Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 15, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Trần Phước Vàng

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 15, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Trần Phước Vàng

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.

Kể tên được một số loại máy cơ đơn giản thường dùng.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm, hợp tác nhóm

3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.

II - CHUẨN BỊ

Mỗi nhóm HS: 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5N; 1 quả nặng 2N.

Giáo viên: Tranh vẽ to hình 13.1, 13.2 và 13.5, 13.6 SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. On định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ ( Không KT do tiết học trước TH )

 

doc 3 trang huongdt93 04/06/2022 2120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 15, Bài 13: Máy cơ đơn giản - Trần Phước Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 ;Tiết 15	 	 
 Ngày dạy:
Bài 13: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết làm thí nghiệm để so sánh trọng lượng của vật và lực dùng để kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
Kể tên được một số loại máy cơ đơn giản thường dùng.
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm, hợp tác nhóm
3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
II - CHUẨN BỊ
Mỗi nhóm HS: 2 lực kế có GHĐ từ 2 đến 5N; 1 quả nặng 2N.
Giáo viên: Tranh vẽ to hình 13.1, 13.2 và 13.5, 13.6 SGK.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Oån định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ ( Không KT do tiết học trước TH ) 
3. Bài mới
Tg
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs 
 6
Bài 13
MÁY CƠ ĐƠN GIẢN
 *HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Treo hình 13.1 có thể đưa ống lên bằng cách nào và dùng dụng cụ nào đỡ vất vả 
HS dự đoán phương án để giải quyết.
15
I - Kéo vật lên theo phương thẳng đứng.
1. Đặt vấn đề
2. Thí nghiệm
C1: Lực kéo vật lên bằng với trọng lượng của vậẳng.
 3. Rút ra kết luận 
C2: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực ít nhất bằng trọng lượng vật.
* HĐ2: Nghiên cứu cách kéo vật theo phương thẳng đứng.
- Phương án thông thường là kéo vật lên theo phương thẳng đứng với lực nhỏ hơn trọng lượng hay không?
- Giới thiệu d/c gồm: 1 khối trụ nhỏ, 2 lực kế.
-HD và làm mẫu đo trọng lượng của vật qua hình 13.3a, 13.3b.
- Phát d/c cho các nhóm và y/c các nhóm làm nghiêm túc , cẩn thận
? Dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu C1
? Yêu cầu HS điền từ cho C2?
? Yêu cầu HS trả lời câu C3.
* Chuyển ý: Để kéo vật lên dễ dàng hơn cần 1 dụng cụ đơn giản gọi là máy cơ đơn giản.
HS dự đoán trả lời.
HS quan sát thao tác của GV
Các nhóm nhận d/c tiến hành TN và ghi lại kết quả TN
C1: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần dùng một lực bằng trọng lượng vật.
C2: ít nhất bằng
C3. Trọng lượng của vật lớn mà lực kéo của tay người có hạn nên phải tập trung nhiều bạn, tư thế đứng để kéo lên không thuận lợi (dễ ngã không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể, ) 
20
II - Các máy cơ đơn giản
Các máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy.
C4: 
a) dễ dàng
b) máy cơ đơn giản
C5: 
Tổng lực kéo của cả 4người là 
F = 400 x 4 = 1600 (N)
Trọng lượng của ống bêtông là 
P = 10.m = 10 x 200 = 2000 (N)
Vậy 4người này không kéo lên được vì F < P
* HĐ3: Tìm hiểu các loại máy cơ đơn giản.
- Gọi HS đọc SGK và cho biết một số loại máy cơ đơn giản?
? Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Yc HS hoàn thành câu C4, 
- HD HS tóm tắt và làm C5 ?
? Đề bài cho biết những đại lượng nào?
? Tìm đại lượng nào?
? Làm thế nào để tìm được lực kéo của cả 4người ?
? Trọng lượng của vật được tính bằng công thức nào ?
- Gọi 1 hs lên bảng tính, các hs khác tự làm và theo dõi kq ; nhận xét 
- Gọi 3 đến 5 HS trả lời C6?
Đọc SGK
Có 3 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng; đòn bẩy và ròng rọc.
 Quan sát hình vẽ và cho biết đâu là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
C4
dễ dàng
máy cơ đơn giản.
C5: 
 m = 200kg ; F’ = 4000N
 F = ? ; P = ?
 F = F’x 4
 P = 10.m
HS lên bảng giải 
 học sinh khác nhận xét
C6. Thí dụ sử sụng máy cơ đơn giản:
- Chiếc kìm hay chiếc kéo (đòn bẩy).
- Cần đạp thắng của xe máy hay xe ôtô (đòn bẩy).
- Cần cẩu đơn giản (ròng rọc hay đòn bẩy)
- Hệ thống đưa xô hồ lên cao của người thợ xây (ròng rọc)
4. Củng cố ( 2’) 
? Có những loại máy cơ đơn giản nào thường được sử dụng ? 
? Để đưa vật lên cao theo ý muốn, nếu nâng trực tiếp ta phải dùng một lực là bao nhiêu? Nâng qua máy cơ đơn giản ta phải dùng một lực như thế nào so với trọng lượng của vật ?
5. Dặn dò ( 1’) 
- Về nhà học bài ; tìm thêm những VD trong cuộc sống có sử dụng máy cơ đơn giản
- Làm bài tập ở SBT. Chuẩn bị bài 14. Mặt phẳng nghiêng.
- Đánh già tiết học 
IV - RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_15_bai_13_may_co_don_gian_tran_phu.doc