Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức

Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy, đông đặc.

- Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

- Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

1.2. Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng sau:

Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận cần thiết.

1.3. Thái độ

Có thái độ yêu thích môn học

2. Định hướng các năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề

Sau bài học rèn luyện, hình thành những phẩm chất, năng lực chủ yếu cho học sinh:

- Phẩm chất: Yêu nước: vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trung thực: Đọc đúng kết quả theo kết quả thực tế. Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân chăm chỉ học hành để tiếp thu kiến thức.

- Năng lực chung: Năng tự chủ, tự học: tự làm chủ kiến thức, tự học để lĩnh hội kiến thức mới, thực hành được các thí nghiệm và tìm ra được kết quả thí nghiệm mà bài học yêu cầu. Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác hoạt động nhóm làm thí nghiệm tìm ra kết quả chính xác. Năng lực giải quyết vấn đề: từ kết quả thí nghiệm học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Năng lực riêng: Tự học, năng lực tư duy logic, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, dựa vào kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng trong đời sống.

IV. Xây dựng phương án đánh giá

- Hình thức đánh giá (bài tập ứng dụng, quan sát, bài tập viết, câu đố, phiếu học tập, bài tập trắc nghiệm ). Và các công cụ đánh giá (đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm, đánh giá bằng điền phiếu có/không, .).

- Thời điểm đánh giá: Trong quá trình học và sau bài giảng.

V. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh

1. Giáo viên

Một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông.

 

doc 7 trang tuelam477 5990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC
Tiết thứ: 27, 28
Ngày soạn: 10/03/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
6A
 / /2021
 /26
6B
 / /2021
 /25
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
6A
 / /2021
 /26
6B
/ /2021
 /25
I. Lý do chọn chủ đề : 
Theo chương trình Vật lý 6: Bài 24, 25: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC có nội dung như nhau và theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của CV số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐTMục 1. Bài 24. Phân tích kết quả thí nghiệm: Tự học có hướng dẫn. Vì vậy tôi gộp 2 bài trên thành một chủ đề: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (Dạy trong 2 tiết).
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề 4: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC 
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy, đông đặc.
- Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
1.2. Kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng sau:
Vận dụng được kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
Bước đầu khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm để vẽ đường biểu diễn và rút ra kết luận cần thiết.
1.3. Thái độ
Có thái độ yêu thích môn học
2. Định hướng các năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề
Sau bài học rèn luyện, hình thành những phẩm chất, năng lực chủ yếu cho học sinh:
- Phẩm chất: Yêu nước: vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trung thực: Đọc đúng kết quả theo kết quả thực tế. Trách nhiệm: có trách nhiệm với bản thân chăm chỉ học hành để tiếp thu kiến thức.
- Năng lực chung: Năng tự chủ, tự học: tự làm chủ kiến thức, tự học để lĩnh hội kiến thức mới, thực hành được các thí nghiệm và tìm ra được kết quả thí nghiệm mà bài học yêu cầu. Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác hoạt động nhóm làm thí nghiệm tìm ra kết quả chính xác. Năng lực giải quyết vấn đề: từ kết quả thí nghiệm học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Năng lực riêng: Tự học, năng lực tư duy logic, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, dựa vào kiến thức đã học giải thích được các hiện tượng trong đời sống.
IV. Xây dựng phương án đánh giá
- Hình thức đánh giá (bài tập ứng dụng, quan sát, bài tập viết, câu đố, phiếu học tập, bài tập trắc nghiệm ). Và các công cụ đánh giá (đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm, đánh giá bằng điền phiếu có/không, .).
- Thời điểm đánh giá: Trong quá trình học và sau bài giảng.
V. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh	
1. Giáo viên
Một giá đỡ thí nghiệm, một kiềng đun và lưới đốt, hai kẹp vạn năng, một cốc đun, một nhiệt kế chia độ tới 100oC, đèn cồn, băng phiến tán nhỏ, khăn lau, một bảng treo có kẻ ô vuông.
2. Học sinh
Một tờ giấy kẻ ô vuông thông dụng khổ tập học sinh để vẽ đường biểu diễn.
3. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt:
Nội dung
Các mức độ và yêu cầu cần đạt
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC 
Giải thích được các hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn và các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
Nắm vững hiện tượng thể tích của một khối khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. Hiểu vài giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
Đọc và biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết.
VI. Tiến trình dạy học chủ đề
1. Hoạt động: Ổn định tổ chức lớp và Khởi động
- Ổn định tổ chức lớp:
- Khởi động:
- Mục tiêu: tạo tình huống để HS phát hiện vấn đề.
- Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nghiên cứu tình huống mở bài ở sgk và trả lời các câu hỏi của GV.
 - Cách thức tiến hành hoạt động: GV cho HS nghiên cứu tình huống SGK để đặt vấn đề vào bài mới gây hứng thú cho học sinh. 
2. Hình thành kiến thức mới
Tiết 1: Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc
* Mục tiêu: 
Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự nóng chảy.
* Nhiệm vụ học tập của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, trả lời các câu hỏi của GV.
- Cách thức tiến hành hoạt động: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến (H 24.1).
- Giáo viên giới thiệu cách làm thí nghiệm, kết quả và trạng thái của băng phiến.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ các trục: trục thời gian, trục nhiệt độ.
- Cách biểu diễn các giá trị trên các trục: trục thời gian bắt đầu từ phút 0, còn trục nhiệt độ bắt đầu từ nhiệt độ 60oC.
- Cách xác định một điểm biểu diễn trên đồ thị.
- Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn.
Căn cứ vào đường biểu diễn học sinh trả lời các câu hỏi sau đây:
C1: Nhiệt độ băng phiến thay đổi thế nào? Đường biểu diễn từ phút 0 đến 6 là đường thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang.
C2: Nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy? Băng phiến tồn tại ở thể nào?
C3: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đường biểu diễn từ phút thứ 8 đến 11 là nằm nghiêng hay nằm ngang?
C4: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì to thay đổi như thế nào? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến 15 là nằm ngang hay nằm nghiêng?
C5: Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV Nhận xét, kết luận về câu trả lời của học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. khi nhiệt độ băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi.
Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC ta được bảng 24.1.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
- HS quan sát cách vẽ đường biểu diễn.
- Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
- Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
C1: Nhiệt độ tăng dần.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2: Nóng chảy ở 80oC, thể rắn và lỏng.
C3: Nhiệt độ không thay đổi.
Đoạn thẳng nằm ngang.
C4: Nhiệt độ tăng.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C5:
a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến.
b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
I. Sự nóng chảy:
Dùng đèn cồn đun nước và theo dõi nhiệt độ của băng phiến. khi nhiệt độ băng phiến lên tới 60oC thì cứ sau 1 phút lại ghi nhiệt độ và nhận xét về thể (răn hay lỏng) của băng phiến vào bảng theo dõi.
Ghi cho tới nhiệt độ của băng phiến đạt đến 86oC ta được bảng 24.1.
1. Phân tích kết quả thí nghiệm.
- HS quan sát cách vẽ đường biểu diễn.
- Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh của ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút.
- Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
- Nối các điểm xác định nhiệt độ ứng với thời gian đun ta được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi nóng chảy.
C1: Nhiệt độ tăng dần.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
C2: Nóng chảy ở 80oC, thể rắn và lỏng.
C3: Nhiệt độ không thay đổi.
Đoạn thẳng nằm ngang.
C4: Nhiệt độ tăng.
Đoạn thẳng nằm nghiêng.
 2. Rút ra kết luận:
a. Băng phiến nóng chảy ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy băng phiến.
b. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
Tiết 2: Chủ đề 4: Sự nóng chảy và sự đông đặc (Tiếp)
* Mục tiêu: 
Nhận biết và phát biểu được những đặc trưng của sự đông đặc.
* Nhiệm vụ học tập của học sinh: suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, trả lời các câu hỏi của GV.
- Cách thức tiến hành hoạt động: GV tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo các bước đã xây dựng
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 - Giáo viên lắp ráp thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến.
- Giáo viên giới thiệu cách làm theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến trong quá trình để băng phiến nguội đi
Giáo viên hướng dẫn cách vẽ đường biểu diễn:
+ Trục nằm ngang là trục thời gian mỗi cạnh của một ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1 phút.
+ Trục thẳng đứng là nhiệt độ, mỗi cạnh ô vuông nằm trên trục này biểu thị 1oC. góc của trục nhiệt độ ghi 60oC, gốc của trục thời gian là 0 phút.
Trả lời các câu hỏi sau:
C1:Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu đông đặc?
C2: Trong các khoảng thời gian sau dạng của đường biểu diễn có những đặc điểm gì:
- Từ phút 0 đến phút thứ 4?
- Từ phút 4 đến phút thứ 7?
- Từ phút 7 đến phút thứ 15?
C3: Trong các khoảng thời gian sau nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào?
- Từ phút 0 đến phút thứ 4?
- Từ phút 4 đến phút thứ 7?
- Từ phút 7 đến phút thứ 15?
C4: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống. (Sách giáo khoa).
Hoạt động 5: Vận dụng
C5: Hình 25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của chất nào?
C6: Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuuyển thể nào của đồng?
C7: Tại sao người ta dùng nhiệt độ cả nước đá đang tan để làm mốc đo nhiệt độ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV Nhận xét, kết luận về câu trả lời của học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh quan sát thí nghiệm, quan sát hiện tượng trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
Tuỳ học sinh trả lời và hướng dẫn sửa chữa.
 2. Phân tích kết quả thí nghiệm:
a. Đun băng phiến cho đến 90oC rồi tắt đèn cồn.
b. Lấy ống thí nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho băng phiến nguội dần.
Khi nhiệt độ giảm đến 86oC thì bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến trong thời gian quan sát.
C1: Nhiệt độ 80oC.
C2: 
Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.
Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3:
- Giảm.
- Không thay đổi.
- Giảm.
a. Băng phiến đông đặc ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.
 Nhiệt độ đông đặc của băng phiến bằng nhiệt độ nóng chảy.
 b. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
C5: Nước đá.
C6: Đồng nóng chảy, từ thể rắn sang thể lỏng khi nung trong lò đúc. Đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc.
C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
II. Sự đông đặc:
1. Dự đoán: 
 2. Phân tích kết quả thí nghiệm:
a. Đun băng phiến cho đến 90oC rồi tắt đèn cồn.
b. Lấy ống thí nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để cho băng phiến nguội dần.
Khi nhiệt độ giảm đến 86oC thì bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến trong thời gian quan sát.
C1: Nhiệt độ 80oC.
C2: 
Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.
Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3:
- Giảm.
- Không thay đổi.
- Giảm.
3. Rút ra kết luận:
 a. Băng phiến đông đặc ở 80oC, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.
 Nhiệt độ đông đặc của băng phiến bằng nhiệt độ nóng chảy.
 b. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ băng phiến không thay đổi.
C5: Nước đá.
C6: Đồng nóng chảy, từ thể rắn sang thể lỏng khi nung trong lò đúc. Đồng lỏng đông đặc từ thể lỏng sang thể rắn khi nguội trong khuôn đúc.
C7:Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đá đang tan.
3. Luyện tập
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức sự nóng chảy và đông đặc để làm một số bài tập liên quan.
- Nhiệm vụ của học sinh: Cá nhân học sinh suy nghĩ trả lời các câu hỏi và bài tập của giáo viên
- Cách thức tiến hành: GV ra bài tập cho HS suy nghĩ để luyện tập khắc sâu các kiến thức vừa học. 
Bài 1. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước
B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu
D. Đúc một cái chuông đồng
Bài 2. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc
B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc
4. Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng liên quan trong thực tế cuộc sống
- Nhiệm vụ của học sinh: hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và bài tập của GV.
- Cách thức tiến hành: GV cho học sinh nghiên cứu trả lời các câu hỏi phần vận dụng sgk
Bài 1. Hình 24-25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn
1. Ở nhiệt độ nào chất rắn bắt đầu nóng chảy
2. Chất rắn này là chất gì?
3. Để đưa chất rắn từ 60oC tới nhiệt độ nóng chảy cần bao nhiêu thời gian?
4. Thời gian nóng chảy của chất rắn là bao nhiêu phút?
5. Sự đông đặc bắt đầu vào phút thứ mấy?
6. Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
Củng cố bài: Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ và ghi vào vở.
Ghi nhớ:
- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
- Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
- Trong thời gian nóng chảy (đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.
Nóng chảy ở nhiệt độ xác định
Lỏng
Rắn
Đông đặc ở nhiệt độ xác định
Dặn dò: 
- Học sinh học thuộc phần ghi nhớ.
- Bài tập 24–25.6 sách bài tập.
- Xem trước bài 26

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_chu_de_4_su_nong_chay_va_su_dong_dac.doc