Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài

I, Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được GHĐ của thước, ĐCNN của thước.

2. Kỹ năng:

- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

- Đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.

3. Thái độ:

- Tích cực chú ý nghe giảng.

- Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.

- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II, Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập KWL.

- Chuẩn bị thước dây, thước cuộn,.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức đã học về các đơn vị đo độ dài.

- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút, thước.

III, Tiến trình dạy- học.

1. Hoạt động khởi động: ( 3 phút)

1.2. Khởi động:

Mục Tiêu:

 Đặt vấn đề vào bài giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.

 

docx 6 trang tuelam477 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . 
Lớp giảng: .
BÀI 1: ĐO ĐỘ DÀI.
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh biết được GHĐ của thước, ĐCNN của thước.
2. Kỹ năng:
- Ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Đo được độ dài trong một số trường hợp cụ thể.
3. Thái độ:
- Tích cực chú ý nghe giảng.
- Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II, Chuẩn bị.	
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập KWL.
- Chuẩn bị thước dây, thước cuộn,... 
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức đã học về các đơn vị đo độ dài.
- Chuẩn bị sách giáo khoa, vở, bút, thước.
III, Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động: ( 3 phút)
1.2. Khởi động:
Mục Tiêu:
 Đặt vấn đề vào bài giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Giới thiệu chương trình vật lý 6.
- Khi so sánh độ dài của 2 vật khác nhau, nếu chỉ ước lượng bằng mắt ta có thể đưa ra nhận xét chính xác được hay không?
- Quan sát hình vẽ các em hãy so sánh độ dài của 2 đoạn thẳng AB, AC. Hãy tìm cách để kiếm chứng nhận xét của mình.
- Từ xưa đến nay ở các nơi trên thế giới, đơn vị đo của các dụng cụ đo độ dài thường rất khác nhau, văn học Việt Nam thế kỷ XIX có một câu thơ mô tả tưởng mạo của một người như sau:
“ Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng,thân mười thước cao”
Ngày nay ta đã không còn biết và không còn sử dụng đến nhưng đơn vị thước tấc của người xưa và rất khó khăn để hình dung về tướng mạo của nhân vật này.
- Sau đây ta sẽ cùng nhắc lại về một số đơn vị đo độ dài phổ biến ở nước ta hiện nay và tìm hiểu cách sử dụng một dụng cụ đo độ dài thông dụng là thước.
Học sinh:
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Tiếp thu vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề qua bài học.
GVNX:
- Chương trình vật lý 6 tìm hiểu về 2 nội dung phần cơ học và phần nhiệt học
- Ước lượng bằng mắt thường ta không thể đưa ra nhận xét chính xác việc so sánh đọ dài của 2 vật.
- Để kiểm chứng sự dài ngắn của 2 vật ta phải sử dụng phép đo.
- Một số đơn vị đo độ dài đã được học như: cm, m, km,......
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 35 phút)
Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Tìm hiểu phiếu học tập KWL 
( 1 phút).
Giáo viên:
- Giới thiệu về cách sử dụng kỹ thuật KWL để tìm hiểu bài học.Sử dụng phiếu học tập KWL: 
+ Ghi những kiến thức đã biết về kiến thức đã biết về bài học vào cột K.
+ Ghi những câu hỏi muốn biết sau kết thúc bài học vào cột W.
+ Ghi những điều học được sau bài học vào cột L
- Cung cấp phiếu học tập KWL
Học sinh:
- Lắng nghe, nhận và hoàn thành phiếu.
GVNX:
Ôn lại kiến thức về đơn vị đo độ dài (10 phút).
Giáo viên: 
- Từ phiếu KWL hãy trình bày hiểu biết của em về đơn vị đo độ dài?
- Đơn vị đo độ dài chính thức của nước ta hiện nay là gì?
- Những đơn vị đo độ dài nào nhỏ hơn mét và đơn vị nào lớn hơn mét?
- Từ kiến thức đã biết hãy hoàn thiện câu hỏi C1.
- Hãy thảo luận nhóm đôi với bạn cùng bàn để trả lời câu hỏi C2, C3.
Học sinh: 
- Trình bày hiểu biết về đo độ dài.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thiện vào vở.
- Hoạt động nhóm để tìm câu trả lời.
GVNX: 
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài và cách đo độ dài ( 25 phút).
Giáo viên:
- Tùy vào hình dạng mà thước đo độ dài được chia ra thành nhiều loại.
- Em hãy ghi các loại thước đo độ dài mà em biết vào cột K của phiếu học tập. Sau đó hãy trình bày với các bạn trong lớp.
- Trả lời câu hỏi C4 
- Khi sử dụng bất kỳ dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nó.Trước khi học bài đo độ dài các em có biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là gì không? Nếu không hãy ghi câu hỏi vào mục W của phiếu học tập và cùng tìm hiểu xem ý nghĩ của nó là gì sau đó ghi vào cột L.
- Trả lời câu hỏi C5.
- Trả lời câu hỏi C6.
- Chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm trong vòng 3 phút chuẩn bị một kịch bản ngắn đóng vai nhà thiết kế thời trang. Lấy số đo của người mẫu hoặc đo vải để hoàn thiện trang phục của mình. 
- Từ hoạt động trên trả lời câu hỏi C7
- Thực hành đo bề dày của cuốn sách vật lý 6 và chiều dài của bàn học. sau đó ghi kết quả đo được vào bảng 1.1.
Học sinh:
- Sử dụng phiếu KWL trong quá trình học.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- Tham gia hoạt động viết kịch bản và đóng vai. 
- Thực hiện hoạt động thực hành.
GVNX:
K
(What we know)
W
( What we want to learn)
L
( What we learned)
I. Đơn vị đo độ dài.
1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài.
- Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét ( ký hiệu: m).
- Đơn vị đo độ dài thường dùng nhỏ hơn mét là: đề-xi-mét (dm), xen-ti-mét ( mm), mi-li-mét (mm).
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét thường dùng là: ki-lô-mét ( km)
C1:
(1) 10
(2) 100
(3) 1000
(4) 1000
2. Ước lượng độ dài.
II. Đo độ dài.
1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Một số loại thước đo độ dài: Thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp,...
a, Thước dây.
b, Thước kẻ.
c, Thước mét.
- Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch lên tiếp trên thước.
a, Dùng thước GHĐ 20 và ĐCNN 1mm.
b, Dùng thước GHĐ 30 và ĐCNN 1mm.
c, Dùng thước GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
- Người thợ may thường dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh vải, dùng thước dây để đo các số đo cơ thể của khách hàng.
2. Đo độ dài.
3. Hoạt động luyện tập: ( 4 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. 
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
Câu 1: 
Câu 2:
a, Hãy đổi 1,2 m sang các đơn vị dm, cm, mm và km.
b, Hãy đổi ra đơn vị m các độ dài 15 dm, 15 cm, 15 mm, 15 km.
Học sinh:
- Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi.
GVNX:
Câu 1: 
Câu 2:
a, 12 dm; 120 cm; 1200 mm; 0,0012 km.
b, 1,5 m; 0,15 m; 0,015 m; 15000 m
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
Mục Tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Trái Đất của chúng ra có chu vi là bao nhiêu? Để đi vòng quanh trái đất 80 ngày mỗi ngày đêm ta cần đi quãng đường là bao nhiêu?
- Khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trăng và từ Trái Đất đến Mặt Trời gấp bao nhiêu lần chu vi Trái Đất.
- Ngoài các đơn vị được học em còn biết thêm các đơn vị nào khác không? Em có biết các cách gọi khác của các đơn vị m, dm, cm, mm.
- Hãy liên hệ với câu thơ nêu ở đề bài và tưởng tưởng vóc dáng của nhân vật được miêu tả. Viết lại câu thơ bằng cách sử dụng đơn vị đo đã biết để tả lại nhân vật.
Học sinh: 
- Tìm hiểu qua sách, báo hoặc các phương tiện điện tử.
- Đặt câu hỏi nhờ giáo ciên trợ giúp để có thêm kiến thức.
GVNX:
- Trái Đất của chúng ta có chu vi là 40 ngàn km. Nếu các em muốn có một chuyến đi “ Tám mưới ngày vòng quanh thế giới” như tên một cuốn truyện khoa học của Jun Véc-nơ thì mỗi ngày đêm, các em phải đi được một quãng đường dài 500 km.
- Khoảng cách từ trái đất đến Mặt Trăng là 384 ngàn km, gấp 10 lần chu vi Trái Đất. Còn khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 150 triệu km, bằng 3750 lần chu vi của Trái Đất.
- Một số đơn vị đo khác được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới như: Hải lý ( Khoảng 1850 m), dặm ( Khoảng 1,6 km), inch ( bằng 2,54 cm),.....
- Ở nước ta các đơn vị thước, tấc đã được sử dụng từ rất lâu nhưng giá trị của chúng thay đổi theo thời kỳ, vùng miền. Ngày nay ta dùng thước: 1m, tấc: 1 dm, phân: 1 cm, li: 1mm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_bai_1_do_do_dai.docx