Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 8: Đo nhiệt độ - Năm học 2022-2023

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 8: Đo nhiệt độ - Năm học 2022-2023

- Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ:

+ Theo công dụng: nhiệt kế y tế, nhiệt kế khí tượng, nhiệt kế dùng trong phòng thực hành,.

+ Theo cấu tạo: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân,.

- Nêu được cách sử dụng nhiệt kế, thang nhiệt độ Celsius.

- Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Đo được nhiệt độ với kết quả tin cậy.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Bài 8: Đo nhiệt độ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/10/2022
TIẾT 7,8_BÀI 8: ĐO NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ:
+ Theo công dụng: nhiệt kế y tế, nhiệt kế khí tượng, nhiệt kế dùng trong phòng thực hành,...
+ Theo cấu tạo: nhiệt kế điện tử, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân,...
- Nêu được cách sử dụng nhiệt kế, thang nhiệt độ Celsius.
- Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- Đo được nhiệt độ với kết quả tin cậy.
2. Năng lực
- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực riêng: 
Năng lực nhận biết các dụng cụ đo nhiệt độ
Năng lực thực hành
Năng lực trao đổi thông tin.
Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Một số nhiệt kế (hoặc cho HS quan sát tranh, ảnh một số loại nhiệt kế có trong Hình
8.5 SGK, kết hợp máy chiếu và máy tính).
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Dùng một tình huống thực tế để HS thấy được muốn xác định chính xác nhiệt độ thì cần phải có dụng cụ đo.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS thực hành thực tế tình huống ở đầu bài:
 Nhúng bàn tay trái vào bình nước ấm, bàn tay phải vào bình nước lạnh, rồi cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội. Từ đó HS sẽ thấy cảm nhận sự nóng, lạnh bằng cảm giác chỉ mang tính tương đối. 
=> Do vậy muốn xác định chính xác nhiệt độ cần phải có dụng cụ đo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Đo nhiệt độ
a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị, thang đo nhiệt độ
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong mục I, tìm hiểu dơn vị đo nhiệt độ, thang nhiệt độ.
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trong mục I.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 1 HS trình bày câu trả lời
+ HS khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Đo nhiệt độ
Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.
Thang nhiệt độ: 
Sử dụng thang nhiệt độ Xen-xi-út, kí hiệu oC.
Trả lời câu hỏi:
3. Quan sát và chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi hình: 
a) 5°C; b) 327°C; c) 36,5°C; d) 0°C. 
Hoạt động 2: Nhận biết dụng cụ đo nhiệt độ
a. Mục tiêu: Thông qua việc theo dõi sự nở vì nhiệt của chất lỏng để HS hiểu được cơ sở để chế tạo dụng cụ đo nhiệt độ.
- Thông qua việc quan sát tranh, ảnh của các loại nhiệt kế để HS nhận biết được các loại nhiệt kế và công dụng của nó.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS theo dõi thí nghiệm Hình 8.4 SGK về sự nở vì nhiệt của chất lỏng cho thấy chất lỏng nở ra khi nóng lên. 
=> Yêu cầu HS nhận biết được hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để chế tạo các dụng cụ đo nhiệt độ.
+ Cho HS quan sát Hình 8.5, tìm hiểu các nhiệt kế.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS hoạt động nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức
II. Dụng cụ đo nhiệt độ
1. Sự nở về nhiệt của chất lỏng
Chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều.
2. Các loại nhiệt kế
- Nhiệt kế rượu
- Nhiệt kế y tế thủy ngân
- Nhiệt kế hồng ngoại
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng nhiệt kế
a. Mục tiêu: Thông qua việc tìm hiểu cách sử dụng hai loại nhiệt kế thông dụng để HS có được kĩ năng sử dụng nhiệt kế trong những trường hợp đơn giản của cuộc sống và trong phòng thực hành.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu cách sử dụng nhiệt kế y tế (nhiệt kế thuỷ ngân) và nhiệt kế điện tử. 
- GV cho HS thực hành theo nhóm sử dụng hai loại nhiệt kế này để đo nhiệt độ cơ thể.
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS hoạt động nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần.
* GV luôn nhắc nhở HS cần cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân, cụ thể khi vẩy nhiệt kế tránh va chạm với các vật khác. Khi đọc kết quả tránh cầm vào bầu nhiệt kế.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức
III. Sử dụng nhiệt kế y tế
1. Nhiệt kế y tế thuỷ ngân
Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
Bước 2: Vẩy mạnh cho thuỷ ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.
Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
Bước 4: Chờ khoảng 2 — 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
2. Nhiệt kế y tế điện tử
Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.
Bước 2: Bám nút khởi động.
Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.
Bước 4: Chờ khi có tin hiệu “bip”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
Bước 5: Tắt nút khởi động.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Hãy điển các từ nhiệt độ, nhiệt kế, thang nhiệt độ vào các chỗ trống cho phù hợp:
Để đo (1) , người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như (2) thuỷ ngân, (3) rượu, (4) điện tử. Ở Việt Nam, đơn vị đo nhiệt độ sử dụng (5) Celsius.
Câu 2. Hãy ghép tên loại nhiệt kế (ở cột bên trái) tương ứng với công dụng của nhiệt kế đó (ở cột bên phải).
Loại đồng hồ
Công dụng
1. Nhiệt kế y tế điện tử 
2. Nhiệt kế rượu
3. Nhiệt kế thuỷ ngân 
A. dùng trong phòng thí nghiệm để đo nhiệt độ.
B. dùng đo nhiệt độ mà không cần mức thính xác cao.
C. được sử dụng trong bệnh viện, hiệu thuốc hoặc tại nhà để đo nhiệt độ cơ thể.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
Câu 1: (1) nhiệt độ; (2) nhiệt kế; (3) nhiệt kế; (4) nhiệt kế; (5) thang nhiệt độ.
Câu 2: 1 - C; 2 - B; 3 - A.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Thực hành đo
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Thực hành xác định nhiệt độ của một đối tượng bằng nhiệt kế
- HS: Thực hành đo nhiệt độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2022_2023_bai_8_do_nhiet_do.docx