Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 91, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 91, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn

- Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế.

- Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.

- Rèn kĩ năng thí nghiệm.

2. Thái độ

-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.

3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Máy chiếu

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

III. Tổ chức dạy học:

1. Ổn định

2. Khởi động

Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.

Câu hỏi: Giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hỏa lại cần để một khe hở?

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

 

docx 2 trang huongdt93 2400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 91, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/4/2021
Ngày giảng: 08/4/2021
Tiết 91. Bài 28: Lực- Tác dụng của lực (t1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng 
- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn
- Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế.
- Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Rèn kĩ năng thí nghiệm.
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định 
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.
Câu hỏi: Giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hỏa lại cần để một khe hở? 
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn. Rèn kĩ năng thí nghiệm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu hs hoạt động nhóm 
+ làm thí nghiệm sự giãn nở của chất rắn ( như hình 23.3- trang 33) 
+ cho biết:khi tăng (giảm nhiệt độ) kích thước (hay thể tích) của quả cầu thay đổi thế nào?
Hs: làm thí nghiệm và mô tả hiện tượng.
GV: Quan sát và giúp đỡ hs
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
1/ Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Kích thước (hay thể tích) tăng lên khi nóng lên, Kích thước (hay thể tích) giảm khi lạnh đi.
 (Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi)
Dự kiến sản phẩm học sinh
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
Gv: cho hs quan sát Bảng 23.1 ( trang 32) cho biết: 
+ Các chất rắn khác nhau có sự co dãn vì nhiệt giống nhau không?
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
- Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế. Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
Gv: hoạt động cặp. 
+Giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hỏa lại cần để một khe hở? (hình 23.4)
Hs: Làm bài
Gv: Quan sát và giúp đỡ.
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
Thanh ray nóng lên do:
+ Mùa nóng thanh hấp thụ nhiệt.
+ Ma sát giữa thanh và bánh tàu
=> các thanh sắt dãn nở vì nhiệt, nếu làm các thanh sắt của đường ray sát nhau thì khi chúng dãn nở sẽ tạo một lực mạnh làm cong đường ray (các thanh sắt có thể dãn nở chồng chéo lên nhau) =>gây nguy hiểm cho quá trình hoạt động của tàu.
4. Luyện tập
Gv: Các chất rắn biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ?
HS báo cáo, chia sẻ
GV chuẩn kiến thức
5. Hướng dẫn học bài
BTVN: Nêu một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh thì co lại của một số vật mà em biết?
Chuẩn bị bài mới: Các chất lỏng biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ? ( trang 36)
Dự kiến sản phẩm:
- Dây điện vào mùa hè sẽ chùng hơn vào mùa đông.
- Khi làm cầu, làm nhà người ta thường làm các khe
 hở để đảm bảo dãn nở vào mùa hè và co lại vào mùa đông
- Khi đóng chai nước uống người ta thường không đong đầy để đảm bảo sự dãn nở vì nhiệt diễn ra bình thường.
(Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối)
- Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_91_bai_28_luc_tac_dung_cua_luc_nam.docx