Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 7+8

Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 7+8

1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án ppt, phiếu bài tập; phòng máy

2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; chuẩn bị cắt trước tấm bìa trắng thành hình chữ nhật có kích thước 28 × 16, kéo, thước kẻ, bút chì màu.

 

docx 41 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tuần 7+8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết PPCT: 21
Phân môn: Số & Đại số
BÀI 14: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết chia hình chữ nhật thành các ô vuông đều nhau ( kích thước được cho bởi bài toán ƯC, ƯCLN)
- Tìm hiểu về dân số và diện tích của các quốc gia, biết cách tính mật độ dân số và nhận biết xem quốc gia nào có mật độ dân số lớn nhât, nhỏ nhất.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vận dụng được kiến thức tìm ước, ước chung, ước chung lớn nhất vào bài thực hành.
+ Vận dụng được kiến thức về phép chia hai số tự nhiên để giải quyết một vấn đề thực tiễn
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, bài giảng, giáo án ppt, phiếu bài tập; phòng máy
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK; chuẩn bị cắt trước tấm bìa trắng thành hình chữ nhật có kích thước 28 × 16, kéo, thước kẻ, bút chì màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Củng cố lại kiến thức cho HS.
+ Gợi mở vấn đề, dẫn dắt vào bài mới.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV hỏi đáp kiến thức cũ nhanh qua các câu hỏi sau:
+ Nêu các bước tìm ƯCLN của hai hay nhiều số tự nhiên.
+ Nêu cách tìm ƯC từ ƯCLN.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS chú ý, nhớ lại kiến thức và giơ tay phát biểu 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời 1 HS phát biểu đối với mỗi 1 câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài thực hành.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoạt động 1: Chia hình chữ nhật thành các ô vuông
a) Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức tìm ước, ước chung, ước chung lớn nhất.
+ Vận dụng được kiến thức tìm ước, ước chung, ước chung lớn nhất để thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu.
b) Nội dung: HS quan sát SGK tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Hình chữ nhật được chia đều thành các ô vuông theo yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV kiểm tra và đánh giá phần chuẩn bị của HS.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm đôi theo các yêu cầu sau:
+ Tìm ƯCLN(28,16)
+ Sử dụng thước kẻ, bút để chia hết tờ giấy hình chữ nhật đã chuẩn bị thành các hình vuông bằng nhau: mỗi hình vuông có độ dài cạnh bằng ƯCLN ( 28, 16) cm.
+ Tô màu các ô vuông của hình chữ nhật sao cho hai ô liền nhau không cùng màu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu như hướng dẫn của GV.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Hai HS lên bảng tìm ƯCLN(28, 16)
- Sau khi hoàn thành sản phẩm, các nhóm nộp lại cho GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá chung quá trình thực hành của các nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu diện tích và dân số của các quốc gia.
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng được kiến thức về phép chia hai số tự nhiên để giải quyết vấn đề thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK, phiếu bài tập và hoàn thành theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: HS hoàn thành được phiếu bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát SGK, phiếu bài tập và cho HS đọc phần Tiến hành hoạt động.
- GV hướng dẫn HS tra cứu và tìm kiếm các thông tin về dân số và diện tích của 10 quốc gia trong phiếu bài tập.
- HS hoàn thành yêu cầu của Hoạt động 2 vào phiếu bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS chú ý lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành phiếu bài tập.
- Sau khi hoàn thành xong bảng, HS giơ tay phát biểu trình bày miệng ( quốc gia có mật độ dân số lớn nhất, nhỏ nhất.)
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Họ và tên : .
Lớp : 
TIẾT 21 : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM
PHIẾU BÀI TẬP
Tìm hiểu diện tích và dân số quốc gia.
a = b.q + r trong đó : a là dân số.
	b là diện tích
	q là mật độ dân số của mỗi quốc gia ( người/km2)
STT
Quốc gia
Dân số ( người)
Diện tích (km2)
q
r
1
Việt Nam
96 208 984
331 231 
290
151 994
2
Nhật Bản
3
Malaysia
4
Hàn 
Quốc
5
Philippin
6
Ai Cập
7
Mỹ
8
Nga
9
Thái Lan
10
Pháp
Kết luận :
- Quốc gia có mật độ dân số lớn nhất là : 
 .
- Quốc gia có mật độ dân số nhỏ nhất là : 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại nội dung kiến thức toàn bộ các bài trong chương.
- Xem các bài tập : “Bài tập cuối chương I”
- Làm trước các bài tập trắc nghiệm và các bài tập tự luận: 1, 2, 3, 4 ( SGK –tr45,46).
Tuần 7
Tiết PPCT: 22
Phân môn: Số & Đại số
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1 ( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
+ Biểu diễn tập hợp.
+ Thực hiện phép toán cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa với số mũ tự nhiên.
+ Vận dụng tính chất chia hết của một tổng.
+ Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
+ Tìm các ước và bội.
+ Phân tích một số tự nhiên nhỏ thành tích các thừa số nguyên tố theo sơ đồ cây và sơ đồ cột.
+ Tìm ƯCLN, BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
+ Tìm ƯC, BC thông qua ƯCLN, BCNN.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao kĩ năng giải toán.
+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( gốm 1 đỏ và 4 xanh hoặc đen)
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập, giấy A1 theo tổ.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức từ đầu chương tới giờ.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức từ bài 1 ->bài 13.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu như sau:
+ Nhóm 1: Hai cách mô tả một tập hợp và ví dụ; Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia; các tính chất và lũy thừa với số mũ tự nhiên.
+ Nhóm 2: Chia hết và chia có dư; Tính chất chia hết của một tổng; Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 và ví dụ
+ Nhóm 3: Khái niệm ước và bội; Cách tìm ước và bội; Khái niệm số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố và các cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
+ Nhóm 4: Khái niệm ước chung, ước chung lớn nhất, bội chung, bội chung nhỏ nhất; Các bước tìm ƯCLN, BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố; Cách tìm ƯC, BC thông qua ƯCLN, BCNN.
( Tùy cách chia của mỗi GV)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý , thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* TIẾT 1 :
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trình bày miệng chữa bài tập trắc nghiệm :Câu 1 -> Câu 6.
1. C ; 2. C ; 3. D; 4.C ; 5.D ; 6.C.
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập 1, 2, 3, 7 ( SGK-tr46)
Bài 1 : 
a) A = 37 . 173 + 62 . 173 + 173
 = 173 . (37 + 62 + 1) 
 = 173 . 200 
 = 17 300
b) B = 72 . 99 + 28 . 99 – 900
 = 99 . (72 + 28) – 900
 = 9 900 – 900
 = 9 000
c) C = 23 . 3 – (110 + 15) : 42
 = 8 . 3 – (1 + 15) : 42
 = 8 . 3 – 16 : 42
 = 8 . 3 – 1
 = 8 . 3 – 1
 = 23
d) D = 62 : 4 . 3 + 2 . 52 – 2100.
 = 36 : 4 . 3 + 2 . 25 - 1
 = 27 + 50 – 1
 = 76
Bài 2: 
a) 12x02y chia hết cho 2 và 5 khi chữ số tận cùng của nó là 0
=> y = 0 
12x020 chia hết cho 3 khi tổng các chữ số của nó cũng chia hết cho 3
Nên 1 + 2 + x + 0 + 2 + 0 ⋮ 3 
=> x + 5 ⋮ 3 và 0 ≤ x ≤ 9
=> x ∈ {1; 4; 7}
Vậy để 12x02y chia hết cho 2; 3 và 5 thì y = 0 và x ∈ {1; 4; 7}.
b) 413x2y chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 khi chữ số tận cùng của nó là 5
=> y = 5
413x2y chia hết cho 9 khi tổng các chữ số của nó cũng chia hết cho 9
Nên 4 + 1 + 3 + x + 2 + 5 ⋮ 3 
=> x + 15 ⋮ 9 và 0 ≤ x ≤ 9
=> x = 3
Vậy để 413x2y chia hết cho 5 và 9 mà không chia hết cho 2 thì y = 5 và x = 3.
Bài 3 :
a) Theo đề bài: 84 ⋮ a và 180 ⋮ a => a ∈ ƯC(84, 180) và a > 6.
Ta có: 84 = 22 . 3 . 7
 180 = 22 . 32 . 5
ƯCLN(84, 180) = 22 . 3
=> a ∈ ƯC(84, 180) = Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Mà a > 6.
=> a = 12
Vậy A = {12}.
b) Vì b ⋮ 12, b ⋮ 15, b ⋮ 18 nên b ∈ BC(12, 15, 18) và 0 < b < 300
Ta có: 12 = 22 . 3
 15 = 3 . 5
 18 = 2 . 32
=> BCNN(12, 15, 18) = 22 . 32 . 5 = 180
=> b ∈ BC(12, 15, 18) = B(180) = {0; 180; 360; }
Mà 0 < b < 300
=> b = 180
Vậy B = {180}.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các HS khác
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp thuyết trình
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
- Sơ đồ tư duy
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm nốt Bài 9 (SGK - tr 47)
Tuần 7
Tiết PPCT: 5, 6
Phân môn: Hình học
BÀI 2: : HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân bằng các dụng cụ học tập.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 5
Hoạt động 3: Hình bình hành
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình bình hành và tìm được hình ảnh của hình bình hành trong thực tế.
- HS tìm tòi, khám phá được một số yếu tố cơ bản của hình bình hành và đưa ra được một số nhận xét cơ bản về mối quan hệ của cạnh, góc, hình bình hành.
- HS vẽ được hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần thực hành, vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS hoạt động nhóm thực hiện hoàn thành HĐKP3.
- GV dẫn dắt, cho HS quan sát hình và rút ra nhận xét về các đặc điểm của hình bình hành.
- GV chốt lại kiến thức, nêu và chỉ rõ các đặc điểm của hình bình hành trên bảng để HS hiểu rõ.
- GV yêu cầu một, vài HS đọc lại nội dung kiến thức như trong SGK.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Thực hành 5. 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi suy nghĩ và hoàn thành Vận dụng 4.
- GV hướng dẫn cho HS các bước vẽ hình bình hành theo các bước ở phần Thực hành 6 và cho HS thực hành vẽ hình hình bình hành (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ):Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3cm; BC = 5cm và đường chéo AC = 7cm:
+ Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
+ Từ A kẻ đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
=> Ta được hình bình hành ABCD.
- GV thực hành trên bảng hoặc trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình bình hành trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.
- HS trao đổi cách vẽ Vận dụng 5 và thảo luận rút ra nhận xét về hình vừa vẽ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát SGK, trả lời và hoàn thành các yêu cầu của GV
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: phát biểu, thực hành vẽ.
- HS rút kinh nghiệm và sửa sai cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại đặc điểm của hình bình hành, cách vẽ hình bình hành và cho HS nêu lại các bước vẽ một hình bình hành.
3. Hình bình hành
HĐKP3:
a) Ta thấy độ dài cạnh AB và CD bằng nhau, độ dài cạnh AD và BC bằng nhau.
b) Ta thấy cặp cạnh AB và CD song song nhau và cặp cạnh AD và BC song song nhau.
c) Ta thấy OA và OC bằng nhau, OB và OD bằng nhau.
=> Hình bình hành ABCD có:
- Bốn đỉnh A, B, C, D.
- Hai cặp cạnh đối diện bằng nhau:
AB = CD; BC = AD.
- Hai cặp cạnh đối diện song song: AB song song với CD; BC song song với AD.
- Hai cặp góc đối diện bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh C, góc đỉnh B bằng góc đỉnh D.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: 
OA = OC; OB = OD.
Thực hành 5:
- Góc ở đỉnh M bằng với góc ở đỉnh P.
- OM = OP, OM = OQ.
Vận dụng 4:
Thực hành 6:
Vẽ hình bình hành ABCD khi biết AB = 3cm; BC = 5cm và đường chéo AC = 7cm:
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 7cm; vẽ đường tròn tâm B bán kính 5cm; hai đường tròn cắt nhau tại C. Nối B với C.
- Từ A kẻ đường thẳng song song với BC; từ C kẻ đường thẳng song song với AB; hai đường thẳng này cắt nhau tại D.
=> Ta được hình bình hành ABCD.
Vận dụng 5:
Vẽ hình bình hành ABCD biết đường chéo AC =5cm, BD = 7cm.
- Vẽ đường chéo AC = 5cm
- Lấy O là trung điểm của AC.
- Vẽ đường thẳng BD = 7cm qua O sao cho O là trung điểm của BD.
Nối A với B, A với D, nối C với B, C với D.
=> Ta được hình bình hành ABCD .
Thảo luận:
- Các cặp cạnh đối diện AB và CD, BC và AD bằng nhau
- Các đường chéo cắt nhau tại tâm O
- Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau, độ dài cạnh AD và BC bằng nhau.
* TIẾT 6
Hoạt động 4: Hình thang cân
a) Mục tiêu: 
- HS nhận dạng được hình thang cân thông qua các hình ảnh thực tế.
- HS mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình thang cân.
- HS nhận biết được hình thang cân.
- HS biết cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
- HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Vận dụng, Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận nhóm cho HS thực hiện hoàn thành HĐKP4.
- GV dẫn dắt, tổ chức cho HS nhận xét các đặc điểm, mối quan hệ của cạnh đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân. ( Riêng về yếu tố góc, GV có thể dùng phương pháp gấp giấy, để HS thấy hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau).
- GV chốt lại kiến thức, nêu và chỉ rõ các đặc điểm của hình bình hành trên bảng để HS hiểu rõ.
- GV yêu cầu một, vài HS đọc lại nội dung kiến thức như trong SGK.
- GV cho HS suy nghĩ, trao đổi hoàn thành Thực hành 7.
+ GV cho HS thực hiện hoạt động cá nhân để hoàn thành Vận dụng 6: Thực hành gấp, cắt hình thang cân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS chú ý lắng nghe, quan sát SGK, ghi chú và hoàn thành theo yêu cầu của GV.
- GV: quan sát và trợ giúp HS. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: phát biểu, thực hành gấp, cắt.
- HS nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình thang cân, cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
4. Hình thang cân
HĐKP4:
a) Hai cạnh bên BC và AD bằng nhau.
b) AB song song với CD.
c) Ta thấy hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
=> Hình thang ABCD ( Hình 10) có:
- Hai cạnh đáy song song: AB song song với CD.
- Hai cạnh bên bằng nhau: BC= AD.
- Hai góc kề một đáy bằng nhau: góc đỉnh A bằng góc đỉnh B, góc đỉnh C bằng góc đỉnh D.
- Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD.
Hình thang ABCD như thế được gọi là hình thang cân.
Thực hành 7:
- Góc đỉnh H bằng với góc đỉnh G.
- EG = FH và EH = FG.
Vận dụng 6:
Hình vừa cắt được là hình thang cân.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
Tuần 8
Tiết PPCT: 23
Phân môn: Số và Đại số
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 1 ( TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- HS củng cố, rèn luyện kĩ năng:
+ Biểu diễn tập hợp.
+ Thực hiện phép toán cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa với số mũ tự nhiên.
+ Vận dụng tính chất chia hết của một tổng.
+ Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9.
+ Tìm các ước và bội.
+ Phân tích một số tự nhiên nhỏ thành tích các thừa số nguyên tố theo sơ đồ cây và sơ đồ cột.
+ Tìm ƯCLN, BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
+ Tìm ƯC, BC thông qua ƯCLN, BCNN.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao kĩ năng giải toán.
+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS tính độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( gốm 1 đỏ và 4 xanh hoặc đen)
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập, giấy A1 theo tổ.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức từ đầu chương tới giờ.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức từ bài 1 ->bài 13.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu như sau:
+ Nhóm 1: Hai cách mô tả một tập hợp và ví dụ; Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia; các tính chất và lũy thừa với số mũ tự nhiên.
+ Nhóm 2: Chia hết và chia có dư; Tính chất chia hết của một tổng; Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9 và ví dụ
+ Nhóm 3: Khái niệm ước và bội; Cách tìm ước và bội; Khái niệm số nguyên tố, hợp số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố và các cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
+ Nhóm 4: Khái niệm ước chung, ước chung lớn nhất, bội chung, bội chung nhỏ nhất; Các bước tìm ƯCLN, BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố; Cách tìm ƯC, BC thông qua ƯCLN, BCNN.
( Tùy cách chia của mỗi GV)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý , thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* TIẾT 2
Bài 7: 
a)
a
8
24
140
b
10
28
60
ƯCLN(a, b)
2
4
20
BCNN(a, b)
40
168
420
ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b)
80
672
8 400
a.b
80
672
8 400
b) Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy:
a . b = ƯCLN(a, b) . BCNN(a, b)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4+ 5+ 6+ 8 ( SGK –tr46,47)
Bài 4 : 
Số tiền lớp 6A bỏ ra để nhập hàng là:
100 . 16 500 + 70 . 9 800 = 2 336 000 (đồng)
Số tiền lớp 6A bán được là:
93 . 20 000 + 64 . 15 000 = 2 820 000 (đồng)
Số tiền lãi lớp 6A thu được là:
2 820 000 - 2 336 000 = 484 000 (đồng) < 500 000 (đồng)
Vậy: Với mục tiêu số tiền lãi thu được là 500 000 đồng thì lớp 6A không hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Bài 5 :
Lần 1: Phân chia thành 2 tế bào con
Lần 2: Phân chia thành 4 tế bào con => 4 = 22
Lần 3: Phân chia thành 8 tế bào con => 8 = 23
=> Ta nhận thấy các tế bào phân chia theo lũy thừa của cơ số 2.
Vậy:
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ tư là: 24 = 16 tế bào
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ năm là: 25 = 32 tế bào
Số tế bào con có được sau lần phân chia thứ sáu là: 26 = 64 tế bào.
Bài 6: 
a) Ở trường hợp a, Huy dùng 3 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 3 = 12 hình.
b) Ở trường hợp b, Huy dùng 3 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 4 = 9 hình.
c) Ở trường hợp c, Huy dùng 9 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 9 = 4 hình.
d) Ở trường hợp d, Huy dùng 12 que tăm để xếp được 1 hình.
Vậy với 36 que tăm thì Huy xếp được số hình là: 36 : 12 = 3 hình.
Bài 8: 
Gọi: Số lượng túi quà nhiều nhất mà nhóm có thể chia được là: x ( túi, x ∈ N*)
Theo đề bài => x = ƯCLN( 48, 32, 56)
48 = 24.3
32 = 25
56 = 23.7
ƯCLN( 48, 32, 56) = 23 = 8
Vậy số lượng túi quà nhiều nhất mà nhóm có thể chia được là : 8 túi.
Khi đó, số lượng vở trong mỗi túi là : 48 : 8 = 6 ( quyển)
	số lượng thước kẻ trong mỗi túi là : 32 : 8 = 4 ( chiếc)
	số lượng bút chì trong mỗi túi là : 56 : 8 = 7 (chiếc)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Đánh giá thường xuyên:
+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.
+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.
+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)
- Đánh giá đồng đẳng: HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm học tập của các HS khác
- Phương pháp quan sát:
+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..
+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.
- Phương pháp thuyết trình
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận.
- Sơ đồ tư duy
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm nốt Bài 9 (SGK - tr 47)
- Xem trước nội dung chương mới và đọc trước bài mới “ Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên”.
Tuần 8
Tiết PPCT: 24
Phân môn: Số và Đại số
CHƯƠNG 2: SỐ NGUYÊN
BÀI 1: SỐ NGUYÊN ÂM VÀ TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN ( 3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được số nguyên âm, số nguyên dương, tập hợp các số nguyên Z và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.
- Nhận biết được số đối của một số nguyên.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm trong các ví dụ thực tiễn
+ Mô tả được tập hợp số nguyên và biết cách biểu diễn số nguyên không quá lớn trên trục số.
+ Tìm số đối của một số nguyên.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: PPT trình chiếu hoặc một số đồ vật hoặc tranh ảnh có số nguyên âm ( số âm nói chung) và các dụng cụ vẽ hình ( để vẽ trục số).
2 - HS : Đồ dùng học tập; SGK, có thể tìm hiểu trước số nguyên âm và số âm nói chung.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* TIẾT 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Gợi động cơ hứng thú học tập.
- HS nhận biết ban đầu về số âm và số dương và thấy nó xuất hiện trong những hình ảnh, đồ vật, bản tin trong đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát SGK, hình ảnh trên màn chiếu .
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS đọc và trả lời câu hỏi phần HĐKĐ trong SGK.
- GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “ Đồng hồ đo nhiệt độ trong phòng”, “Nhiệt kế thủy ngân vàng” và đặt vấn đề: Các em thấy ngoài các số quen thuộc như số tự nhiên 10, 20, 30 là những số dương, còn có các số với dấu “-”đứng trước, đó là các số âm. Vậy số âm có ý nghĩa gì trong đời sống và có quan hệ như thế nào với các số đã học?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp số nguyên.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Làm quen với số nguyên âm
a) Mục tiêu: 
- HS nhận biết số nguyên âm, biết cách đọc, viết và thấy được sự cần thiết phải xây dựng tập hợp số nguyên âm để thực hiện được phép trừ hai số tự nhiên tùy ý.
- HS nhận biết ý nghĩa số âm trong một số tình huống thực tế.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nhận biết và đọc viết được số nguyên âm, số nguyên dương.
+ HS hoàn thành được phần ví dụ và thực hành.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc, sau đó hướng dẫn và cho HS trao đổi nhóm đôi thực hiện hoàn thành các yêu cầu của HĐKP1.
- GV giảng, phân tích, dẫn dắt cho HS rút ra khái niệm số nguyên âm.
- GV cho HS đọc hiểu Ví dụ 1 để học sinh rõ hơn về cách đọc số nguyên âm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát SGK và trả lời theo yêu cầu của GV
- GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS: Lắng nghe, ghi chú, phát biểu
- HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại dấu hiệu nhận biết số nguyên âm và cách đọc số nguyên âm.
1. Làm quen với số nguyên âm
HĐKP1:
a) – Các chỉ số nhiệt độ ở trên mực 0: 10 độ C, 20 độ C, 30 độ C, 40 độ C, 50 độ C
 – Các chữ số nhiệt độ ở dưới mực 0 có mang dấu âm ( - ).
b) Các bậc thang có mang dấu trừ nằm ở dưới mực nước biển.
c) Những phép tính thực hiện được trên tập hợp số tự nhiên là 2 - 5.
=> Số nguyên âm được ghi như sau: -1; -2; -3; và được đoc là: âm một, âm hai, âm ba, 
Thực hành 1: 
-4oC : Âm bốn độ xê.
-10oC: Âm mười độ xê.
-23oC: Âm hai ba độ xê.
Hoạt động 2: Tập hợp số nguyên
a) Mục tiêu: 
- HS ôn lại tập hợp số tự nhiên và làm quen với tập hợp các số nguyên; biết cách đọc, viết số nguyên.
- Củng cố lại cách dùng kí hiệu ∈ và ∉.
- Vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn, áp dụng kiến thức liên môn, vận dụng tổng hượp các kĩ năng thông qua việc:
+ Tính tiền lãi hoặc lỗ trong mua bán.
+ Tính các độ cao trên hoặc dưới mực nước biển của nhà giàn.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yê

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_6_tuan_78.docx