Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 7: Đo thời gian. Ôn tập - Năm học 2022-2023
1. Đối với giáo viên:
- Một số loại đồng hồ: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây,.
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 7: Đo thời gian. Ôn tập - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2022 TIẾT 5,6_ BÀI 7: ĐO THỜI GIAN,ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS sẽ: - Nhận biết được các dụng cụ đo thời gian: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây,... - Nêu được đơn vị đo, cách sử dụng một số dụng cụ đo thời gian. - Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu đươc cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được thời gian với kết quả tin cậy. 2. Năng lực - Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực riêng: Năng lực sử dụng công cụ đo thời gian Năng lực thực hành Năng lực trao đổi thông tin. Năng lực cá nhân của HS. 3. Phẩm chất - Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Một số loại đồng hồ: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây,... 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giới thiệu với HS một số dụng cụ đo thời gian, gợi ý để HS phát hiện những ưu điểm và hạn chế của các dụng cụ này. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV cho HS quan sát ba loại đồng hồ ở Phần mở đầu trong SGK và thảo luận: ? Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian ở hình. => Từ đó giới thiệu sơ lược với HS một số loại đồng hồ hiện đại và những chức năng của những loại đồng hồ này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo đo thời gian a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị đo thời gian b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong mục I, nêu một số đơn vị đo thời gian thường dùng. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày + HS khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Đơn vị đo thời gian - Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s. - Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ.... Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cu đo thời gian a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số dụng cụ đo thời gian b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong mục II, nêu một số dụng cụ đo thời gian thường dùng. - Yêu cầu HS quan sát Hình 7.1, 7.2 SGK để nhận biết một số loại đồng hồ đo thời gian trong thực tế. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK và thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ nêu một số dụng cụ đo thời gian, nhận biết một số dụng cụ trong hình 7.1, 7.2. + HS thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức II. Dụng cụ đo thời gian Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bắm giây,... Trả lời câu hỏi: 1. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thực hành và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ bấm giây. Vì các dụng cụ này cho kết quả nhanh, chính xác. 2. Cả ba thao tác đều cần thiết khi sử dụng đồng hồ bấm giây. Thứ tự các thao tác: c, a, b. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Đánh dấu X vào đúng cột và sửa những câu sai STT Nội dung Đúng Sai 1 Biến đổi đơn vị sau đây đúng hay sai: 1 giờ 20 phút = 3 800 s 2 Muốn đo thời gian bảng đồng hồ bấm giây, cân thực hiện các bước: Bước 1: Bấm RESET để kim về số 0. Bước 2: Bấm START để bắt đầu tính thời gian. Bước 3: Bấm ST0P để kim dừng và đọc kết quả đo. 3 Khi đo thời gian của một buổi học, ta chỉ nên sử dụng đồng hồ bấm giây thay vì dùng đồng hồ treo tường trong lớp học, để có kết quả chính xác. Câu 2. Hãy ghép tên các loại đồng hồ (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của các loại đồng hồ đó (ở cột bên phải). Loại đồng hồ Công dụng 1. Đồng hồ treo tường 2. Đồng hồ cát 3. Đồng hồ bấm giây a) dùng để đo thời gian trong thi đấu thể thao, trong thí nghiệm. b) dùng đo thời gian một sự kiện không cần mức chính xác cao. c) dùng để đo thời gian hằng ngày. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời Câu 1: 1 – S, 2 – Đ, 3 – S, 4 – S Câu 2: 1 –c, 2 – b, 3 – a - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Thực hành đo d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Thực hành sử dụng các loại đồng hồ để đo thời gian
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_7_do_thoi_gian_on.docx