Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 94, Bài 29, Phần 2: Trọng lực - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật.
- Biểu diễn được trọng lực trong các trường hợp cụ thể.
2. Thái độ
-Hs tích cực tham gia xây dựng bài.
3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Máy chiếu
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. Tổ chức dạy học:
1. Ổn định
2. Khởi động
Ban học tập : Tổ chức vòng quay may mắm.
Câu hỏi: Dây dọi gồm một quả nặng nhỏ gắn vào một đầu sợi dây mềm. Tại sao khi xây các bức tường, thợ xây lại dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng?
Dự kiến sản phẩm:
- Khi xây các bức tường, thợ xây lại dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng vì tác dụng lên quả dọi có trọng lực và lực căng của sợi dây, khi quả dọi đúng yên thì hai lực này cân bằng. Trọng lực có phương thẳng đứng nên dây dọi cũng có phương thẳng đứng.
Ngày soạn: 20/04/2021 Ngày giảng: 23/04/2021 Tiết 94- Bài 29- Trọng lực (t2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức, kĩ năng - Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật. - Biểu diễn được trọng lực trong các trường hợp cụ thể. 2. Thái độ -Hs tích cực tham gia xây dựng bài. 3. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý II. Chuẩn bị 1. Giáo viên : Máy chiếu 2. Học sinh: Nghiên cứu bài III. Tổ chức dạy học: 1. Ổn định 2. Khởi động Ban học tập : Tổ chức vòng quay may mắm. Câu hỏi: Dây dọi gồm một quả nặng nhỏ gắn vào một đầu sợi dây mềm. Tại sao khi xây các bức tường, thợ xây lại dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng? Dự kiến sản phẩm: - Khi xây các bức tường, thợ xây lại dùng dây dọi để xác định phương thẳng đứng vì tác dụng lên quả dọi có trọng lực và lực căng của sợi dây, khi quả dọi đúng yên thì hai lực này cân bằng. Trọng lực có phương thẳng đứng nên dây dọi cũng có phương thẳng đứng. 3. Bài mới Hoạt động 1. Mục tiêu: - Biết công thức tính trọng lực. Hoạt động của GV và HS Nội dung GV Yêu cầu hs hoạt động cặp: nghiêm cứu hướng dẫn học mục B1- trang 69 =>trả lời câu hỏi: - Trọng lực là gì? - Trọng lực có phương, chiều như thế nào? - Công thức tính trọng lực? Hs: làm bài GV: Quan sát và giúp đỡ hs HS báo cáo kết quả, chia sẻ Dự kiến sản phẩm: Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức A/ Lý thuyết: Công thức tính hoặc chính xác: Trong đó: -P trọng lực ( đơn vị niutơn -> kí hiệu: N) -m: khối lượng của vật ( đơn vị: kilôgam -> kí hiệu: Kg) Dự kiến sản phẩm học sinh - Trọng lực là lực hút lên mọi vật, được tác dụng bởi Trái Đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. Hoạt động 2. Mục tiêu: - Vận dụng công thức P = 10m để tính trọng lượng của vật. GV Yêu cầu hs hoạt động nhóm: Bài 2 Hs: làm bài GV: Quan sát và giúp đỡ hs HS báo cáo kết quả, chia sẻ Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức, gv quay lại chốt hđ khởi động Bài 2: Bài 2: Trái Đất hút em một lực bằng bao nhiêu? Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì độ lớn, phương và chiều của lực này có thay đổi không? Tại sao? Dự kiến sản phẩm học sinh - Trái Đất hút em một lực bằng số cân nặng của em (được quy đổi ra đơn vị kg) nhân với 9,8 (đơn vị N). Ví dụ: Em nặng 3 yến = 30 kg. Thì Trái Đất hút em một lực bằng: P = 30 . 9,8 = 294 (N) - Khi em đi cầu thang lên tầng 3 thì: + Độ lớn của lực sẽ thay đổi vì càng lên cao thì độ lớn của lực càng giảm + Phương và chiều của lực này không thay đổi. Vì trọng lực luôn có phương thẳng đứng và chiều hướng về phía Trái Đất GV Yêu cầu hs hoạt động nhóm: Bài 4 Hs: làm bài GV: Quan sát và giúp đỡ hs HS báo cáo kết quả, chia sẻ Lớp nhận xét, đánh giá GV chuẩn kiến thức, gv quay lại chốt hđ khởi động Bài 4: Bài 4: Hình 24.9 mô tả trạng thái của một diễn viên nhào lộn. Lực mà Trái Đất tác dụng lên người diễn viên đó có thay đổi về độ lớn, phương, chiều không? Vì sao? HSG: - Em cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu xem trọng lượng là gì và tại sao trọng lượng của người trên Mặt Trăng nhỏ hơn trọng lượng người đó trên Trái Đất? Dự kiến sản phẩm học sinh - Lực mà Trái Đất tắc dụng lên người diễn viên không hề thay đổi về độ lớn, phương và chiều. Vì tại một vị trí trên Trái Đất, lực mà Trái Đất tác dụng lên vật không thay đổi về độ lớn, phương và chiều. 4. Củng cố: - Công thức tính trọng lực 5. Hướng dẫn học bài Chuẩn bị bài mới tiết 95: Lực đàn hồi là gì, xuất hiện khi nào? (Phần nhắc nhở học sinh nếu dạy tiết cuối) - Phòng chống covid: Nhắc nhở học sinh thực hiện khẩu hiệu 5K: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế. - Nhắc nhở học sinh tham gia giao thông đúng quy định
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_6_tiet_94_bai_29_phan_2_trong_luc_nam_hoc.docx