Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37-42 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37-42 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

* Yêu cầu tối thiểu cần đạt:

 Thực hiện được các phép tính nhân trong tập hợp các số nguyên. Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phép nhân phân phối với phép cộng trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

* HSKG: Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính nhân số nguyên.

2. Năng lực:

- Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức

tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề vào trong thực tiễn.

- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.

2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK.

 

doc 25 trang huongdt93 04/06/2022 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tiết 37-42 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2021
Ngày giảng: Tiết 37. 15/11/2021 
 Tiết 38. 15/11/2021 (6A1); 16/11/2021 (6A2)
Tiết 37, 38 - §16: PHÉP NHÂN SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
* Yêu cầu tối thiểu cần đạt: 
	Thực hiện được các phép tính nhân trong tập hợp các số nguyên. Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phép nhân phân phối với phép cộng trong tập hợp các số nguyên trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).
* HSKG: Giải quyết được những vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính nhân số nguyên.
2. Năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức
tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề vào trong thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.
2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 37:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng phép nhân số nguyên. 
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: 
Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu “ Để quản lí chi tiêu cá nhân, bạn Cao dùng số nguyên âm để ghi vào sổ tay các khoản chi của mình. Cuối tháng, bạn Cao thấy trong sổ có ba lần ghi -15 000 đồng. Trong ba lần ấy, bạn Cao đã tri tất cả bao nhiêu tiền?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài toán mở đầu dẫn đến phép nhân số nguyên âm -15 000 . 3 . Để biết cách tính kết quả chính xác của bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân số nguyên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên khác dấu
a) Mục tiêu: 
+ HS nhớ lại định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên. Tìm hiểu cách nhân hai số khác dấu bằng cách đưa về phép cộng. Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số trái dấu. Giải được bài toán mở đầu.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV nhắc lại và ghi lên bảng nhân hai số tự nhiên: 
a.b = b.a = a + a +... + a 
 (b số hạng a) 
VD: 2 . 3 = 2 + 2 + 2 = 6
GV phân tích có thể làm tương tự đối với phép nhân hai số nguyên khác dấu.
+ GV cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1; HĐ2.
+ GV chữa, và phân tích lại trên bảng cho HS.
+ GV dẫn dắt, đi đến quy tắc nhân hai số trái dấu trong hộp kiến thức. 
+ GV cho 1 số HS đọc lại quy tắc.
+ GV giảng, phân tích mẫu cho HS Ví dụ 1 để HS hình dung cách làm.
+ GV lưu ý nhấn mạnh, khắc sâu cho HS: Tích hai số nguyên khác dấu luôn là một số nguyên âm.
+ GV yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày Luyện tập 1, dưới lớp trình bày vở.
+ HS trao đổi thảo luận hoàn thành Vận dụng 1 giải bài toán mở đầu.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
1. Nhân hai số nguyên khác dấu
+ HĐ1: 
(-11).3= (-11) +(-11) +(-11) = -33
- ( 11.3) = - ( 11 + 11 + 11) = -33
 => -11.3 = - ( 11.3)
+ HĐ2: Dự đoán
5. (-7) = -35
(-6).8 = -48
* Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của hai số với nhau rồi đặt dấu “-“ trước kết quả nhận được.
Nếu m, n thuộc N* thì m. (-n) = (-n).m= -(m.n)
Ví dụ 1:
a) 25 . (-4) = -(25.4) = -100
b) (-10).11 = -(10.11) = -110
Luyện tập 1:
1. Tính
a) (-12).12 = -144
b) 137 . (-15) = -2 055
2. Tính nhẩm
 5.(-12) = -60
Vận dụng 1:
Trong ba lần ấy, bạn Cao đã chi tất cả số tiền là:
-15 000 . 3 = -45 000 ( đồng)
Tiết 38:
Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên cùng dấu
a) Mục tiêu: 
+ Tìm hiểu cách nhân hai số nguyên âm
+ Hình thành và luyện kĩ năng nhân hai số âm.
+ Khắc sâu quy luật về dấu của một tích hai số.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS lần lượt thực hiện hai HĐ: HĐ3, HĐ4.
HĐ3: Quan sát ba dòng đầu và nhận xét dấu của tích mỗi khi đổi dấu của một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại.
HĐ4: Dựa vào nhận xét ở HĐ3, dự đoán kết quả của (-3) . (-7).
+ GV hướng dẫn, nhấn mạnh sự đổi dấu của tích hai số, mỗi khi đổi dấu chỉ một trong hai thừa số của nó. 
+ GV phân tích và rút ra quy tắc nhân hai số nguyên âm.
+ GV phân tích và giảng mẫu cho HS Ví dụ 2
+ GV yêu cầu HS áp dụng kiến thức hoàn thành Luyện tập 2. (2HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp làm vào vở)
+ GV nêu chú ý và cho HS đọc phần Chú ý trong SGK (tr71).
+ GV hướng dẫn HS tổ chức trao đổi, thảo luận nhóm phần Thử thách nhỏ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Quy tắc nhân hai số nguyên âm
2. Nhân hai số nguyên cùng dấu.
+ HĐ3:
Nhận xét: Khi đổi dấu một thừa số và giữ nguyên thừa số còn lại thì tích cũng đổi dấu.
+ HĐ4: Dự đoán:
(-3).(-7) = 21
* Quy tắc nhân hai số nguyên âm:
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân phân số tự nhiên của hai số đó với nhau.
Nếu m, n N* thì (-m).(-n) = (-n).(-m) = m.n
Ví dụ 2:
(-10). (-15) = 10.15 = 150
Luyện tập 2:
a) (-12) .(-12) = 12. 12 = 144
b) (-137). (-15) = 137.15 = 2 055
* Chú ý: Tích của một số nguyên với 0 luôn bằng 0
a.0 = 0.a = 0
Thử thách nhỏ:
Hoạt động 3: Tính chất của phép nhân
a) Mục tiêu: 
+ Nhắc lại các tính chất của phép nhân số nguyên, tương tự đối với nhân số tự nhiên.
+ Vận dụng các tính chất của phép nhân trong tính toán.
+ Luyện kĩ năng xác định dấu và tính tích của nhiều thừa số, tính nhẩm và nâng cao kĩ năng giải toán.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Tính và so sánh giá trị của a.b và b.a biết a = -3, b =7
Tính và so sánh giá trị của a.(b.c) và (a.b).c biết a = 2; b = -4; c = -5.
Tính a.(b+c) và ab+ac khi a = -2, b =14, c = -4 (phần ?)
Sau mỗi hoạt động GV dẫn dắt, phân tích rút ra tính chất của phép nhân số nguyên.
+ GV nhấn mạnh tính chất của phép nhân số nguyên cũng tương tự như các tính chất của phép nhân số tự nhiên và tổng hợp các tính chất như trong hộp kiến thức.
+ GV nêu chú ý và tích của nhiều số nguyên cũng tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.
+ GV phân tích mẫu cách làm ý a) của Ví dụ 3 để HS hiểu rõ cách làm và cho 1 HS trình bày ý b).
+ GV hướng dẫn và cho 2 HS lên bảng trình bày Luyện tập 3 (dưới lớp làm vở).
+ GV khắc sâu kiến thức cho HS: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:
a(b-c) = ab -ac
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Các tính chất của phép nhân.
3. Tính chất của phép nhân
+ a.b = (-3).7 = -21
 b.a = 7. (-3) = -21
=> a.b = b.a
+ a.(b.c) = 2. [(-4).(-5)] = 2.20=40
 (a.b).c = [2.(-4)].(-5) = 40
=> a.(b.c) = (a.b).c
+ a. (b+c) = (-2).(14-4) = (-2).10 = -20
+ ab+ac = (-2).14 + (-2).(-4) = -28 +8 
= -20
=> Phép nhân số nguyên có các tính chất:
+ Giao hoán: a.b =b.a
+ Kết hợp: a.(b.c) = (a.b).c
+ Phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b+c)= a.b + a.c
Chú ý: Tích của nhiều số nguyên cũng được hiểu tương tự như tích của nhiều số tự nhiên.
Ví dụ 3:
a) (-25).(-17).4 = (-25).4.(-17) 
= (-100) .(-17) =1700
b) (-2).(150+14) = (-2).150+ (-2).14 
= (-300)+(-28) = -328
Luyện tập 3:
1. a) P = 3.(-4).5.(-6) =(-12).(-30)=360
b) Tích P sẽ không thay đổi nếu đổi dấu tất cả các thừa số.
2.
 4. (-39) – 4..(-14) = 4.(-39+14) 
= 4 . (-25) = -100
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 3.32; 3.33; 3.34; 3.35 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 3.32: a) 24.(-25) = - (24.25) = -600 b) (-15).12 = - (15.12) = - 180
Bài 3.33: a) (-298).(-4) = 298.4 = 1 192 b) (-10).(-135) = 1 350
Bài 3.34: 
a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác mang dấu dương thì tích mang dấu âm.
b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương thì tích mang dấu dương.
Bài 3.35:
a) 4. (1930 + 2019) + 4.(-2019) = 4.1930 + 4.2019 -4.2019 = 7 720
b) (-3).(-17) + 3(120-17) = 3.17 + 3.120 – 3.17= 3.120 = 360	
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: 
HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng: Bài 3.37; 3.38
+ GV hướng dẫn HS bài 3.37 (GV giới thiệu công thức mở rộng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng trong trường hợp tổng có 3 hoặc nhiều số hạng: a(b+c+d) = ab+ac+ad trước khi HS làm bài).
Bài 3.37: 
a) (-8).72+8.9 – (-8) = -8.(72+19-1) = (-8).90 =-720 
b) (-27).1 011 -27 .(-12) + 27.(-1) = 27. (-1 011) +27.12 + 27. (-1) = 27.(-1011 +12 -1) = 27. (-1000) = -27000
Bài 3.38:
Số điểm của An là: 1.10 + 2.7 + 0.3+ 1. (-1) + 1.(-3) = 20
Số điểm của Bình là: 2.10+ 0.7 + 1.3 + 0. (-1)+ 2.(-3) = 17
Số điểm của Cường là: 3.7 + 1.3 + 1.(-1) + 0. (-3) = 23
Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ các quy tắc và các tính chất của phép nhân. Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm Bài 3.36 (SGK –tr72). Chuẩn bị đọc tìm hiểu trước bài mới “ Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên”.
Ngày soạn: 13/11/2021
Ngày giảng: 16/11/2021 (6A1); 17/11/2021 (6A2)
Tiết 39 - §17: PHÉP CHIA HẾT. ƯỚC VÀ BỘI CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
* Yêu cầu tối thiểu cần đạt: Nhận biết được quan hệ chia hết, khái niệm ước và bội trong tập hợp các số nguyên. Tìm được ước và bội của một số nguyên.
* HSKG: Thực hiện được các phép tính chia (chia hết) trong tập hợp các số nguyên
2. Năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức
tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề vào trong thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt.
2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK, ôn tập lại quan hệ chia hết, ước và bội trong tập các số tự nhiên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS nhớ lại ước và bội của một số tự nhiên và co sự so sánh phân biệt ước và bội của một số nguyên. Gợi động cơ học tập cho HS.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để suy nghĩ câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS nhớ lại cách tìm ước và bội của một số tự nhiên và yêu cầu HS gải bài toán sau: Tìm ước và bội của 9 và 12.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên bảng trình bày, dưới lớp làm ra nháp và nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Ước và bội của một số nguyên có gì giống và ước và bội của một số tự nhiên mà chúng ta đã học, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phép chia hết
a) Mục tiêu: HS biết cách thực hiện phép chia hết và rèn kĩ năng thực hiện phép chia hết của hai số nguyên.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV đưa ra định nghĩa phép chia hết trong N sau đó thay giả thiết a, b, q thuộc N bởi a, b, q thuộc Z tương tự khi định nghĩa a b trong Z.
+ GV hướng dẫn, phân tích mẫu cho HS Ví dụ 1 từ đó rút ra Nhận xét như SGK.
+ GV lưu ý, phân tích dấu của thương cho HS:
(+) : (+) = (+)
(-) : (-) = (+)
(+) : (-) = (-)
(-) : (+) = (-)
+ GV yêu cầu HS trình bày Luyện tập 1.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Định nghĩa phép chia hết
1. Phép chia hết
Cho a,b thuộc Z (b khác 0). Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta có phép chia hết a : b = q (a là số bị chia; b là số chia và q là thương). Khi đó ta nói a chia hết cho b, kí hiệu a:b.
Ví dụ 1:
a) 12 (-3) vì 12 = (-3). (-4). 
Ta có 12 : (-3) = -4
b) (-35) : 7 vì -35 = 7. (-5). 
Ta có -35 : 7 = -5
Luyện tập 1: 
1. 
135 : 9 = 15 
=> Ta có: 135 : (-9) = -15; 
(-135) : (-9) = 15
2. 
a) (-63) :9 = -7
b) (-24) : (-8) = 3
Hoạt động 2: Ước và bội
a) Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm ước và bội trong Z. Biết cách tìm ước và bội của một số nguyên và rèn kĩ năng tìm ước và bội.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu 1, 2 HS nhắc lại khái niệm ước và bội trong N. Sau đó, tương tự GV rút ra khái niệm ước và bội trong tập Z như trong hộp kiến thức.
+ GV giảng và phân tích mẫu Ví dụ 2 cho HS để HS nắm được cách trình bày và rút ra nhận xét như trong SGK.
+GV nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức cho HS: Để tìm các ước của số nguyên a, ta tìm các ước dương của a cùng với các số đối của chúng.
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ và hoàn thành Ví dụ 3.
+ GV cho HS đọc Chú ý trong SGK.
+ GV cho HS trình bày Ví dụ 4.
+ GV cho 2 HS lên bảng trình bày Luyện tập 2.
+ GV cho HS trao đổi, thảo luận phần Tranh luận và tự do phát biểu ý kiến cá nhân.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại: Khái niệm ước và bội; Cách tìm ước và bội của một số nguyên.
2. Ước và bội
Khi a b ( a, b Z, b 0), ta còn gọi a là một bội của b và b là một ước của a.
Ví dụ 2:
a) 3 là một ước của -12 
vì (-12) 3.
b) -35 là một bội của -7 vì (-35) (-7)
Nhận xét:
1. Nếu a là một bội của b thì -a cũng là một bội của b.
2. Nếu b là một ước của a thì -b cũng là một ước của a.
Ví dụ 3:
Ư(4) = { 1; 2; 4 }
Ư (6) = { 1; 2; 3; 6}
Ví dụ 4:
B(7) ={0;7; 14; 21; 28; ...}
Luyện tập 2:
a) Ư(-9) ={ 1; 3; 9}
b) A = {x Z| x 4, -20 < x< 20} 
= { 16; 12; 8; 4; 0}
Tranh luận:
a b và b a => a = b
=> Ví dụ hai số nguyên a, b khác nhau mà a b và b a là: -3 và 3; -5 và 5; ...
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 3.39; 3.40 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 3.39:
a) 297 : (-3) = -99
b) (-396) : (-12) = 33
c) (-600) : 15 = -40
Bài 3.40: 
a) Ư (30) = {1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ; 10 ; 15 ; 30}
 Ư(42) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 7 ; 21 ; 42}
 Ư (-50) = {1 ; 2 ; 5 ; 10 ; 25 ; 50}
b) ƯC (30 , 42) = {1 ; 2 ; 3 ; 6}	
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: 
HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng: Bài 3.41; 3.42
Bài 3.41: 
M = { x Z| x 4 và -16 x < 20} = { 16; 12; 8; 4; 0}
Bài 3.42:
Ư(15) = {1; 3; 5; 15}
Hai ước của 15 có tổng bằng -4 là: -1 và -3 hoặc 1 và -5.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ các khái niệm về phép chia hết, ước và bội và cách tìm ước và bội. Hoàn thành nốt các bài tập. 
- Chuẩn bị trước các bài tập phần Luyện tập chung, làm bài Ví dụ 1; 3.44; 3.45; 3.46; 3.47; 3.48.
Ngày soạn: 19/11/2021
Ngày giảng: Tiết 40. 22/11/2021 
 Tiết 41. 23/11/2021
Tiết 40, 41: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
* Yêu cầu tối thiểu cần đạt: Củng cố, khắc sâu các kiến thức vê các phép toán nhân, chia, ước và bội của số nguyên. Vận dụng các kiến thức trên vào làm các bài tập đơn giản
* HSKG: Vận dụng thành thạo các kiến thức trên vào tính toán hợp lí, tính nhanh và làm một số bài toán thực tế
2. Năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức
tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề vào trong thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, đề kiểm tra 15 phút.
2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK, làm đầy đủ BTVN mà GV đã giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 40:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Ghi nhớ và củng cố lại kiến thức: Quy tắc nhân hai số nguyên và các tính chất; Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung kiến thức đã học.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV dẫn dắt, đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
Nêu các tính chất của phép nhân.
Khái niệm phép chia hết của số nguyên.
Khái niệm ước và bội của một số nguyên và cách tìm các ước và bội của số nguyên.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đối với mỗi câu hỏi, 1 HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS luyện tập làm các bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập: Ví dụ 1, Bài 3.44; 3.45; 3.46; 3.47; 3.48. HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Ví dụ 1:
(-154). (-235) + 154. (-35) = 154 .(235-35) = 154.200 = 30 800
Bài 3.44: P = (-1). (-2). (-3). (-4). (-5)
a) Tích P mang dấu –
b) Nếu đổi dấu 3 thừa số của nó tích P đổi dấu và mang dấu + .
Bài 3.45:
a) (-12). (7-72) – 25.(55-43) = 12.65 -25.12 = 12. (65-25) = 12.40 =480
b) (39-19) : (-2)+ (34-22).5 = 20 : (-2) + 12.5= -10 + 60 = 50
Bài 3.46:
A = 5.4. (-3) – 3.(4-3) = -63
Bài 3.47: a) 17.[29 – (-111)] + 29.(-17) = 17.(29+111) – 29.17 = 17.(29+111-29) = 17.111 = 1 887.
b) (19-20).43 +40 = -43 +40 = -3
Bài 3.48:
a) Ư(15) = {1; 3; 5; 15}
Ư(-25) = {1; 5; 25}
b) ƯC(15,25)= {1; 5}
Tiết 41: 
Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1 (2,0 điểm): Tính 
a, 15 - 23 
b, - 12 + 34
c, - 17 – 29
d, 34 + (-70)
Câu 2 (6,0 điểm): Tính nhanh 
a, 74 . 21 + 74 . 79 – 7400
b, 34 – 27 + 66 – 73 + 2022
c, (-7) + 5 + (-6) + 9
Câu 3 (2,0 điểm): Tìm x biết
a, x + 7 = 2 
b, 34 – 2x = 14
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
Câu 
Đáp án
Điểm
1
a, 15 - 23 = -8
b, - 12 + 34 = 22
c, - 17 – 29 = -46
d, 34 + (-70) = -36
0,5
0,5
0,5
0,5
2
a, 74 . 21 + 74 . 79 – 7400
= 74 . (21 + 79) – 7400
= 74 . 100 – 7400 = 7400 – 7400 = 0
b, 34 – 27 + 66 – 73 + 2022
= 34 + 66 – 27 – 73 + 2022
= 100 – 100 + 2022 = 2022
c, (-7) + 5 + (-6) + 9
= (-7) + (-6) + 5 + 9
= -13 + 14 = 1
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
3
a, x + 7 = 2 
 x = 2 – 7
 x = -5
b, 34 – 2x = 14
 2x = 20
 x = 10
0,5
0,5
0,5
0,5
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: 
HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập vận dụng Ví dụ 2; Bài 3.49
Ví dụ 2:
Khi may theo mẫu mới:
+ Chiều dài vải để may 200 bộ uần áo nữa tăng: 2. 200 = 400 dm.
+ Chiều dài vải để may 150 bộ quần áo nam tăng: (-3).150 = -450dm.
+ Chiều dài vải để may 200 bộ quần áo nữ và 150 bộ quần áo nam tăng:
2.200+ (-3).150 = -50 dm.
Vậy Khi may theo mẫu mới, chiều dài vải để may 200 bộ quần áo nữ và 150 bộ quần áo nam giảm 50dm = 5m.
Bài 3.49:
Công nhân được lĩnh số tiền lương là: 
230. 50 000 – 8.10 000 = 11 420 000 (đồng)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm (Rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể).
- Tự suy ngẫm và tự đánh giá.
- Đánh giá đồng đẳng.
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học (Ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp vấn đáp (Kiểm tra miệng)
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ tất cả các kiến thức đã học trong chương III và chuẩn bị sản phẩm sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương III ra giấy A1 theo tổ. (GV hướng dẫn cụ thể)
- Làm nốt các bài tập chưa hoàn thành.
- Xem trước nội dung “Ôn tập chương III”. Cá nhân hoàn thành Bài 3.50; Bài 3.52; 3.53; 3.54 ra giấy và nộp vào đầu buổi sau.
Ngày soạn: 21/11/2021
Ngày giảng: 24/11/2021 
Tiết 42: ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
* Yêu cầu tối thiểu cần đạt: Củng cố các kiến thức cơ bản của chương III. Vận dụng các kiến thức của chương III vào làm các bài tập đơn giản
* HSKG: Hệ thống được kiến thức của chương III và vận dụng kiến thức đó vào làm các bài tập trong thực tiến
2. Năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
 - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra. Có ý thức
tìm tòi, khám phá và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết vấn đề vào trong thực tiễn.
- Trung thực: Báo cáo chính xác kết quả hoạt động của nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, PPT
2 - HS: SGK; đồ dùng học tập; sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 13->Bài 17.
b) Nội dung: Đại diện các nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và cho ý kiến.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung kiến thức từ Bài 1 -> Bài 7 một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày (Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa bài tập Bài 3.52 (2 HS lên bảng); 3.53 (3 HS lên bảng); 3.54 (2 HS lên bảng).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
Bài 3.52: 
a) S = {x Z| -5<x 5} = { -4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5}
Tổng các phần tử trong tập S = 5
b) T = { x Z| -7 x<1}= {-7 ; -6 ;-5 ; -4 ; -3 ; -2 ; -1 ; 0}
Tổng của các phần tử trong tập 
T = (-7) + (-6) + (-5) + (-4) + (-3) + (-2) + (-1) + 0 = -28
Bài 3.53: 
a) 15. (-236) + 15.235 = 15. ( -236 + 235) = 15.(-1) = -15
b) 237. (-28) + 28.137 = 28. (-237 + 137) = 28. (-100) = -2800
c) 38.(27-44) -27. (38-44) = 38.27 -38.44 -27.38 + 27.44 
= 44. (-38 + 27) = 44. (-11) = -484
Bài 3.54: P = (-35).x – (-15).37
a) x = 15 => P = (-35). 15 + 15.37= 15.(-35 +37) = 15.2 = 30
b) x = -37 => P = (-35) . (-37) + 15.37 
= 37. ( 35 +15) = 37.50 = 1 850
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết bài làm của HS và lưu ý HS những lỗi hay mắc.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh th

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tiet.doc