Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên - Nguyễn Hồng Quang
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được thừa sô, tích, số bị chia, số chia,số dư trong phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Nhận biết được trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.
2. Năng lực
- Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán (thực hiện được các phép tính nhân, chia số tự nhiên), năng lực giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phép nhân và phép chia số tự nhiên.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học (Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính nhẩm, tính hợp lí).
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân và nhóm.
- Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi khám phá kiến thức mới.
Trường THCS Bình Đông Họ và tên GV: Nguyễn Hồng Quang Tổ Khoa học Tự nhiên KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 5: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN Môn : Toán – Lớp 6 Số tiết : 02 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được thừa sô, tích, số bị chia, số chia,số dư trong phép chia hết và phép chia có dư. - Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - Nhận biết được trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực tính toán (thực hiện được các phép tính nhân, chia số tự nhiên), năng lực giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với phép nhân và phép chia số tự nhiên. - Năng lực tư duy và lập luận toán học (Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính nhẩm, tính hợp lí). 3. Phẩm chất - Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân và nhóm. - Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi khám phá kiến thức mới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, phiếu học tập, SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7’) a) Mục tiêu: Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng các phép tính nhân, chia. b) Nội dung: HS được tiếp cận với phép nhân và phép chia số tự nhiên thông qua tình huống thực tế mà GV đưa ra. c) Sản phẩm: HS hình thành nhu cầu sử dụng phép tính nhân và chia số tự nhiên. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu hoặc một bài toán khác phù hợp với nội dung kiến thức “Mẹ em mua một túi 10kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một kg. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ giấy bạc 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân và phép chia. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài mới. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (40’) Hoạt động 1: PHÉP NHÂN SỐ TỰ NHIÊN(20’) a) Mục tiêu: + Giúp HS nhớ, nhận biết lại khái niệm thừa số, tích và sử dụng được chúng. + Minh họa phép nhân bằng cách nhân trong thực hành. + Kiểm tra khả năng sử dụng phép nhân của HS. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Bài làm của HS thông qua thực hiện các nhiệm vụ mà GV giao cho. d) Tổ chức thực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đánh giá: Đánh giá bằng PP viết, quan sát. HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS phát biểu về khái niệm nhân hai số tự nhiên. + GV nêu ví dụ: Ví dụ: 7.4 = 7 + 7 + 7 + 7 = 28 GV nêu chú ý: (trang 17 sgk). HS làm ví dụ 1: Đặt tính nhân 7 3 8 x 4 8 5 9 0 4 2 9 5 2 3 5 4 2 4 Luyện tập 1: Tính a) 834 . 57; b) 603 . 295. Gv cho hs làm vận dụng 1. “Giá tiền phô tô một trang giấy là 350 đồng. Để phô tô một tài liệu dày 250 trang thì hết bao nhiêu tiền?” + GV cho HS tìm hiểu tính chất của phép nhân lần lượt theo các HĐ: HĐ1; HĐ2; HĐ3 trong SGK. + GV chia lớp thành 3 nhóm (Mỗi nhóm tiến hành một HĐ). HĐ1: Cho a = 25 và b = 18 a) Tính a . b và b . a b) So sánh kết quả nhận được ở câu a) HĐ2: a) Tìm số tự nhiên c sao cho: (325 . 28) . 15 = 325 . (28 . c) Cho a = 17, b =21, c =35 b) So sánh: (a . b) . c và a . (b . c). HĐ3:Hình chữ nhật bên (hình vẽ trang 18) được tạo thành từ hai hình chữ nhật nhỏ có chung chiều rộng. Hãy tính diện tích hình chữ nhật này bằng hai cách. HS: C1: a(b +c); C2: a . b + a . c - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Sử dụng SGK để hoàn thành các HĐ1, HĐ2,HĐ3 + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả cho HĐ của mình. + Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV đặt câu hỏi: Các kết quả cho thấy phép nhân có những tính chất nào? => GV khái quát (quy nạp) tới ba tính chất của phép nhân. + GV lưu ý cho HS trong phần Chú ý. + GV phân tích Ví dụ bên để HS thấy được ứng dụng của các tính chất vừa học. + GV yêu cầu HS làm ví dụ 2: Tính nhẫm: 24 . 25 Luyện tập 2: Tính nhẫm: 125 . 8001 . 8 GV cho hs làm vận dụng 2(cá nhân) 1. Phép nhân số tự nhiên a. Nhân hai số tự nhiên + Phép nhân hai số tự nhiên a và b cho ta một số tự nhiên gọi là tích của a và b, kí hiệu a x b hoặc a.b : a.b = a + a + a + + a (b số hạng) a . b = c (thừa số) . (thừa số) = (tích) Vận dụng 1: Giải Phô tô một tập tài liệu 250 trang hết: 250 . 350 = 87 500 đồng. b. Tính chất của phép nhân Phép nhân số tự nhiên có các tính chất: Giao hoán: a . b = b . a Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c) Phân phối: a(b +c) = a . b + a . c * Chú ý: Tích (ab)c hay a(bc) gọi là tích của ba số a,b,c và viết gọn là abc Ví dụ2: Tính nhẫm: 24 . 25 = (6 .4). 25 = 6 . (4 .25) = 6 . 100 = 600 Luyện tập 2 125 . 8001 . 8 = (125 . 8).8001 = 8001 . 1000 = 8001000 Vận dụng 2: (hs đọc sgk trang 18) Nhà trường phải trả số tiền là: 32 . 8 . 96 000 = 24 576 000 đồng Hoạt động 2: Phép chia hết và phép chia có dư (20’) a) Mục tiêu: + Giúp HS nhớ, nhận biết lại và sử dụng được các thuật ngữ: số bị chia, số chia, thương và số dư. + Thực hiện phép chia trong thực hành. + Giải quyết được bài toán mở đầu. b) Nội dung: HS thực hiện các nhiệm vụ của GV giao cho. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: PP vấn đáp, trực quan, đánh giá bằng PP hỏi đáp. HĐ CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS thực hiện lần lượt HĐ4 , HĐ5 HĐ 4: Thực hiện các phép chia: 196 : 7; 215 : 18. HĐ 5: trong hai phép chia trên chỉ ra phép chia hết và phép chia có dư. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết số bị chia, số chia, thương và số dư (nếu có). Hs phát biểu khái niệm về phép chia + GV yêu cầu HS làm ví dụ 3: Đặt tính rồi thực hiện phép chia sau: 4847 : 131 ; 5580 : 157 (hs thực hành như sgk trang 19) Luyện tập 3 ( GV gợi ý HS có thể đặt tính). + GV yêu cầu HS làm Ví dụ 4: + GV yêu cầu HS làm Vận dụng 3: Giải bài toán mở đầu: “Mẹ em mua một túi 10kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một kg. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ giấy bạc 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?” 2. Phép chía hết và phép chia có dư a) Chia hai sô tự nhiên + Với hai số tự nhiên a, b đã cho (b khác 0), ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho: a = bq + r trong đó 0 r < b. Nếu r = 0 thì ta có phép chia hết a:b=q, a là số bị chia, b là số chia, q là thương. Nếu 0 < r < b thì thì ta có phép chia có dư a:b=q(dư r); a là số bị chia, b là số chia, q là thương và r là số dư. Ví dụ 3: Vậy: 4847 : 131 = 37. 5580 : 157 = 35 (dư 85) Luyện tập 3 a) 945:45 = 21. b) 3121: 51 = 61 (dư 10) Ví dụ 4: (đề sgk trang 19) Vì: 2 457 : 45 = 54 (dư 27) nên xếp đủ 54 xe thì còn thừa 27 người và phải dùng thêm 1 xe nữa để chở nốt những người này. Vậy, cần ít nhất là: 54+1=55 (xe) Vận dụng 4: Mẹ phải trả cho cô bán hàng số tiền là: 10 . 20 000 = 200 000 đồng. Vậy, mẹ phải đưa cho cô bán hàng số tờ giấy bạc 50 nghìn đồng là: 200 000 : 50 000 = 4 ( tờ). 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15’) a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm bài tập 1.23, 1.24 của SGK trang 20. c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS. d) Tổ chức thực hiện: PP học theo nhóm 4 HS; PP đánh giá: Đánh giá bằng PP viết. Nhóm 1: 1.23a và 1.24d. Nhóm 2: 1.23b và 1.24b; Nhóm 3: 1.23c và 1.24c. Nhóm 4: 1.23d và 1.24a - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập ở phiếu học tập. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án. Bài 1.23: a) 951.23= 21 873; b) 47 . 273 = 12 831; c) 845.253= 213 785; d) 1 356.125=169 500. Bài 1.24: a) 125.10=1 250; b) 2021.100=202 100; c) 1991.25.4= 199 100; d) 3025.125.8= 3 025 000. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (10’) a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm: Kết quả của HS. d) Tổ chức thực hiện: PP nhóm dưới hình thức cặp đôi, PP đánh giá: Đánh giá qua sản phẩm bài làm của HS. - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.25 ; 1.26; 1.27; 1.28; 1.29; 1.30. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3’) - Ôn lại nội dung kiến thức đã học. - Hoàn thành đầy đủ các bài tập đã giải vào vở. - Chuẩn bị bài mới LUYỆN TẬP CHUNG cho tiết tiếp theo.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_5.docx