Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Lực kế. Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Trần Phước Vàng

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Lực kế. Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Trần Phước Vàng

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế.

- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.

- Sử dụng được lực kế để đo lực.

2. Kĩ năng:

Thực hành đo lực kế, hợp tác nhóm, quan sát

3. Thái độ:

 Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học.

II - CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm HS:1 lực kế lò xo; Một sợi dây mảnh nhẹ để buộc vài cuốn SGK với nhau.

- GV: Bảng phụ ; 1 lực kế lò xo

III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.ổn định lớp ( 1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

- Khi nào một vật được gọi là vật đàn hồi ? Thế nào là lực đàn hồi?

- Lực đàn hồi có những đặc điểm gì ? Khi lực đàn hồi tăng lên bốn lần thì độ biến dạng của vật tăng hay giảm bao nhiêu lần ?

 

doc 3 trang huongdt93 1960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 9, Bài 10: Lực kế. Phép đo lực trọng lượng và khối lượng - Trần Phước Vàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 ;Tiết 9	 	 
 Ngày dạy:
Bài 10 LỰC KẾ _ PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được cấu tạo của một lực kế, GHĐ và ĐCNN của 1 lực kế.
- Sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật, biết khối lượng của nó.
- Sử dụng được lực kế để đo lực.
2. Kĩ năng: 
Thực hành đo lực kế, hợp tác nhóm, quan sát
3. Thái độ: 
 Trung thực, cẩn thận, yêu thích môn học.
II - CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm HS:1 lực kế lò xo; Một sợi dây mảnh nhẹ để buộc vài cuốn SGK với nhau.
- GV: Bảng phụ ; 1 lực kế lò xo
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.ổn định lớp ( 1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Khi nào một vật được gọi là vật đàn hồi ? Thế nào là lực đàn hồi?
- Lực đàn hồi có những đặc điểm gì ? Khi lực đàn hồi tăng lên bốn lần thì độ biến dạng của vật tăng hay giảm bao nhiêu lần ?
3. Bài mới 
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Bài 10
LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG
* HĐ1:Tổ chức tình huống học tập:
Các đều biết muốn đo độ dài ta dùng thước ; đo khối lượng dùng cân ; đo thể tích dùng bình chia độ, bình tràn. Vậy muốn đo lực ta cần dùng dụng cụ gì để đo ?
 Dự đoán
4’
5’
I - Tìm hiểu lực kế 
1. Lực kế là gì ?
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
2. Mô tả lực kế lò xo đơn giản
C1: (1) lò xo.
(2) kim chỉ thị.
(3) bảng chia độ
* HĐ 2: Tìm hiểu lực kế
- Y/c hs quan sát hình vẽ đầu bài để trả lì¬ các câu hỏi : 
? Làm thế nào để đo được lực mà dây cung đã tác dụng vào mũi tên ?
? Chúng ta có thể dùng 1 loại dụng cụ đó là lực kế. Vậy lực kế là gì?
? Chúng ta có nhiều loại lực kế. Nhưng lực kế thường dùng là lực kế gì?
- GV phát cho mỗi nhóm 1 lực kế lò xo.
- Yc HS quan sát lực kế lò xo và điền từ vào câu C1 ?
- Gọi hs khác nhận xét
- Y/c các nhóm thảo luận câu C2 và trả lời kết quả nhóm của mình ?
- Xác định lại kq của hs
HS dự đoán trả lời.
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Lực kế thường dùng là lực kế lò xo.
Nhận dụng cụ
HS nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo.
C1: (1) lò xo.
 (2) kim chỉ thị.
 (3) bảng chia độ.
HĐN tìm GHĐ và ĐCNN của lực kế nhóm mình 
4’
9’
II - Đo một lực bằng lực kế.
1. Cách đo 
C3 (1) vạch 0.
(2) lực cần đo
(3) phương
2. Thực hành đo lực
C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực nó có phương thẳng đứng. 
*HĐ3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế.
? Yc HS trả lời câu C3 ? 
- GV hướng dẫn HS điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.
-Y/c hs dùng lực kế đo trọng lượng, lực kéo.
? Hãy đo trọng lượng của quyển sách Vật lý lớp 6.
- Theo dõi và điều chỉnh cách đo của hs kịp thời 
C5: Khi đo cầm lực kế như thế nào? Tại sao ?
? Khi em đo quyển sách là lực gì, nó có phương như thế nào ?
C3. 
(1) vạch 0.
(2) lực cần đo
(3) phương
C4:
HS tiến hành đo và so sánh với kết quả của bạn.
Lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
 Đó là trọng lực; nó có phương thẳng đứng
7’
III – Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
P = 10m
P: trọng lượng của vật ; đơn vị là Niutơn (N)
m: khối lượng của vật ; đơn vị là kilôgam m (kg)
*HĐ 4: Tìm hiểu mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.
- Yc HS đọc và hoàn thành câu C6.
? Nếu cô có khối lượng là m kg thì khi đó trọng lượng sẽ là bao nhiêu Niutơn ?
- Nếu gọi trọng lượng của vật là P thì :
? Trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ với nhau như thế nào?
-Y/c hs viết công thức và nêu ý nghĩa, đơn vị các đại lượng trong công thức. 
C6:
(1) 1N.
(2) 200g.
(3) 10N.
Khi đó trọng lượng sẽ là 10 x m (N)
 P = 10m
 Tự viết bài
2 hs đứng lên nêu ý nghĩa, đơn vị các đại lượng
6’
IV - Vận dụng
C9: m = 3,2tấn = 3200kg
Trọng lượng của xe tải là:
P = 10m = 10 x 3200 
P = 32.000N
*HĐ 5: Vận dụng
- Gợi ý: Từ công thức trên em thấy khi khối lượng của vật tăng (giảm) thì trọng lượng của vật như thế nào ?
? Qua bài học em nhận thấy thực chất cân bỏ túi là một loại dụng cụ gì ?
- Y/c hs áp dụng cộng thức đã học để làm C9? 
Hs trả lời.
C9: m = 3,2tấn = 3200kg
Trọng lượng của xe tải là:
P = 10m = 10 x 3200 
P = 32.000N
4. Củng cố ( 2’)
- Lực kế là gì? Nêu cấu tạo của nó.
- Nêu phương pháp dùng lực kế để đo trọng lượng của một vật.
- Nêu mối quan hệ giữa khối lượng của một vật và trọng lượng của nó. Người ta bảo khối lượng tỉ lệ thuận với trọng lượng, điều này có đúng không?
- Nêu phương pháp dùng lực kế để đo một lực kéo song song với phương nằm ngang. Cả hai phương pháp trên có gì giống và khác nhau? ( Nếu còn thời gian )
5. Dặn dò ( 1’)
-HD hs về nhà làm C8 
- Học bài + Làm bài tập ở SBT. Xem lại từ bài 1à9 Chuẩn bị tiết sau ơn tập.
IV - RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_9_bai_10_luc_ke_phep_do_luc_trong.doc