo.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt lại đáp án.
c) Sản phẩm:
BT1:
a) 25 . 12 = 25 . (10 + 2) 
 = 25 . 10 + 25 . 2
 	 = 250 + 50 
= 300
b) 34 . 11 = 34 . (10 + 1) 
 = 34 .10 + 34 . 1
 = 340 + 34 
 = 374
c) 46 . 99 = 46(100 - 1) = 46 . 100 - 46 . 1
 = 4600 - 46 
 = 4554
d)16 . 19 = 16(20 - 1) = 16 . 20 - 16 . 1
 	 = 320 - 16 
 = 304
BT2:
a) x + 125 = 300 b) 89 - x = 20
 x = 300 – 125 x = 89 - 20
	 x = 175. x = 69.
c) 0 : x = 0 ⇒ x ∈ N*.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục đích:
- Vận dụng sáng tạo kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng vào giải BT, tự rèn luyện ở nhà.
b) Nội dung: HS vận dụng giải các BT 3, 4 và bài 4 (sgk/15).
d) Tổ chức thực hiện:
* Phương pháp GD: Dạy học theo nhóm, đàm thoại, giải quyết vấn đề.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (MT 3, MT 5)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành BT 4 SGK – tr15; BT 3, 4:
3/ Theo quy định của Luật giao thông Việt Nam, người đủ 18 tuổi trở lên và có giấy phép lái xe gắn máy hạng A1 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến 175cm3.
 	Em hãy cho biết Phong có được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi - lanh là 120 cm3 không? Biết rằng, mẹ của Phong năm nay 48 tuổi và tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Phong.
→ GV giáo dục HS nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông.
4/ Vì ba mẹ phải đi làm cả ngày nên mẹ giao cho An 1 triệu đồng và dặn bạn ở nhà nếu có nhân viên điện lực đến thu tiền điện thì lấy tiền trả cho người đó. Chiều hôm sau có nhân viên điện lực đến đưa hóa đơn tiền điện sau cho An:
Hỏi:
a) An phải trả bao nhiêu tiền? An còn thừa bao nhiêu tiền?
→ GV có thể lưu ý cho HS vì không có tiền mệnh giá 97 đồng nên có thể nhân viên điện lực sẽ thối lại cho An là 437000 đồng.
b) An cầm tiền thừa đi mua đôi giày mình thích. Em hãy đánh giá hành vi đó của An.
→ GV giáo dục HS đức tính trung thực.
- GV cho HS nhắc lại các kiến thức và cho biết em đã làm được những gì sau khi học xong bài hôm nay.
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
+ Nắm vững các phép tính trong tập N.
+ Hoàn thành các BT vào vở.
+ GV có thể giao một số BTVN nếu không đủ thời gian.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân + nhóm.
- GV quan sát và trợ giúp các nếu HS cần.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV mời đại diện nhóm trình bày.
+ Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
* Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV đánh giá, nhận xét và chốt lại đáp án.
c) Sản phẩm:
Bài 4 (sgk/15): Độ dài đường xích đạo so với khoảng cách giữa hai thành phố trên là:
40000 : 2000 = 20 (lần).
Vậy: Độ dài đường xích đạo dài gấp 20 lần khoảng cách giữa hai thành phố trên.
BT3:
Số tuổi năm nay của Phong:
48 : 3 = 16 (tuổi)
Vì 16 < 18
Nên Phong chưa được điều khiển xe gắn máy có dung tích xi - lanh là 120 cm3.
BT4:
a) + Vì tổng tiền thanh toán là 562903 đồng nên An phải trả 562903 đồng.
+ Số tiền An còn thừa là:
1000000 – 562903 = 437097 (đồng). 
b) Hành vi của An là chưa đúng. An phải đưa tiền thừa cho mẹ. Nếu cần mua giày An phải nói với mẹ và nhận được đồng ý của mẹ đã.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_tiet_5_bai_3_cac.docx