Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 27: Sự bay hơi. Sự ngung tụ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 27: Sự bay hơi. Sự ngung tụ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

- Nhận biết về sự ngưng tụ ,đặc điểm của sự ngưng tụ.

- Cho được ví dụ thực tế về sự ngưng tụ.

II. Chuẩn bị :

-Giáo viên :

 +Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.

 +Cả lớp : 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng

-Học sinh : Sgk và vở ghi chép

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Kiểm tra :

-CH:Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Tìm ví dụ thực tế chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.

-CH: Hãy vạch kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ.

 -TL: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng

 Ví dụ chứng tỏ sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ: sấy tóc thì tóc sẽ mau khô, quần áo nếu phơi khi có nắng to thì sẽ nhanh khô

-TL: Kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ:

 +Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đặt trong phòng không có gió

 +Đỗ vào hai đĩa một lượng nước như nhau

 +Hơ nóng một đĩa

 +Quan sát một lúc sau ta thấy đĩa bị hơ nóng nước bay hơi nhanh hơn

 

doc 10 trang tuelam477 4280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Bài 27: Sự bay hơi. Sự ngung tụ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tích hợp trải nghiệm sáng tạo và STEM
Tuần: 31-Tiết: 30	
Ngày soạn: 27/03/2019
Ngày dạy : 01/04/2019
Bài 27: SỰ BAY HƠI - SỰ NGƯNG TỤ. (TT)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết về sự ngưng tụ ,đặc điểm của sự ngưng tụ. 
- Cho được ví dụ thực tế về sự ngưng tụ.
II. Chuẩn bị : 
-Giáo viên :
 +Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước pha màu, đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau khô.
 +Cả lớp : 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy được trên cốc, 1 phích nước nóng
-Học sinh : Sgk và vở ghi chép
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Kiểm tra : 
-CH:Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?Tìm ví dụ thực tế chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ.
-CH: Hãy vạch kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ. 
-TL: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, và diện tích mặt thoáng
 Ví dụ chứng tỏ sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ: sấy tóc thì tóc sẽ mau khô, quần áo nếu phơi khi có nắng to thì sẽ nhanh khô
-TL: Kế hoạch để kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ:
 +Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đặt trong phòng không có gió
 +Đỗ vào hai đĩa một lượng nước như nhau
 +Hơ nóng một đĩa
 +Quan sát một lúc sau ta thấy đĩa bị hơ nóng nước bay hơi nhanh hơn
Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
ĐVĐ: 
-Gv làm thí nghiệm: đổ nước nóng vào cốc, cho học sinh quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước
-Một lúc sau nhấc đĩa lên, cho học sinh quan sát mặt đĩa và yêu cầu học sinh nêu nhận xét 
-Thông báo: hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
-Vậy sự ngưng tụ có đặc điểm gì? Tốc độ ngưng tụ phụ thuộc vào các yếu tố nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn ðề này.
-Quan sát
-Quan sát và đưa ra nhận xét : Trên mặt đĩa có các giọt nước
-Lắng nghe 
-Ghi bài 
Bài 27: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiếp theo)
Hoạt động 1: Quan sát sự ngưng tụ và làm thí nghiệm kiểm tra 
-Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi
-CH: Thế nào là sự ngưng tụ?
-Nhận xét 
-Gọi học sinh nhắc lại
-Ở bài trước ta đã biết để quan sát được sự bay hơi của chất bằng cách tăng nhiệt độ của nó.Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta tăng hay giảm nhiệt độ?
-Nhận xét 
-Để khẳng định được có phải giảm nhiệt độ của hơi , sự ngưng tụ xảy ra nhanhhơn và dễ quan sát hơn hiện tượng hơi ngưng tụ không ta tiến hành thí nghiệm 
-Đvđ: trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó chúng ta làm giảm nhiệt độ của không khí th́ ta có thể làm cho hơi nước ngưng tụ nhanh hay không ?
-Gợi ý: trên lớp chúng ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo hướng dẫn phần b/SGK
-Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
-Điều khiển học sinh thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 để rút ra kết luận 
-Lắng nghe 
-TL:Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 
-Ghi bài 
-Nhắc lại khái niệm
-Lắng nghe 
-TL: Muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ ta có thể giảm nhiệt độ của chất lỏng
-Lắng nghe 
-Thảo luận nhóm và trả lời: Có thể quan sát được
-Đọc phần b/SGk
-Các nhóm bố trí thí nghiệm và quan sát hiện tượng
-Thảo luận trên lớp về kết quả thí nghiệm quan sát được và trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5 Þđi đến kết luận
-Ghi bài 
II.Sự ngưng tụ 
 1Sự ngưng tụ là gì?
-Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ 
 2.Tìm cách quan sát sự ngưng tụ 
 a)Dự đoán
 b)Thí nghiệm kiểm tra 
 c)Rút ra kết luận 
-Khi giảm nhiệt độ của hơi nước, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn và dễ dàng quan sát được hiện tượng ngưng tụ
Hoạt động 2: Vận dụng 
-Yêu cầu học sinh đọc và làm các câu C6, C7, C8
-Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu C6, C7, C8 
-Đọc và làm các câu C6, C7, C8 
-Thảo luận trên lớp
-Ghi câu trả lời đúng vào vở
 3.Vận dụng 
-C6: 2 ví dụ về hiện tượng ngưng tụ: 
 +Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ lại thành mưa
 +Sự tạo thành sương trên lá 
-C7:Ban đêm nhiệt độ xuống thấp làm hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thành các giọt sương (giọt nước) đọng trên lá 
-C8:Đối với chai đậy nút kín thì trong chai xảy ra đồng thời 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ, nhưng 2 quá trình này cân bằng nhau nên rượu không cạn. Còn ở chai không đậy nút thì rượu sẽ cạn dần do quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm sáng tạo và STEM:
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin
a. Mục tiêu: Học sinh rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin.
b. Cách tiến hành
 - Chia lớp làm 2 nhóm
 - Giao nhiệm vụ cho HS: Các nhóm cùng tìm hiểu về sự bay hơi và sự ngưng tụ
 - Thông tin từ SGK cá nhân đọc bài 26, 27 SGK Vật lí 6 để tìm kiếm thông tin về Chưng cất nước.
 - Thông tin từ nguồn khác: nhóm trưởng phân công mỗi cá nhân tìm kiếm thông tin từ:
	+ sách, báo theo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất” , “Thí nghiệm chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản” .
	+ Sưu tầm tranh ảnh từ tạp chí, sách báo, internet
Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên trong nhóm lựa chọn và tìm kiếm thông tin từ sách, báo theo các từ/cụm từ khóa sau: “Chưng cất” , “Thí nghiệm chưng cất nước”, “ Chưng cất nước bằng các dụng cụ đơn giản” .
*Kết luận về hoạt động: HS tìm kiếm thông tin theo nhóm.
Hoạt động 2: Xử lí thông tin
Mục tiêu: Từ những thông tin thu thập được tiến hành sắp xếp,lựa chọn.
 b. Cách tiến hành
- Bước 1: Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được 
- Bước 2: Nhóm trưởng điều hành cả nhóm phân tích,tổng hợp
*Kết luận về hoạt động: HS xử lí được thông tin theo nhóm.
Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng về bộ chưng cất nước.
 a. Mục tiêu: Đưa ra ý tưởng về bộ chưng cất nước
b. Cách tiến hành
Bước 1:
Dựa trên thông tin và mô hình đã thu thập được về chưng cất nước ở bước trên, mỗi thành viên đưa ra ý kiến của mình về dụng cụ và phương án bố trí thiết bị chưng cất nước của nhóm.
Bước 2: Thảo luận nhóm để lựa chọn dụng cụ cần thiết và phương án bố trí các thiết bị.
Nhóm trưởng thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm.
 Thư kí ghi lại tất cả các ý kiến.
Các thành viên đóng góp ý kiến trên cơ sở những thông tin đã thu thập được về sơ đồ chưng cất nước.
Cuối cùng nhóm trưởng điều khiển thảo luận, phân tích ý kiến của các thành viên để thống nhất phương án lựa chọn dụng cụ và cử 1- 2 bạn tronh nhóm thiết kế phương án bố trí các dụng cụ trên giấy A3, các bạn khác đóng góp ý kiến chỉnh sửa, bổ sung trên hình vẽ.
Bước 3: 
2 bạn vẽ trên giấy A3 sơ đồ bố trí các dụng cụ của thiết bị chưng cất nước. Các thành viên khác trợ giúp, nhận xét và chỉnh sửa nếu có vấn đề không hợp lí.
Hoạt động 4: Chuẩn bị dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm.
Mục tiêu: Lắp ráp được bộ chưng cất nước
 b. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Nhóm trưởng phân công mỗi bạn trong nhóm chuẩn bị 1- 2 loại dụng cụ theo bảng dụng cụ, vật liệu đã thống nhất ở hoạt động 3.
Nguồn cấp nhiệt: Đèn cồn.
Lưới tản nhiệt
Bình tam giác (Bình đun)
Giá thí nghiệm và kẹp đa năng
Nút cao su
Khăn ẩm
Cốc uống nước để thu nước sạch
Ống nhôm
Bước 2: Lắp ráp thiết bị theo phương án đã thiết kế trên giấy
Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lắp ráp thiết bị theo sơ đồ bố trí các dụng cụ chưng cất nước nhóm đã thống nhất theo trình tự sau:
+ Lắp bình chứa chất lỏng lên giá
+ Luồn một đầu ống dẫn qua nút cao su.
+ Đậy nắp bình đựng chất lỏng bằng nút cao su nối với ống dẫn.
+ Đặt nguồn cấp nhiệt dưới bình chứa chất lỏng
Bước 3: Kiểm tra lại cách bố trí, lắp ráp các dụng cụ
Lưu ý: Vặn thật chặt nút đậy nối với ống dẫn vào bình chứa chất lỏng, tránh trường hợp khi đun áp suất lớn có thể làm bật nút.
Hoạt động 5: Vận hành thử thiết bị vừa lắp đặt.
Mục tiêu: Hoàn thành bộ chưng cất nước.
 b. Cách tiến hành
- Nhóm trưởng phân công một bạn trong nhóm chuẩn bị dung dịch nước muối có pha mực tím.
Cả nhóm cùng vận hành thiết bị, quan sát và ghi chép hiện tượng theo các bước sau:
Bước 1: Đổ dung dịch vừa pha vào bình đun của thiết bị vừa lắp.
Bước 2: Theo dõi hiện tượng xảy ra trong quá trình chưng cất, thu sản phẩm và hoàn chỉnh bộ dụng cụ để đảm bảo yêu cầu chưng cất được 50ml nước trong thời gian tối đa 10 phút.
Hoạt động 6: Báo cáo và đánh giá bộ thiết bị chưng cất nước.
 a. Mục tiêu: Giúp các em tự tin trình bày trước đám đông, khả năng thao tác thành thạo khi tiến hành thí nghiệm chưng cất nước.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Cả nhóm bàn bạc thống nhất lựa chọn một loại hình trình bày báo cáo: .
Bước 2: Nhóm thống nhất cấu trúc, nội dung báo cáo.
Báo cáo gồm các thông tin sau:
+ Nguyên tắc của việc chưng cất nước.
+ Các dụng cụ chính cần dùng
+ Bố trí lắp ráp thí nghiệm.
+ Sản phẩm thu được.
+ Hướng cải tiến thiết bị.
Bước 3: Từng thành viên đưa ra đánh giá,nhận xét về hoạt động và cảm nhận của mình về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân. Đánh giá về hoạt động nghiên cứu trong nhóm theo các góc độ: Những điều tâm đắc,những điềucần điều chỉnh, rút kinh nghiệm và những điều cần thay đổi về cách thức làm việc.
- Giáo viên đánh giá các sản phẩm của các nhóm theo yêu cầu của nhiệm vụ.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
* Sản phẩm:
 - Thiết bị sử dụng các vật liệu đơn giản, dễ tìm kiếm, gần gũi với cuộc sống.
 - Thiết bị đảm bảo chưng cất được 50ml nước trong thời gian tối đa 10 phút.
 - Nội dung báo cáo cần thể hiện đầy đủ các nội dung sau: Nguyên tắc, dụng cụ, cách bố trí, sản phẩm thu được và hướng cải tiến thiết bị trong việc chưng cất nước.
* Hoạt động
 - Các thành viên được tương tác, tìm kiếm trao đổi, chia sẻ thông tin.
 - Các thành viên được hoạt động, đề xuất các dụng cụ cần thiết, thiết kế phương án, chế tạo thiết bị chưng cất nước.
 3.Củng cố: 
-Thế nào là sự ngưng tụ ? Cho ví dụ về hiện tượng ngưng tụ trong thực tế?
-Tại sao vào mùa lạnh nếu hà hơi vào gương sẽ làm cho mặt gương bị mờ đi?
 4.Hướng dẫn về nhà: 
-Học bài . Làm các bài tập 26-27.3, 26-27.4, 26-27.5, 26-27.7/Sbt
-Chuẩn bị bài tiết sau.
5.Rút kinh nghiệm:
c³d
Giáo án tích hợp trải nghiệm sáng tạo và STEM
Tuần: 02-Tiết: 02	
Ngày soạn: 23/08/2019	
Ngày dạy : 26/08/2019
Bài 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nêu được một số dụng cụ đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.
2. Kĩ năng: 
 - Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình chia độ.
 - Đo được thể tích của một lượng chất lỏng bằng bình chia độ.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Chuẩn bị:	
 - Chuẩn bị của giáo viên: PPCT (Tuần, tiết), SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tranh vẽ phóng to hình 3.3, 3.4, 35.5 SGK.
 - Dụng cụ: Bình chia độ, chai, ca đong có ghi sẵn dung tích, bảng phụ.
 - Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, SGK, SBT,...
 Bình đựng nước, ca đong, bảng 3.1 SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ:
?Nêu cách đo độ dài? Tại sao trước khi đo độ dài ta cần phải ước lượng độ dài cần đo?
- Nhận xét, kết luận điểm.
- Đặt vấn đề vào bài mới:
 Ở lớp dưới các em đã học cách tính thể tích của các hình hộp chữ nhật, hình lập phương... Vậy Cô có cái ấm hoặc cái bình các em có tính được thể tích của nó không? Nếu cô đổ nước vào trong bình. Làm thế nào các em biết nó đang chứa bao nhiêu nước. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời điều đó.
Bài 3:ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- HS trả lời:
 Cách đo độ dài là: Ước lượng độ dài cần đo. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
 Khi đo độ dài cần ước lượng độ dài cần đo vì để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tựa bài
Bài 3:ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
Bài 3:ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG.
* Hoạt động 2:Tìm hiểu đơn vị đo thể tích:
- Thông báo: “mỗi vật dù to hay nhỏ, đều chiếm một thể tích trong không gian”.
- Ở lớp dưới các em đã học một số đơn vị đo thể tích.
? Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?
- Nhận xét. 
? Ngoài ra ta còn có những đơn vị đo thể tích nào ?
- Thông báo cho HS biết:
1lít = 1dm3; 1ml = 1cm3 (1cc).
- Yêu cầu HS đọc và thực hiện C1. 
- Gọi HS lên bảng làm C1.
- Nhận xét, thống nhất kết quả và cho HS ghi C1. 
- Sau đó GV chốt lại cho HS biết đơn vị chính dùng để đo thể tích là m3, ngoài ra còn dùng đơn vị là lít.
- Lắng nghe. 
- Đơn vị đo thể tích thường dùng là: mét khối (m3),lít (l).
- Ghi bài. 
- cm3, dm3, ml.
- Nhận thông tin.
- Làm C1 vào vở.
- Một HS lên bảng làm C1, các HS còn lại chú ý theo dõi và nhận xét. 
1=1000=1.000.000
1=1000lít=1.000.000ml
=1.000.000 cc 
- HS ghi nhận.
I. ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH:
 - Đơn vị đo thể tích thường dùng là: 
 + Mét khối (m3).
 + Lít ( l ).
 1lít=1; 1ml=1(1cc)
* Hoạt động 3:Tìm hiểu dụng cụ đo và cách đo thể tích chất lỏng:
- Cho HS quan sát hình vẽ 3.1/sgk. 
- Yêu cầu HS đọc và làm C2.
- Gọi HS thực hiện C2.
- Nhận xét. 
- Yêu cầu HS đọc và làm C3. 
- Gọi HS trả lời C3. 
- Nhận xét. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1 sgk và thực hiện câu C4.
- Gọi HS lên bảng làm C4.
- Nhận xét.
- Thông báo cho HS biết thêm: Nhiều bình chia độ dùng trong phòng thí nghiệm ( vd như hình 3.2 sgk), vạch chia đầu tiên không nằm dưới đáy bình, mà là vạch tại một thể tích ban đầu nào đó (chẳng hạn như bình a là vạch 10ml).
- Yêu cầu HS điền C5
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS quan sát hình và đọc C6, C7, C8 thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời.
+ Sau khi hoàn thành các C6-C8, GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh C9 và khẳng định đây là cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. 
- Quan sát
- Đọc và làm C2 vào vở. 
C2: - 1 HS lên bảng làm, các HS khác chú ý theo dõi nhận xét.
 + Ca đong to: GHĐ: 1 l
 ĐCNN: 0.5 l
 + Ca đong nhỏ: GHĐ: 0.5 l
ĐCNN:0.5 l
 + Can nhựa: GHĐ: 5 l
 ĐCNN: 1 l
- Đọc và làm C3 vào vở. 
C3:Dùng chai hoặc lọ đã biết sẵn dung tích như: chai 1 lít; xô: 10 lít.
C4:
Loại bình
GHĐ
ĐCNN
Bình a
Bình b
Bình c
100 ml
250 ml
300 ml
2 ml
50 ml
50 ml
- Nhận thông tin.
- Điền câu C5
Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
- HS quan sát, thảo luận và trả lời.
- C6: b) Đặt thẳng đứng.
- C7: b) Đặt mắt nằm ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
- C8: a) 70cm3
 b) 50 cm3
 c) 40 cm3
- HS trả lời C9.
 a) thể tích.
 b) GHĐ và ĐCNN.
 c) thẳng đứng.
 d) ngang.
 e) gần nhất.
- Nhắc lại. 
- Ghi bài.
II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG:
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
 · Một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng là bình chia độ, ca đong, chai, lọ, bơm tiêm có ghi sẵn dung tích.
· Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình.
· Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là phần thể tích của bình giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
 - Ước lượng thể tích cần đo.
 - Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 - Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
* Hoạt động 4:Thực hành đo thể tích chất lỏng:
- Gọi HS đọc phần chuẩn bị và tiến hành đo.
- Giới thiệu dụng cụ thực hành và các bước tiến hành đo.
- Hoạt động nhóm thực hành và ghi kết quả vào bảng 3.1
- GV theo dõi hướng dẫn HS thực hiện.
- HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm thực hành ghi kết quả vào bảng 3.1 đã chuẩn bị sẵn. 
3. Thực hành:
a) Chuẩn bị: SGK
b) Tiến hành đo:
Vật cần đo thể tích
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng (lít).
Thể tích đo được (cm3)
GHĐ
ĐCNN
Nước trong bình 1.
250
2
100
96
Nước trong bình 2.
250
2
150
124
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trải nghiệm sáng tạo và STEM:
Hãy tự làm một bình chia độ: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc), dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 . cho đến khi nước đầy bình chia độ.
Dụng cụ: vỏ chai rỗng (hoặc cốc), giấy trắng, bơm tiêm
Cách làm: 
B1: Dán bằng giấy trắng dọc theo chai nhựa (hoặc cốc)
B2: dùng bơm tiêm bơm 5 cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5 cm3 vào băng giấy. 
B3: Tiếp tục làm như vậy và ghi 10 cm3 , 15 cm3 . cho đến khi nước đầy bình chia độ.
 4.Củng cố: 
? Đo thể tích chất lỏng ta dùng dụng cụ đo nào?
→ Những dụng cụ đo thể tích chất lỏng gồm: chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích; các loại ca đong (ca, xô, thùng) đã biết trước dung tích; bình chia độ, bơm tiêm.
? Nêu cách đo thể tích chất lỏng?
→ - Ước lượng thể tích cần đo.
 - Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
 - Đặt bình chia độ thẳng đứng.
 - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
 5.Hướng dẫn về nhà: 
- Làm bài tập trong sách bài tập.
- Về học bài.
- Xem và soạn trước Bài 4:mang theo vài hòn sỏi, đinh ốc, dây buộc.
- Nhận xét tiết học.
 6.Rút kinh nghiệm: 
c³d

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_bai_27_su_bay_hoi_su_ngung_tu_tiep_theo.doc