Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 1: Đo độ dài (Bản hay)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để do chiều dài của một vật
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài
+ Thành lập nhóm theo yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Thảo luận với các thành viện trong nhóm dể hoàn thiện nhiệm vụ học tập; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nêu được cách đo, đơn vị và dụng cụ thường dùng đê đo chiều dài của một vật; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đó chiều dài trong một số trường hợp đơn giản
+ Chỉ ra được một số thao ác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật.
+ Đo được chiều dài của một số vật bằng thước.
+ 3. Phẩm chất
- Khách quan trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vươt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng và mở rộng.
BÀI 1: ĐO CHIỀU DÀI (Thời gian thực hiện: 2 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật. - Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để do chiều dài của một vật - Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản. - Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó. - Đo được chiều dài của một vật bằng thước. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về đo chiều dài + Thành lập nhóm theo yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Thảo luận với các thành viện trong nhóm dể hoàn thiện nhiệm vụ học tập; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật. - Năng lực khoa học tự nhiên + Nêu được cách đo, đơn vị và dụng cụ thường dùng đê đo chiều dài của một vật; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đó chiều dài trong một số trường hợp đơn giản + Chỉ ra được một số thao ác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật. + Đo được chiều dài của một số vật bằng thước. + 3. Phẩm chất - Khách quan trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vươt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng và mở rộng. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Một số hình ảnh các loại thước thường được sử dụng, - Thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước kẹp - Máy chiếu, laptop - Giấy A3, bút dạ nhiều màu - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: .. Tranh Người trong tranh sử dụng dụng cụ gì đề đo chiều dài? 1 2 Câu hỏi: Để đo chiều dài của một vật bất kỳ chúng ta đều sử dụng chung một loại thước hay không? III. Tiến trình dạy học A. Khởi động Hoạt động 1: chơi trò chơi “ Lật mảnh ghép” a. Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về các công việc trong tranh. b. Nội dung: GV chiếu slide tranh , Hs xem slide và hoàn thành nội dung phiếu học tập c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1 d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Thông báo luật chơi: Quan sát slide để hoàn thành phiếu học tập 1 Câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm - Ghi nhớ luật chơi - Giao nhiệm vụ: + Quan sát hình ảnh trong slide để đưa ra nhận định nhanh: Để đo chiều dài của một vật bất kỳ chúng ta đều sử dụng chung một loại thước hay không? + Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Chiếu slide để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1 - Thu phiếu học tập của các nhóm - Nộp phiếu học tập - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về dụng cụ đo chiều dài . Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề trên - Chuẩn bị sách vở học bài B. Hình hành kiến thức mới Tiết 1: Hoạt động 2: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật a. Mục tiêu: HS xác định được đo chiều dài bằng thước mới chính xác được b. Nội dung: GV cho Hs quan sát hình 4.1 và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 và 2 trong sgk c. Sản phẩm: trả lời câu hỏi của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV cho Hs quan sát hình 4.1 và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 và 2 trong sgk + Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn CD? + Hãy ước lượng chiều dài đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + HS phát biểu cảm nhận của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng CD, AB? + HS nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng, có thể các HS khác nhau sẽ có kết quả ước lượng khác nhau - Thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thành 2 câu hỏi - Báo cáo kết quả: +Gọi một vài bạn trình bày kết quả + Mời HS khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung - HS được chọn trình bày kết quả - HS khác nhận xét - Tổng kết + Tổng hợp để đi đến kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không ta cần phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng. à Ước lượng chiều dài một vật là không chính xác mà cần sử dụng dụng cụ đo chiều dài mới chính xác - Kết luận Ước lượng chiều dài một vật là không chính xác - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 3: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài a. Mục tiêu: học sinh biết được các đơn vị đo lường chiều dài,cách đổi đơn vị đo độ dài; đơn vị đo lường chiều dài trong hệ đo lường chính thức của nước ta là mét ., b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “ động não” Yêu cầu HS nêu đơn vị đo độ dài đã được học c. Sản phẩm: Tổng hợp các đơn vị đo chiều dài d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Yêu cầu HS nêu đơn vị đo độ dài đã được học, cách đổi + Giới thiệu: Đơn vị đo lường độ dài hợp pháp chính thức của nước ta hiện nay là mét. Kí hiệu : m + Giời thiệu thêm 1 số đơn vị đo chiều dài khác Inch, đơn vị thiên văn, năm ánh sáng, micromet, nanomet, angstrong .. - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - HS trả lời - Báo cáo kết quả: - Mời 1 HS lên bảng trình bày kết quả. Các HS khác nhận xét và bổ sung - HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét - Tổng kết: Yêu cầu học sinh kết luận về các đơn vị đo độ dài à Đơn vị đo lường độ dài hợp pháp chính thức của nước ta hiện nay là mét. Kí hiệu : m - Kết luận về một số đơn vị đo độ dài, đơn vị đo lường hợp pháp về độ dài là mét - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 4: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài a. Mục tiêu: HS kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài , khái niệm GHĐ, ĐCNN của thước , xác định được GHĐ, ĐCNN của một số thước b. Nội dung: Yêu cầu HS quan sát các loại thước như hình 4.2, từ đó giúp các em nhận ra được các dụng cụ đo chiều dài thường gặp. c. Sản phẩm: sản phẩm nhóm d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3 GV giới thiệu 2 khái niệm GHĐ, ĐCNN cùng các xác định trên 1 số thước - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Kể tên nhưng loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy? + Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2 a và thước kẻ mà em đang sử dụng - Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm - Báo cáo kết quả: +Đại diện nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước + Trên một số loại thước thường có ghi GHĐ và ĐCNN à GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước - Kết luận về cần đo chiều dài bằng thước mới chính xác được - Ghi kết luận vào vở Tiết 2: Hoạt động 5: Lựa chọn thước đo phù hợp a. Mục tiêu: Ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp b. Nội dung: Lựa chọn thước đo phù hợp c. Sản phẩm: trả lời câu hỏi của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS để HS biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo và thảo luận nội dung 4 trong sgk + Quan sát sgk h4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? - Thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoàn thành 2 câu hỏi - Báo cáo kết quả: +Gọi một vài nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung -Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết à Để đo chiều dài của một vật được thuận tiện và cho kết quả chính xác ta cần ước lượng chiều ài của vật, từ đó lựa chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp - HS rút ra kết luận cách đo một vật - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 6: Các thao tác đúng khi đo chiều dài a. Mục tiêu: HS xác định được các thao tác khi đo chiều dài, thực hành đo 1 số vật b. Nội dung: Hướng dẫn HS thực hiện được đúng thao tác của phép đo chiều dài của một số vật c. Sản phẩm: trả lời câu hỏi của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành quan sát các hình 4.4, 4.5 và 4.6 và thảo luận nội dung 5,6,7 trong sgk, đo 1 số vật, So sánh chiều dài 2 đoạn thẳng AB, CD trong hình - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát Hình 4.4, 4.5 và 4.6 để hoàn thiện bài + Tiến hành đo 1 số vật theo các bước và hoàn thành bẳng 4.2 + Đo chiều dài 2 đoạn AB, CD và so sánh kết quả - Thực hiện nhiệm vụ nhóm - Báo cáo kết quả: +Gọi một vài nhóm trình bày kết quả + Mời nhóm khác nhận xét + GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung - Nhóm được chọn trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét - Tổng kết + Chốt lại các bước để đo chiều dài của một vật à -Ước lượng chiều dài cần đo, lựa chọn thước GHĐ, ĐCNN phù hợp -Đặt thước đo dọc theo chiều dài của vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật -Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật theo giá trị chia gần nhất với đầu kia của vật - Kết luận về các bước đo chiều dài - Ghi kết luận vào vở Hoạt động 7: Luyện tập a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp c. Sản phẩm: Kết quả đo chiều cao của bạn mình d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Mỗi nhóm 4 bạn, tiến thành thảo luận cách đo, tiến hành đo - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết - HS đo - Báo cáo kết quả: + Các nhóm báo cáo kết quả - Theo dõi đánh giá của giáo viên - Tổng kết: + Đánh giá được nhóm nào tiến hành đó tốt nhất .Khen ngợi học sinh - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 8: Vận dụng a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế b. Nội dung: Dùng phiếu học tập trả lời các câu hỏi giác quan của chúng ta có cảm nhận được giá trị chính xác về chiều dài của một vật hay không? Vận dụng giải thích bài toán sau: Khi quan sát các cột đèn đường tại một vị trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đèn đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất? Vậy các cột đèn đường có chiều cao khác nhau chăng? c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập, tiết sau nộp lại cho GV + Câu hỏi: Khi quan sát các cột đèn đường tại một vị trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đèn đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất? Vậy các cột đèn đường có chiều cao khác nhau chăng? - Nhận nhiệm vụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết - Thực hiện nhiệm vụ ở nhà - Báo cáo kết quả: + Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV - Theo dõi đánh giá của giáo viên C. Dặn dò - Học sinh làm bài tập SGK, SBT - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên - Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_bai_1_do_do_dai_ban_hay.docx