Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 134,135: Ôn tập cuối học kì II - Năm học 2021-2022

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 134,135: Ôn tập cuối học kì II - Năm học 2021-2022

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

 

docx 4 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1661
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 134,135: Ôn tập cuối học kì II - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/04/2022
Ngày dạy: Tiết 1: 6A: 29/04/2022; 6B: 29/04/2022
 Tiết 2: 6A: 29/04/2022; 6B: 29/04/2022
Tiết 134,135: ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Ôn tập lại những nội dung đã học.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực vận dụng kiến thức.	
- Năng lực thực hành
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. chuẩn bị của giáo viên và học sinh
	- Máy chiếu, laptop, bút chỉ. 
- Hệ thống nội dung đã học, câu hỏi.
- Vở ghi, sgk.
III. Tiến trình dạy học 
III.1. Ổn định lớp: (01 phút)
III.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học 
III.3. Bài mới:
1. Hoạt động 1. Mở đầu: Xác định nhiệm vụ học tập (15 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ nghiên cứu về một loại vật liệu mà loài người đã từng sử dụng trong lịch sử, hoặc về vật liệu mới được phát triển và có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống.
+ HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ
- GV đặt vấn đề: Lịch sử loài người trải qua thời đại đồ đá (dùng đá làm công cụ), thời đại đồ đông (dùng đồng làm công cụ) và thời đại đồ sắt (dùng sắt, thép làm công cụ). Do vậy, tên vật liệu đã được dùng đề đại diện cho một thời kì trong nên văn minh của con người. Em có thể chọn một loại vật liệu tiêu biểu để đặt tên cho thời đại ngày nay không?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (48 phút)
	Hoạt động 2.1: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận của nội dung ôn tập 
a. Mục tiêu: HS quan sát các vật thể tìm hiểu xem chúng làm bằng vật liệu gì 
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ôn tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS trả lời câu hỏi
+ HS khác nhận xét, bổ xung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Câu trả lời đúng của HS
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ ĐÁP ÁN
Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.
Đáp án: Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng được kí hiệu là P, đơn vị đo trọng lượng là Niutơn (N)
Câu 2: Lực ma sát có tác dụng gì? 
Đáp án: Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động
Câu 3: Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất.
Đáp án: Trục của Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó và chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.
Câu 4: Hãy hể tên các hành tinh vòng trong của hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
	Đáp án: Bốn hành tinh vòng trong của hệ mặt trời: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái đất và Hoả tinh.
Câu hỏi bài tập
CHỦ ĐỀ 1: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
Câu 5: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là:
Đáp án: 400g
Câu 6: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
Đáp án: Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG
Câu 7: Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
Đáp án: Xe máy, máy phát điện
Câu 7: Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác
Câu 9: Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động và nhóm năng lượng lưu trữ: Động năng của vật, năng lượng của thức ăn, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng của xăng dầu, năng lượng của dòng nước chảy.
Đáp án: 
- Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: Động năng của vật; năng lượng của gió đang thổi năng lượng của dòng nước chảy.
- Nhóm năng lượng lưu trữ: Năng lượng của thức ăn; năng lượng của xăng dầu.
CHỦ ĐỀ 3: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Câu 10: Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời?
Đáp án: Trái đất ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần mặt trời. Là hành tinh duy nhất có sự sống.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (17 phút)
Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học.
Nội dung: 
- HS thực hiện cá nhân phần “em học được trong giờ học”
Sản phẩm: 
- HS trình bày nội dung học được của cá nhân trong quá trình làm bài.
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “em đã học được trong giờ học” 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung bài học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (08 phút)
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm tòi kiến thức
b) Nội dung: Tìm trên internet những dạng bài tương tự để ôn tập kiểm tra.
c) Sản phẩm: Nội dung đề cương ôn tập trên internet, những bài tập tương tự.
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp dựa vào thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính.
IV. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Xem lại nội dung bài học.
- Học thuộc các ghi nhớ trọng tâm của bài.
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới, chuẩn bị cho tiết sau.
V. Rút kinh nghiệm
- Thời gian giảng toàn bài:
Đủ thời gian
- Thời gian dành cho từng phần, hoạt động
Phân chia hợp lý từng phần, từng hoạt động.
- Nội dung kiến thức:
Làm rõ nội dung kiến thức trọng tâm bài học
- Phương pháp dạy học:
Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
- Đồ dùng dạy – học:
Chuẩn bị đầy đủ.
- Tình hình lớp-HS
Hiểu bài, vận dụng được, tích cực
- RKN Khác:
Thực hành, tính toán, phân tích, tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tiet_134135_on_tap_cu.docx