Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo)

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo)

I, Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Trình bày được các bước thực hiện phép đo.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng được cách đo vào một số vật.

3. Thái độ:

- Tích cực chú ý nghe giảng.

- Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.

- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

- Hứng thú tìm hiểu các hiện tượng vật lý có liên quan.

4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:

- Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II, Chuẩn bị.

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị thước thẳng, thước dây.

2. Học sinh:

- Ôn lại kiến thức về đo độ dài đã được học.

III, Tiến trình dạy- học.

1. Hoạt động khởi động: ( 7 phút)

1.1. Kiểm tra bài cũ:

Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp

 

docx 5 trang tuelam477 3230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 2: Đo độ dài (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: . 
Lớp giảng: .
BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI ( TIẾP THEO).
I, Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được các bước thực hiện phép đo.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được cách đo vào một số vật. 
3. Thái độ:
- Tích cực chú ý nghe giảng.
- Phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài.
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Hứng thú tìm hiểu các hiện tượng vật lý có liên quan.
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển năng lực ở học sinh:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II, Chuẩn bị.	
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị thước thẳng, thước dây. 
2. Học sinh: 
- Ôn lại kiến thức về đo độ dài đã được học.
III, Tiến trình dạy- học.
1. Hoạt động khởi động: ( 7 phút)
1.1. Kiểm tra bài cũ:
Mục tiêu: Kiểm tra và đánh giá mức độ hiểu bài cũ, thái độ và tinh thần ôn bài trước khi đến lớp
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên: 
- GHĐ và ĐCNN là gì?
- Kể tên một số loại thước mà em biết?
Học sinh:
- Trả lời câu hỏi.
GVNX: 
- Giới hạn đo ( GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất ( ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch lên tiếp trên thước.
- Một số loại thước đo độ dài: Thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp,...
1.2. Khởi động:
Mục Tiêu:
 Đặt vấn đề vào bài giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Yêu cầu đo độ dài luôn được đặt ra trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học. Các nhà khoa học phải tìm cách đo những độ dài rất nhỏ như kích thước của vi khuẩn hoặc đo các độ dài rất lớn như chu vi trái đất hay khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời , Mặt Trăng. Trong đời sống người ta tìm cách xác định độ cao của 1 tòa nhà hay chiều rộng của một con sông,... 
- Trong phạm vi chỉ sử dụng thước đo ta cũng có thể tìm được kích thước của một quả bóng bàn hay độ dày của một tờ giấy.
- Qua một số ứng dụng cụ thể ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng thước đo để có hiệu quả chính xác trong đo đạc.
- Tiếp tục sử dụng và hoàn thiện phiếu KWL đã dùng ở bài trước.
Học sinh:
- Tiếp thu vấn đề được đặt ra.
GVNX:
- Tìm hiểu cách sử dụng thước đo hiệu quả và chính xác. 
- Sử dụng kết hợp phiếu KWL từ bài học trước.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 30 phút)
Mục Tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho học sinh cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Cách đo độ dài ( 15 phút).
Giáo viên: 
- Chia lớp thành 4 nhóm thực hiện kỹ thuật bể cá thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
+ Nhóm 1, 2 tiến hành thảo luận trong vòng 10 phút; nhóm 3, 4 tiến hành theo dõi quá trình thảo luận trong quá trình thảo luận từng thành viên của nhóm 3 và 4 có thể lần lượt tham gia vào bể cá để đưa ra ý kiến, sau khi kết thúc thảo luận nêu nhận xét: 
1. Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
2. Họ có nói một cách dễ hiểu không?
3. Họ có để những người khác nói hay không?
4. Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
5. Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
6. Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
7. Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
- Mời một số thành viên của nhóm 3, 4 nhận xét về quá trình làm việc của nhóm 1, 2.
- Yêu cầu thành viên nhóm 3, 4 trả lời câu hỏi C1, C5.
- Đại diện của nhóm 1, 2 trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6. 
- Hoàn thành kiến thức vào phiếu KWL
Học sinh:
- Nắm rõ cách hoạt động thảo luận theo kỹ thuật bể cá.
- Tiến hành thảo luận và quan sát cuộc thảo luận.
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
- Sử dụng phiếu KWL trong quá trình tìm hiểu bài.
GVNX: 
Vận dụng ( 15 phút).
Giáo viên:
- Yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi C7, C8, C9.
- Tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm thực hiện câu hỏi C10 và tiến hành đo độ dài của 1 tờ giấy.
+ Gợi ý cách đo độ dài 1 tờ giấy: Cần đo độ dày của nhiều tờ từ đó tính được độ dày của một tờ. Cần thực hiện phép đo nhiều lần. Ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu KWL và mời 1 số học sinh trình bày.
Học sinh:
- Tiếp thu nhanh câu hỏi để trả lời nhanh.
- Tích cực hoạt động nhóm tham gia xây dựng bài học.
GVNX:
I. Cách đo độ dài.
- Khi đo độ dài của một vật bằng thước ta nên thực hiện các bước cơ bản sau:
1. Ước lượng độ dài cần đo.
2. Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. 
3. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
4. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chi gần nhất với đầu kia của vật, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo độ chia nhỏ nhất của thước.
II. Vận dụng.
C7. c,
C8. c,
C9. a, 7 cm.
b, Khoảng 6,8 cm.
c, Khoảng 7,4 cm.
3. Hoạt động luyện tập: ( 5 phút)
Mục Tiêu:
Vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. 
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
Câu 1: Một học sinh sử dụng thước có ĐCNN 1 cm để đo độ cao của một chiếc hộp. Số liệu kết quản đo nào sau đây phù hợp với ĐCNN cùa thước đo này:
A. 0,12 m.
B. 1,62 dm.
C. 4,2 cm.
D. 82 mm.
Câu 2: Vận dụng cách đo độ dài bằng thước để đo chiều dài và chiều dọc lớp học của em. Nêu kết quả đo được.
Học sinh:
- Vận dụng các kiến thức đã học trả lời câu hỏi
Câu 1: A.
4. Vận dụng, tìm tòi, mở rộng: ( 3 phút)
Mục Tiêu: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng, đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Hoạt động này khuyến khích học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
Nội dung và cách thức hoạt động
Sản phẩm
Giáo viên:
- Em có biết chiều cao trung bình của thiếu niên đủ 11 tuổi là bao nhiêu không? Chiều cao cơ thể của em là bao nhiêu? Chiều cao trung bình của nam và nữ của lớp em là bao nhiêu?
- Ngoài thước em còn biết các thiết bị nào khác được dùng để đo khoảng cách không.
- Người ta chế tạo được các thiết bị đo khoảng cách sử dụng tia laze, các thiết bị này có độ chính xác cao và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. 
Học sinh: 
- Nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tìm hiểu thêm các kiến thức về các thiết bị đo độ dài khác.
GVNX:
- Theo một thống kê của tổ chức y tế giới, chiều cao trung bình của một thiếu niên tròn 11 tuổi 143 cm ( nam) và 145 cm ( nữ).
- Ngoài thước, hiện nay có rất nhiều phương tiện và thiết bị khác để đo độ dài. Trên các tàu thủy, tàu ngầm người ta thường sử dụng thiết bị song siêu âm để đo khoảng cách (tìm và đo khoảng cách đến các tàu khác, dò độ sâu đáy biển, dò tìm cá,...).
- Trong hàng không việc dò tìm, xác định vị trí và đo khoảng cách đến các vật thể bay người ta thực hiện bằng hệ thống ra-đa sử dụng sóng vô tuyến.
- Các nhà du hành vũ trụ trên tàu Apolo đã đặt lên Mặt Trăng một số gương có tác dụng phản xạ lại tia laze chiếu từ Trái Đất, dựa vào đó các nhà thiên văn đã đo được khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng ( 400 ngàn km) sai số chưa đến 1 m.
- Trong đời sống, các thiết bị cầm tay đo khoảng cách dùng tia laze cũng dần được phổ biến, với thiết bị này chúng ta có thể đứng tại chỗ để đo khoảng cách từ sàn đến trần nhà, khoảng cách giữa 2 bức tường, giữa 2 tòa nhà,.... trong phạm vi vài chục mét một cách dễ dàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_bai_2_do_do_dai_tiep_theo.docx