Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết một số tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên khác
2. Năng lực: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp, sử dụng được cách mô tả (cách viết) một tập hợp
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho học sinh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp:
Ngày dạy Lớp Tiết Sĩ số Học sinh vắng
6A
6B
6C
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN TIẾT 1 - §1: TẬP HỢP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nhận biết một số tập hợp và các phần tử của nó, tập hợp các số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên khác 2. Năng lực: Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp, sử dụng được cách mô tả (cách viết) một tập hợp 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho học sinh II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy chiếu III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: Ngày dạy Lớp Tiết Sĩ số Học sinh vắng 6A 6B 6C 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong giờ học 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Học sinh cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. b) Tổ chức thực hiện: Nội dung Sản phẩm - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6a2”... và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Giáo viên gọi một số học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên đánh giá kết quả củahọc sinh, trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp” - Học sinh quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh. - Từ bài toán học sinh vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp a) Mục tiêu: + Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp . + Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “” và “”. + Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp. b) Tổ chức thực hiện Nội dung Sản phẩm - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên cho học sinh quan sát Hình 1.3 SGK-tr6: * Tập hợp M gồm các phần tử nào? + Giáo viên ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B. + Giáo viên tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp. * Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp. * Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M? * Học sinh hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe. + Giáo viên: quan sát và trợ giúp các nhóm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Học sinh: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại tập hợp và phần tử của tập hợp. 1. Tập hợp và phần tử của tập hợp . x A . y - Một tập hợp (tập) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp. + x là một phần tử của tập A. Kí hiệu: x A + y không là phần tử của tập A. Kí hiệu: y A Hoạt động 2: Mô tả một tập hợp a) Mục tiêu: + Học sinh biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp. + Giới thiệu kí hiệu tập hợp số tự nhiên ( ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( *) + Củng cố cách viết các kí hiệu “” và “”. b) Tổ chức thực hiện Nội dung Sản phẩm - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + Giáo viên giảng và nêu yêu cầu: Mô tả tập hợp là cho biết cách xác định các phần tử của tập hợp đó. * Quan sát H1.4, tập hợp P gồm những phần tử nào? + Giáo viên phân tích: Ta biểu diễn tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử theo 2 cách như sau: + Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5} Lưu ý viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần. + Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp P = { n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6} * Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đôi thảo luận ?.SGK-tr7 + Giáo viên chú ý thêm cho học sinh: 1. là tập hợp số tự nhiên 0; 1; 2; 3;... Ta có thể viết tập như sau: = { 0; 1; 2; 3;...}. 2. Viết n có nghĩa n là một số tự nhiên. Chẳng hạn, tập P các số tự nhiên nhỏ hơn 6 có thể viết là: P = { n | n , n < 6} hoặc P = {n , n < 6} 3. Ta dùng kí hiệu * để chỉ tập hợp các số tự nhiên khác 0, nghĩa là * = { 1; 2; 3; ...} * Học sinh áp dụng kiến thức hoạt động cá nhân hoàn thành Luyện tập 2 và Luyện tập 3. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu và phần luyện tập + Giáo viên: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Học sinh chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. + Ứng với mỗi phần luyện tập, một học sinh lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 2. Mô tả một tập hợp - Có hai cách mô tả một tập hợp Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp: Các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần. VD: P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5} Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp VD: P = { n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6} ?. Bạn Nam viết sai vì phần tử A, phần tử N đã được viết 2 lần. Luyện tập 2: A = { 0; 1; 2; 3; 4} B = { 1; 2; 3; 4} Luyện tập 3: M = { 7; 8; 9; 10} a) 5 M ; 9M HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Tổ chức thực hiện: Nội dung Sản phẩm - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên: yêu cầu học sinh hoàn thành các bài tập bài 1.1 ; 1.2 ; 1.3 SGK - tr7 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Học sinh chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu. + Ứng với mỗi bài tập, một học sinh lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở. - Bước 4: Kết luận, nhận định: - Giáo viên: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Bài 1.1: A = { a; b; c; x; y } và B = { b; d; y; t; u; v } a A ; a B b A ; b B x A ; x B u A ; u B Bài 1.2: U = { x |x chia hết cho 3} U = {0; 3; 6; 9; 12; ...} 3 U 5 U 6 U 0 U 7 U. Bài 1.3: a) K ={ 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 } b) D = { Tháng Tư, Tháng Tháng Sáu; Tháng Chín; Tháng Mười Một} c) M = { Đ ; I ; Ê ; N ; B ; P ; H ; U} HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức b) Tổ chức thực hiện - Giáo viên treo bảng phụ lên bảng hoặc trình chiếu Slide, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm trên bảng phụ Câu 1: Các viết tập hợp nào sau đây đúng? A. A = [1; 2; 3; 4] B. A = (1; 2; 3; 4) C. A = 1; 2; 3; 4 D. A = {1; 2; 3; 4} Câu 2: Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau? A. 2 ∈ B B. 5 ∈ B C. 1 ∉ B D. 6 ∈ B Câu 3: Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10. A. A = {6; 7; 8; 9} B. A = {5; 6; 7; 8; 9} C. A = {6; 7; 8; 9; 10} D. A = {6; 7; 8} Câu 4: Viết tập hợp P các chữ cái khác nhau trong cụm từ: “HOC SINH” A. P = {H; O; C; S; I; N; H} B. P = {H; O; C; S; I; N} C. P = {H; C; S; I; N} D. P = {H; O; C; H; I; N} Câu 5: Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng A. A = {x|15 < x < 19} B. A = {x|15 < x < 20} C. A = {x|16 < x < 20} D. A = {x|15 < x ≤ 20} Đáp án: 1- D, 2 – D, 3 – A, 4 – B, 5 – D * Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Đánh giá thường xuyên: + Sự tích cực chủ động của học sinh trong quá trình tham gia các hoạt động học tập. + Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân. + Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể) - Phương pháp quan sát: + Giáo viên quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với giáo viên, với các bạn,.. + Giáo viên quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của học sinh. - Phương pháp hỏi đáp - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận. * Hướng dẫn về nhà - Tự lấy được hai ví dụ về tập hợp và chỉ ra phần tử của tập hợp; Hiểu và ghi nhớ hai cách viết một tập hợp. - Vận dụng hoàn thành các bài tập: 1.31-SGK-tr20; bài 1.4 và 1.5- SGKtr8. - Chuẩn bị bài mới “ Cách ghi số tự nhiên”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuon.doc