Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8, Bài 9: Lực đàn hồi - Trường THCS An Phong

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8, Bài 9: Lực đàn hồi - Trường THCS An Phong

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp cho HS biết được thế nào là biến dạng lò xo.

- Nắm được đặt điểm của lực đàn hồi.

- Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi và biến dạng của lò xo.

2. Kĩ năng: Quan sát, thảo luận, hợp tác nhóm.

3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ

Mỗi nhóm HS: Một cái giá treo ; 1 chiếc lò xo ; 1thước chia độ đến mm ; 1hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g.

Cả lớp : Bảng 9.1 ; bảng phụ C1 ; 1 lò xo xoắn dài, 1 dây cao su

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 3 trang huongdt93 04/06/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 8, Bài 9: Lực đàn hồi - Trường THCS An Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 ;Tiết 8	 	 
 Ngày dạy:
Bài 9: LỰC ĐÀN HỒI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giúp cho HS biết được thế nào là biến dạng lò xo.
- Nắm được đặt điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm, rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi và biến dạng của lò xo.
2. Kĩ năng: Quan sát, thảo luận, hợp tác nhóm.
3. Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
CHUẨN BỊ
Mỗi nhóm HS: Một cái giá treo ; 1 chiếc lò xo ; 1thước chia độ đến mm ; 1hộp 4 quả nặng giống nhau, mỗi quả 50g. 
Cả lớp : Bảng 9.1 ; bảng phụ C1 ; 1 lò xo xoắn dài, 1 dây cao su 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
3. Bài mới 
Tg
Nội dung
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
2’
Bài 9
LỰC ĐÀN HỒI
* HĐ1: Tổ chức tình huống học tập
- Dùng tay kéo hai đầu của lò xo xoắn dài và sợi dây cao su . Em có nhận xét gì sau khi cô làm TN ?
- Vậy giữa sợi dây và lò xo này có tính chất gì giống nhau, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Lò xo và sợi dây đã dài ra.
20’
10’
10’
I- Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng.
1. Biến dạng của một lò xo:
Rút ra kết luận
C1: 
(1) dãn ra.
(2) tăng lên
(3) bằng
Lò xo là một vật có tính chất đàn hồi.
2. Độ biến dạng của lò xo.
Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo l – l0
* HĐ2: Hình thành khái niệm độ biến dạng và biến dạng đàn hồi.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tiến hành thí nghiệm
- Kiểm tra các bước TN của HS .
- Y/c các nhóm b/c kết quả
- Đánh giá kq của các nhóm
- Từ TN gọi HS trả lời C1 ? 
- Y/c mỗi HS lấy 1 ruột viết (lò xo); kéo dãn rồi buông tay sau đó nén lại và nêu nhận xét qua các cách làm như thế ?(Sau khi nén hoặc kéo dãn nó vừa phải nếu buông ra thì lò xo sẽ như thế nào? )
- GV: biến dạng của lò xo có đặc điểm như trên là biến dạng đàn hồi.
? Lò xo là một vật có tính chất như thế nào?
- Làm sao biết được lò xo bị biến dạng? 
? Tìm độ biến dạng của lò xo bằng cách nào?
- Yc HS trả lời câu C2? ( tính các giá trị: l – l0 trong bảng 9.1 )
- Gọi các nhóm báo cáo kq? 
- GV đánh giá kq 
- Làm TN theo nhóm 
- Đo chiều dài tự nhiên lò xo; đo chiều dài của lò xo khi treo 1; 2; 3 quả nặng và ghi kết quả vào bảng 9.1
- Báo cáo kq
C1: (1) dãn ra.
(2) tăng lên.
(3) bằng
làm theo y/c của Gv .
Khi kéo dãn lò xo dài ra, không kéo lò xo trở về hình dạng ban đầu. Khi nén lại lò xo ngắn hơn ban đầu, không nén nữa lò xo cũng trở về hình dạng ban đầu
lò xo là 1vật có tính chất đàn hồi.
Chiều dài của lò xo khi treo vật đã (dài hơn) bị biến dạng so với ban đầu 
Độ biến dạng của lò xo bằng chiều dài của lò xo sau khi treo vật trừ đi chiều dài của lò xo khi chưa treo vật
Tính các giá trị tương ứng từ TN
Báo cáo kq và nhận xét các nhóm khác
10’
5’
5’
II - Lực đàn hồi và đặc điểm của nó:
1. Lực đàn hồi
Lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng lên vật nặng (vật làm cho lò xo biến dạng) gọi là lực đàn hồi.
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn.
* HĐ 3: Hình thành k/n về lực đàn hồi và nêu các đặc điểm của lực đàn hồi.
- Từ TN yc HS rút ra nhận xét về lực đàn hồi ? 
- Yc HS quan sát hình 9.2 và hoàn thành câu C3.
? Khi treo quả nặng vào lò xo thì chiều dài của lò xo như thế nào?
? Khi treo 2,3 quả nặng vào thì chiều dài của lò xo như thế nào?
? Như vậy độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi như thế nào?
? Y/c học sinh chọn câu đúng cho C4 ?
- GV: Dựa vào đặc điểm này mà ngưòi ta đã ứng dụng rất nhiều vào trong đời sống và kĩ thuật như: Yên xe đạp, phuộc xe hon đa, viết bi. . . Và ở bài sau các em sẽ biết nhờ đặc điểm này người ta sản xuất ra 1 dụng cụ dùng để đo đo lực. 
Khi lò xo bị nén hoặc bị kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên vật tiếp xúc hoặc gắn với 2 đầu của nó.
 C3. Lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực.
Cường độ của lực đàn hồi bằng với cường độ của trọng lực.(trọng lượng của quả nặng
Chiều dài của lò xo tăng.
Tăng thêm nữa
Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi cũng tăng theo
C4: C 
5
III - Vận dụng
C5: ( 1) tăng gấp đôi
( 2) tăng gấp 3
C6:
Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính chất đàn hồi.
* HĐ 4: Vận dụng 
- Yêu cầu HS hoàn thành câu C5, làm việc cá nhân
 ? Từ kiến thức học được trong bài, em hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài (C6) ?
C5. ( 1) tăng gấp đôi
( 2) tăng gấp 3
C6: Sợi dây cao su và chiếc lò xo cùng có tính chất đàn hồi.
4. Củng cố (2’) 
1. Thế nào là biến dạng và thế nào là biến dạng đàn hồi?
2. Khi nào một vật được gọi là vật đàn hồi?
3. Nêu thí nghiệm và chứng tỏ mối quan hệ giữa độ giãn của lò xo và trọng lượng vật được treo vào?
5. Dặn dò ( 1’) 
- Về nhà học bài và làm bài tập SBT
- Chuẩn bị bài 10. Lực kế _ Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.
IV - RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_8_bai_9_luc_dan_hoi_truong_thcs_an.doc