Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Trường THCS An Phong

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Trường THCS An Phong

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS sử dụng được các dụng cụ bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh óc quan sát, phương phápm thực nghiệm để rút ra kết luận.

3. Thái độ:

- Trung thực với số liêyụ đo được, tuân thủ vcác qui tắc đo và hợp tác trong mọi công việc của nhóm.

II/ Chuẩn bị:

- Hòn đá, đinh ốc, bình chia độ, bình tràn, bình chứa nước

- Bảng 4.1 SGK; !xô đựng nước.

III/ Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định lớp:1’

2. Kiểm tra bài cũ:3’

a/ Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? Đổi các đơn vị sau:

 1 lít = ? dm3

 2 dm3 = ? ml (cc)

 b/ Dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?

 

doc 3 trang huongdt93 04/06/2022 2160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 3, Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước - Trường THCS An Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3;Tiết 3 
 Ngày dạy:
	Bài 4 ĐO THỂ TÍCH VẬT 
RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
HS sử dụng được các dụng cụ bình chia độ, bình tràn để xác định thể tích vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
Kĩ năng:
Rèn cho học sinh óc quan sát, phương phápm thực nghiệm để rút ra kết luận.
Thái độ:
Trung thực với số liêyụ đo được, tuân thủ vcác qui tắc đo và hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
II/ Chuẩn bị:
Hòn đá, đinh ốc, bình chia độ, bình tràn, bình chứa nước
Bảng 4.1 SGK; !xô đựng nước.
III/ Hoạt động dạy – học:
Ổn định lớp:1’
Kiểm tra bài cũ:3’
a/ Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? Đổi các đơn vị sau: 
 	1 lít = ? dm3
	2 dm3 = ? ml (cc)
 b/ Dùng dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng?
Nội dung bài mới:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
2’
17’
15’
5’
I/ Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước
1.Dùng bình chia độ:
-C1: Thả hòn đá đã buột dây vào bình chia độ có chứa sẵn nước, lượng chất lỏng dâng lên thêm trong bình chia độ là thể tích hòn đá.
2. Dùng bình tràn:
-C2: Thả hòn đá vào bình tràn, nước tràn qua vòi vào bình chứa, lấy nước ở bình chứa đổ vào bình chia độ.
-C3: (1)thả chìm, (2)dâng lên,(3)thả, (4)tràn ra.
*Rút ra kết luận:
 Đo thể tích 1 vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ, bình tràn
3.Thực hành:
Đo thể tích của hòn đá.
II/ Vận dụng:
-C4:Đổ nước ngang miệng ca, thả vật nhẹ nhàng, đổ nước vào bình chia độ cẩn thận,..
*HĐ1:Tổ chức tình huống học tập.
- Ở bài trước các em đã biết có thể dùng bình chia độ có thể đo thể tíchcủa chất lỏng .Vậy có thể dùng nó để đo thể tích của 1 vật rắn bất kì được không?
-Sau đó cho hs quan sát H.4.1 và hòi:làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái đinh ốc và hòn đá là bao nhiêu?
-Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
*HĐ2:Tìm hiểu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ, bình tràn.
- Cho hs quan sát H.4.2 và yêu cầu học sinh mô tả lại cách đo thể tích của vật trong TH đó.
- ĐVĐ: Nếu hòn đá không bỏ lọt bình chia đô thì dùng dụng cụ gì để đo?
-Từ đó cho hs quan sát H4.3. Yêu cầu hs mô tả cách đo thể tích vật rắn dùng bình tràn.
-Lưu ý hs cách dùng bình tràn phải đổ nước ngang vòi tràn và thả vật vào nhẹ nhàng.
GV hỏi:
1/ Để đo thể tích vẫt rắn không thấm nước có thể dùng những dụng cụ gì?
-Qua đó yêu cầu hs rút ra kết luận về cách đo thể tích vật rắn dùng BCĐ, BT.
-Sau đó gọi hs nhận xét . gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
*HĐ3: Tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước.
-Giới thiệu dụng cụ gồm: bình chia độ, bình tràn, cóc chứa, hòn đá và các bước tiến hành :
-B1: Đổ nước vào ngang vòi tràn, dùng cóc chứa đặtngay vòi tràn để hứng nước tràn ra.
-B2: Đổ nước ở bình chứa vào bình chia độ.
-B3:Đọc và ghi kết quả mực chất lỏng ở bình chia độ.
-Sau đó phổ biến nội qui, chia nhóm và phát dụng cụ cho hs thực hành.
-GV quan sát chỉnh lí các nhóm khi thực hành.
-Sau khi hs làm xong yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
-Gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và cho hs thấy được khả năng ước lượng của các nhóm.
*HĐ4:Vận dụng và ghi nhớ
- Yêu cầu hs đọc và trả lời câu C4 SGK
Sau đó gọi hs nhận xét gv chỉnh lí và thống nhất kết quả.
-Tương tự yêu cầu hs đọc tìm hiểu phương án trả lởi cho C5, C6.
-Gọi 1 vài học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Nếu còn thời gian cho hs làm bài tập trong SBT. 
-Có thể dùng để đo được
-Quan sát và suy nghĩ tìm phương án trả lời.
- Quan sát và mô tả lại cách đo thể tích trong hình vẽ.
- Có thể dùng bình tràn.
- Quan sát và mô tả lại cách đo trong hình vẽ.
- Nhận thông tin.
- Dùng bình chia độ, bình tràn.
- Rút ra kết luận.
- Nhận xét và ghi kết luận vào vở.
-Quan sát HD của gv và các bước tiến hành thí nghiệm
- Chia nhóm nhận dụng cụ thực hành.
- Thực hành theo nhóm.
- Báo cáo kết quả thực hành.
- Nhận xét và hoàn chỉnh báo cáo.
- Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
-Tìm phương án trả lời C5, C6.
-Nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học.
-Làm BT trong SBT.
 IV/ Củng cố:1’
Dùng dụng cụ gì để đo thể tích của vật rắn không thấm nước?
Mô tả lại cách do thể tích vật rắndùng bình chia độ và bình tràn?
V/ Dặn dò:1’
 Về nhà học bài, đọc phần có thể em chưa biết. Làm các BT trong SBT. Xrm trước và chuẩn bị bài 5.
Rút kinh nghiệm: 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_3_bai_4_do_the_tich_vat_ran_khong.doc