Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 92, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 92, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nêu tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động

- Biểu diễn được hai lực cân bằng

- Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến quán tính.

* HSKG: Bài tập mở rộng về tác dụng của lực, hai lực cân bằng

2. Thái độ

-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.

3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Máy chiếu

2. Học sinh: Nghiên cứu bài

III. Tổ chức dạy học:

1. Ổn định

2. Khởi động

Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.

Câu hỏi: Nêu hiện tượng khi ném quả bóng vào tường .

GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.

 

docx 3 trang huongdt93 2280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 92, Bài 28: Lực. Tác dụng của lực (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/4/2021
Ngày giảng: 17/4/2021
Tiết 92. Bài 28: Lực- Tác dụng của lực (t2)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng 
- Nêu tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động 
- Biểu diễn được hai lực cân bằng
- Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến quán tính.
* HSKG: Bài tập mở rộng về tác dụng của lực, hai lực cân bằng
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định 
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức trò chơi truyền quà.
Câu hỏi: Nêu hiện tượng khi ném quả bóng vào tường .
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn. Rèn kĩ năng thí nghiệm.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1/ Lực:
c/ Xác định hai lực cân bằng:
c1/ VD: Hình 28.9 trang 65 => hai đội có lực cân bằng
c2/ KN: Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
C3: Biểu diễn 2 lực cân bằng:
F1 F2
Dự kiến sản phẩm học sinh
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế. Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
Gv: hoạt động cặp. 
+Giải thích tại sao ở chỗ nối hai thanh ray của đường tàu hỏa lại cần để một khe hở? (hình 23.4)
Hs: Làm bài
Gv: Quan sát và giúp đỡ.
HS báo cáo kết quả, chia sẻ
Dự kiến sản phẩm:
Lớp nhận xét, đánh giá
GV chuẩn kiến thức
 Gv bổ xung:
- Giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.
- Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.
- Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động càng chậm:
2/ 
2/ Quán tính:
a/ Ví dụ:
VD1: Khi tắt quạt trần quạt không thể dừng ngay => do có quán tính
VD2: Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính.
b/ Khái niệm:
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. 
c/ Đặc điểm quán tính:
C1: Ví dụ: Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu hãm phanh với lực có cùng độ lớn thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn.
C2: Đặc điểm quán tính
- Giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.
- Lực tác dụng càng lớn, có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn
1. Khi dùng tay kéo hoặc đẩy một vật (có thể trực tiếp hoặc sử dụng thanh cứng, sợi dây để đẩy hoặc kéo). Có phải kéo thì luôn làm cho vật lại gần mình, còn đẩy thì luôn làm cho vật xa mình? 
Bài làm:
- Khi kéo để vật chuyển động thì vật sẽ tiến lại gần mình
- Còn trong trường hợp đẩy vì vật sẽ ra xa mình
3. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra nhừng kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Đáp án D
6. Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái.
b) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.
Bài làm:
a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, do có quán tính mà hành khách chưa kịp chuyển hướng về phía chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động như cũ nên bị nghiêng về một bên.
b) Bút tắc mực, do có quán tính, khi vẩy mạnh mực sẽ chuyển động xuống phía ngòi bút nên bút lại có thể tiếp tục viết được.
4. Luyện tập
Gv: Các chất rắn biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ?
HS báo cáo, chia sẻ
GV chuẩn kiến thức
5. Hướng dẫn học bài
BTVN: Nêu một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh thì co lại của một số vật mà em biết?
Chuẩn bị bài mới: Các chất lỏng biến đổi trạng thái như thế nào khi tăng và giảm nhiệt độ? ( trang 36)
Dự kiến sản phẩm:
- Dây điện vào mùa hè sẽ chùng hơn vào mùa đông.
- Khi làm cầu, làm nhà người ta thường làm các khe
 hở để đảm bảo dãn nở vào mùa hè và co lại vào mùa đông
- Khi đóng chai nước uống người ta thường không đong đầy để đảm bảo sự dãn nở vì nhiệt diễn ra bình thường.
(Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối)
- Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
- Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_91_bai_28_luc_tac_dung_cua_luc_tie.docx