Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng

- Sau khi học xong bài này, HS:

+ Nêu được mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời

+ Thiết kế mô hình thực tế ( hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của mặt trăng trong tuần trăng

 

docx 10 trang Mạnh Quân 24/06/2023 3110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của mặt trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: :
BÀI 44: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Sau khi học xong bài này, HS:
Nêu được mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời
Thiết kế mô hình thực tế ( hoặc vẽ hình) để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của mặt trăng trong tuần trăng
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về ánh sáng của Mặt
Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng
Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về khái niệm hình dạng nhìn thầy của Mặt Trăng;
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn để xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung về ánh sáng của Mặt Trăng và chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng.
2. Năng lực khoa học tự nhi
- Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tựnhiên: Nhận biết được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Tìm hiểu tự nhiên: Hiểu được Mặt Trăng phản xạ ánh sáng mặt trời và khái niệm hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và thiết kế được mô hình thực tế để giải thích được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.
3. Phẩm chất
Kiên trì, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí thông tin; Có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
Trách nhiệm trong hoạt động nhóm;
Nhiệt tình và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm;
Tạo hứng thú và khám phá học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh minh họa, máy chiếu, slide bài giảng, SGV
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước, hộp giấy hình trụ, quả bóng, băng dích đen, kéo
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Gv cho HS hoạt động nhóm: vẽ trên giấy các hình dạng mặt trăng thường nhìn thấy, đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp
Gv tổng hợp các hình dạng và nêu câu hỏi: Vào các đêm khác nhau, tại sao chúng ta nhìn tahays mặt trăng có các hình dạng khác nhau?
Dự kiến sản phẩm:
+ Các hình dạng của Mặt Trăng vào ban đêm: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, Không trăng.
+ Chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau do phần bề mặt Mặt Trăng hướng về phía Trái Đất mà ở Trái Đất nhìn thấy, được mặt trời chiếu sáng có diện tích khác nhau mỗi khi được chiếc sáng.
Sau đó dẫn dắt vào bài học chính ngày hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. ÁNH SÁNG CỦA MẶT TRĂNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: HS nêu được Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng, nỏ chỉ phản xạ ánh sáng mặt trời.
b. Nội dung: HS thông qua quan sát tranh hình và thảo luận các nội dung trong SGK,để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.
1. Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?
2. Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng tacó thể nhìn thấy được Mặt Trăng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình cà thảo luận câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
1. Ánh sáng của mặt trăng
a. Tìm hiểu ánh sáng của Mặt Trăng
Mặt trăng phản xạ ánh sáng mặt trời
? 1: Mặt Trăng có cả phần tối và phần sáng, do đó Mặt Trảng không tự phát ra ánh sáng.
?2: Chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng vì Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Mặt Trăng lại phản xạ ánh sáng mặt trời và chiếu tới mắt chúng ta.
II. HÌNH DẠNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRĂNG
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của mặt trăng
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về pha của Mặt Trăng và nguyên nhân tạo thành các pha của Mặt Trăng.
b. Nội dung: HS đọc, quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.
3. Em hãy nêu các hình dạng nhìn thầy của Mặt Trăng mà em biết.
4. Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra phần bể mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bế mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể nhìn thấy.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm quan sát hình và tar lời câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + Một số HS phát biểu, các học sinh khác nghe và bổ sung
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình hoạt động. GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm kết hợp với các nội dụng thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về pha của Mặt Trăng và nguyên nhân tạo thành pha Mặt Trăng.
2. Hình dạng nhìn thấy của mặt trăng
a. Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của mặt trăng
? 3: Các hình dạng thường nhìn thầy của Mặt Trăng gồm Trăng lưỡi liềm, Trắng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn.
Hình ảnh Mặt Trăng chúng ta nhìn thấy trong các đêm khác nhau không giống nhau đo vị trí của Mặt Trăng trong quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất mỗi ngày đều khác nhau.
? 4: Phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng là Mặt Trăng hướng về Mặt Trời (phần sáng trong hình 44.4). Phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái Đất có thể quan sát thấy là phần được Mặt Trời chiếu sáng hướng về Trái Đất.
Hoạt động 3: Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: HS nêu được các pha cơ bản của Mặt Trăng và giải thích được sự tạo thành các pha đó.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.
5. Với mỗi vị trí của Mặt Trắng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3.
Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố thêm:
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
b. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
? 5: Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy MặtTrăng có hình dạng: Vị trí 1 và 5 - Trâng bán nguyệt, vị trí 2 và 4 - Trăng lưỡi liềm, vị trí 6 và 8- Trăng khuyết, vị trí 7 - Trăng tròn, vị trí 3 - không Trăng.
Hình dạng nhìn thấy tương ứng: 3 - không Trăng, 2 - Trăng lưỡi liềm đầu tháng, 1 Trăng bán nguyệt đầu tháng, 8 - Trăng khuyết đầu tháng, 7 - Trăng tròn, 6 – Trăng khuyết cuối tháng, 5 - Trăng bán nguyệt cuối tháng, 4- Trăng lưỡi liềm cuối tháng.
? CC: Trăng bán nguyệt đấu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng: Dạng nhìn thấy đều có hình bán nguyệt do ta chỉ quan sát thấy một nửa phần diện tích Mặt Trăng được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình ảnh chỉ tiết hơn thấy được là khác nhau vì hai trường hợp này ta quan sát thấy hai khu vực khác nhau của bể mặt Mặt Trăng.
Hoạt động 4: Trải nghiệm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
a. Mục tiêu: HS giải thích cách tạo mô hình quan sát các pha Mặt Trăng.
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức hoạt động nhóm cho HSthảo luận để chế tạo mô hình
theo hình 44.6, sau khi chế tạo được mô hình thì cho HS lần lượt thực hiện việc quan sát và thảo luận xem hình ảnh quan sát được tương ứng với pha nào của Mật Trăng.
6. Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận nhóm và thiết kế mô hình để quan sát được các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trình bày, HS còn lại quan sát sản phẩm của các bạn
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động.
c. Trải nghiệm quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
Dụng cụ : hộp giấy hình trụ, quả bóng, băng dịch đen, kéo
Thực hiện :
Treo bóng lơ lửng bên trong và chính giữa hộp giấy, đóng vai trò là mặt trăng
Khoét lỗ ở thành hộp để chiếu đèn pin vào quả bóng.
Khoét 4 lỗ khác trên thành hộp như hình 44.6 để quan sát được quả bóng trong hộp tương ứng với các góc khác nhau.
Bật đèn pin, rồi lấn lượt nhìn qua các lỗ và quan sát phẩn quả bóng được chiếu sáng (các lỗ chưa quan sát được bịt kín) và cho biết hình ảnh nhìn thấy được tương ứng với hình dạng nhìn thấy nào của Mặt Trăng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 1,2,3,4,5
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 1,2,3,4,5 SGK
- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm
- GV nhận xét , đánh giá :
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: 
Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó chính là khoảng thời gian để mặt trăng quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và trái đất
Câu 4. Hình vẽ giải thích hình dạng nhìn thấy trăng bán nguyệt cuối tháng:
Câu 5:
Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mật Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng, với Trái Đất năm ở giữa.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:
Từ mô hình bên (hình 44.6), em hãy phát triển để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.
- GV nghe HS phát biểu và nhận xét:
Từ mô hình trên hình 44.6, ta khoét thêm các lỗ nhỏ trên đường kẻ. Quan sát quả bóng trong hộp theo các lỗ này ta sẽ thấy được hình ảnh tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_bai_44_chuyen_dong_nhin_thay_cua_mat_tr.docx