Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Chủ đề: Đo lường - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Việt

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Chủ đề: Đo lường - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Việt

 I/ MỤC TIÊU :

1) Kiến thức :

 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo

 - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.

 - Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước

- Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?

 - Biết được khối lượng của quả cân 1kg.

 2) Kĩ năng :

 - sử dụng thước để đo

 - Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.

 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

 - Đo độ dài trong một số tình huống thông thường

- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

- Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.

 3 ) Thái độ :

 - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.

 - Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.

- GD học sinh tính cẩn thận ,tính trung thực trong TN.

 

doc 8 trang haiyen789 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 1, 2, 3, 4 - Chủ đề: Đo lường - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1,2,3,4
15/08/19 
 Chủ đề: ĐO LƯỜNG 
 Giới thiệu chung về chủ đề: chủ đề hướng dẫn học sinh nghiên cứu:
- Đo khối lượng
- Đo thể tích.
- Đo khối lượngkhối lượng .
Thời lượng thực hiện chủ đề: 4 tiết 
 I/ MỤC TIÊU :
Kiến thức : 
 - Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo quy tắc đo
 - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
 - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
 - Biết đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?
 - Biết được khối lượng của quả cân 1kg.
 2) Kĩ năng : 
 - sử dụng thước để đo
 - Biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
 - Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
	 - Đo độ dài trong một số tình huống thông thường
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
- Chỉ ra được ĐCNN, GHĐ của cân.
 3 ) Thái độ :
 - Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực khi đọc kết quả.
 - Rèn tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
- GD học sinh tính cẩn thận ,tính trung thực trong TN.
 II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
 - Nhĩm năng lực thành phần liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí. 
- Phát triển năng lực thực nghiệm của HS.
- Nhĩm năng lực thành phần trao đổi thơng tin, hoạt động nhĩm.
- Nhĩm năng lực thành phần liên quan đến cá nhân: thuyết trình, báo cáo, làm bài tập về xác định điện trở.
- Hình thành năng lực tự học của học sinh qua việc tìm hiểu về cách tính điện trở. 
 II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 1) Chuẩn bị của GV :
	 Đối với mỗi nhóm học sinh: 
 + Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 + Một thước dây hoặc thước mét có kết quả đo độ dài”.
 Đối với cả lớp:
 + bảng 1.1 , Tranh vẽ to một thước kẻ có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 2mm
 - 2 mẫu vật để cân.
 +Bình 1 (đựng đầy nước, chưa biết dung tích).
 +Bình 2 (đựng một ít nước),1 bình chia độ. +Một vài loại ca đong.
Chuẩn bị của HS : xem trước bài mới.
+ Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 + Một thước dây hoặc thước mét.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát khởi động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung phương thức tổ chức hoạt động học tập
Dự kiến sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
Hình hành cho hs biểu tượng ban đầu vấn đề cần nghiên cứu đến đo lường.
Làm thế nào ta biết được cái ti vi nhà mình bao nhiêu inch, quả bĩng đá cĩ đường kính bao nhiêu cm.
Học sinh trả lời theo suy nghĩ về sự hiểu biết.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Biết được dụng cụ đo độ dài
Nội dung 1.Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu hỏi C4.
	Treo tranh vẽ to thước dài 20cm và có ĐCNN 2mm. Yêu cầu 1 đến 2 HS xác định GHĐ và ĐCNN của thước này. Thông qua đó, GV giới thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo. 
- Yêu cầu HS làm C5,C6, C7 hoặc làm thêm BT 1-2.1 trong SBT. 
I/ Đo độ dài:
Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài: 
-thước kẻ, thước cuộn, thước thẳng, thước dây
Xác định được gới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của từng dụng cụ
Nội dung 2 Dùng bảng kết quả đo đôï dài đã vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1 SGK.
	Chú ý tới tình huống đo bề dày quyển SGK Vật lí 6 và hướng dẫn cụ thể cách tính giá trị trung bình (l1 + l2 + l3) : 3.
	Phân nhóm, giới thiệu và phát dụng cụ đo cho mỗi nhóm HS.
	Chú ý: Trong thời gian HS thực hành, GV quan sát các nhóm làm việc và chuẩn bị cho hoạt động thảo luận tiếp theo.
2) Đo độ dài :
- Khi dùng thước đo cần biết GHĐ và ĐCNN của thước.
Biết cách đo độ dài
Nội dung 3. Cách đo độ dài.
-Yêu cầu trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5 là cơ sở để thực hiện hoạt động điền từ trong phần tiếp theo. 
	+ Đối với câu C1: Sau khi gọi một vài nhóm trả lời, GV nên đánh giá kết quả ước lượng độ dài dối với từng vật của từng nhóm. (Sai số giữa giá trị ước lượng và giá trị trung bình tính được sau khi đo khoảng vài % thì có thể coi là ước lượng tương đối tốt).
	+Đối với câu C2: HS thường chọn đúng dụng cụ đo. Để thống nhất và khắc sâu ý: “Trên cơ sở ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp khi đo”, GV có thể đặt thêm câu hỏi: “Dùng thước dây hoặc thước kẻ đều có thể đo được chiều dài bàn học, cũng như đo được bề dày quyển SGK Vật lí, tại sao em không chọn ngược lại,	
+ Đối với câu C3: Có thể xảy ra tình huống đặt thước đo khác như sau: đặt đầu thứ nhất của chiều dài cần đo trùng với một vạch khác vạch số 0 của thước và độ dài đo được lấy bằng hiệu của 2 giá trị tương ứng với 2 đầu của chiều dài cần đo. Khi đó, GV có thể thông báo, cách đo này chỉ nên sử dụng khi đầu thước bị gãy hay vạch số 0 bị mờ và thống nhất câu trả lời
	GV có thể chỉ ra tình huống đặt thước lệch, không dọc theo độ dài cần đo (Tương tự như câu C7.a) để khẳng định thêm ý cần đặt thước dọc theo độ dài cần đo.	Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung.
	Hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp để thống nhất phần kết luận.
II/ Cách đo độ dài
-Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước cĩ GHĐ và ĐCNN thích hợp.
-Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
-Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Nắm được đơn vị đo thể tích
Nội dung 4.Đo thể tích.
Ôn lại đơn vị đo thể tích
 -Hướng dẫn HS cả lớp ôn lại đơn vị đo thể tích, yêu cầu HS thực hành cá nhân đổi đơn vị đo thể tích như SGK, gọi 2 HS lên chữa trên bảng, các HS khác bổ sung (nếu cần) và GV thống nhất kết quả đổi đơn vị.
	GV dùng xilanh và chai 1 lít, 1,5 lít để giới thiệu cỡ của 1cc, 1 lít GV cũng nên tìm hiểu xem lỗi mắc phải của HS khi đổi đơn vị đo thể tích và nêu lên để các em chữa đối với cả lớp.
I/ Đơn vị đo thể tích : 
- Đơn vị đo thể tích
thường dùng là mét khối (m3 ) và lít ( l) .
Xác định được dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Nội dung 5: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng
 Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Tự đọc sách mục II.1 và trả lời câu C2, C3, C4, C5 vào vở.
	Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời.
	+ Đối với câu C3, GV nên gợi ý các tình huống để HS tìm ra càng nhiều dụng cụ trong thực tế thay cho ca đong càng tốt. Thí dụ như:
	Trên đường giao thông những người bán xăng dầu lẻ thường dùng dụng cụ nào để đong xăng, dầu cho khách hàng?
	Để lấy đúng lượng thuốc tiêm, nhân viên y tế thường dùng dụng cụ nào?
	Thùng gánh nước (hay xô đựng nước) của gia đình em chứa được bao nhiêu nước?
	Ca, cốc đựng bia để bán cho khách uống bia thường chứa được bao nhiêu lít?
	+ Đối với C4: cách xác định ĐCNN của 1 hoặc 2 bình chia độ ntn ?
	+ Đối với C5: Nên thống nhất các loại chai bia 333 (» 0,3 lít), chai chứa nước suối 0,5 lít, chai nước ngọt 1,5 lít, thành các loại chai, lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các loại thùng gánh nước, xô đựng nước 10 lít, ca 0,5 lít hoặc 1 lít, các loại cốc 200ml hoặc 250ml, nên thống nhất thành các loại ca đong đã biết trước dung tích, các loại xilanh có độ chia khác nhau nên thống nhất là các loại bơm tiêm, 
	Nhắc nhở HS khác theo dõi và bổ sung thêm vào vở của mình.
II.Đo thể tích chất lỏng
1/Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích.
 - Để đo thể tích chất lỏng dùng bình chia độ , ca đong . 
Biết đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ
Nội dung 6: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
 Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Trả lời các câu: C6, C7, C8 vào vở.
	Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời.
	Yêu cầu HS làm việc cá nhân điền vào chổ trống của câu C9 để rút ra kết luận về cách đo thể tích chất lỏng.
	Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất phần kết luận.
	Cho cả lớp trả lời miệng BT 3.2, 3.3 trong SBT.
Biết đo thể tích vật rắn khơng thấm nước.
Nội dung 7: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước
 Giới thiệu vật cần đo thể tích (hòn đá) trong hai trường hợp bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình chia độ . Quan sát 2 hình vẽ 4.2 và 4.3 SGK và mô tả cách đo thể tích hòn đá trong từng trường hợp.	Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm	.
-Có thể đặt thêm câu hỏi đối với hình vẽ 4.3 SGK: “Có cách làm nào hơi khác với hình vẽ 4.3 SGK để đo thể tích hòn đá bằng phương pháp bình tràn chính xác hơn không?”
	Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C3, điền từ thích hợp vào chỗ trống như SGK yêu cầu để rút ra kết luận..
Biết dược đơn vị đo và dụng cụ đo khối lượng. 
Nội dung 8 :Khối lượng – Đơn vị khối lượng. 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu con số ghi khối lượng trên một số túi đựng hàng. Con số đó cho biết gì?
- Yêu cầu HS trả lời C2.
- Yêu cầu HS nghiên cứu trả lời C3 ; C4 ; C5.
GV thông báo khái niệm khối lượng dựa trên kiến thức thu thập của HS: Mọi vật dù lớn hay bé đều có khối lượng. 
+ Đơn vị đo khối lượng là gì?
- Điều khiển HS thảo luận nhóm, nhắc lại đơn vị đo khối lượng.
- Cả lớp cùng trao đổi kết quả của các nhóm à nhận xét chung về đổi đơn vị.
-1kilôgam là gì?
- Điều khiển HS tìm hiểu một số đơn vị khác để đo khối lượng.
I. KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG.
1. Khối lượng:
Mọi vật dù lớn hay bé đều có khối lượng. 
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật đó.
2. Đơn vị khối lượng:
Đơn vị đo khối lượng là kilôgam. Ký hiệu là: (kg) .
Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác như : gam (g) ; miligam (mg) ; tấn ; tạ.
1g = 1/1000 kg
1mg = 1/1000g = 1/1000000 kg
1tấn = 1000 kg
1tạ = 100 kg
Biết cách đo khối lượng của cân
Nội dung 9 Đo khối lượng. 
- Yêu cầu HS thực hiện C10 (đo khối lượng vật).
Các loại cân khác. 
- Yêu cầu HS nêu các loại cân khác và cách cân của từng loại.
II. ĐO KHỐI LƯỢNG:
Để đo khối lượng người ta dùng cân.
. Các loại cân khác:
+ Cân y tế.
+ Cân đòn.
+ Cân tạ.
+ Cân đồng hồ.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Vận dụng để đo khối lượng
Nội dung 10: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình
- GV nêu mục đích của thực hành, và kết hợp giới thiệu dụng cụ thực hành.
	Dùng tranh vẽ to bảng 3.1 “Kết quả đo thể tích chất lỏng” để hướng dẫn HS thực hành theo nhóm và cách ghi kết quả thực hành.
	Chia nhóm, quan sát các nhóm HS thực hành, điều chỉnh hoạt động của nhóm nếu cần thiết và có thể đánh giá quá trình làm việc cũng như kết quả thực hành của các nhóm đã làm xong ngay tại giờ học. Tuỳ theo HS, có thể có nhiều cách làm khác nhau :
+ Đổ nước vào bình trước, rồi đổ nước ra ca đong hoặc bình chia độ.
+ Lấy ca đong hoặc bình chia độ đong nước rồi đổ vào bình chứa cho đến khi đầy
Thực hành đo thể tích
-	Phân nhóm, phát dụng cụ thực hành và yêu cầu HS làm việc theo nhóm (bàn) như mục 3 “Thực hành: Đo thể tích vật rắn” của SGK.
GV quan sát các nhóm HS thực hành, điều chỉnh hoạt động của nhóm .
3.Thực hành: Đo thể tích chất lỏng và vật rắn khong thấm nước
Bảng 4.1 
Hoạt động 5: Vận dụng tìm tồi mở rộng
Vận dụng kiến thức về đo lường trả lời các câu hỏi.
GV cho HS lần lượt làm các câu từ câu C7 đến C10 trong SGK và các BT từ 1-2.7 đến 1-2.11 SBT (làm cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp) và hướng dẫn HS thảo luận theo như hướng dẫn thảo luận chung.
- Yêu cầu hs trả lời C4 .
-Yêu cầu HS về nhà làm câu C5, C6 SGK 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm câu C12.
- Yêu cầu cá nhân HS làm câu C13.
- Qua bài học em rút ra được kiến thức gì?
(Khối lượng là gì? Làm thế nào để biết khối lượng của một vật?)
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
Vận dụng
IV. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề định hướng phát triển năng lực.
Mức độ nhận biết
 Câu 1. : Lít là đơn vị của :
Chiều dài	B. lực	C.thể tích	D. khối lượng
Câu 2. Trên vỏ hộp thịt cĩ ghi 400g số liệu đĩ chỉ
Thể tích của hộp thịt. C. Thể tích của cả hộp thịt.
Khối lượng của cả hộp thịt. D. Khối lượng của thịt trong hộp.
Mức độ thơng hiểu.
 Câu 1. Một bạn dùng thước đo độ dài cĩ độ chia nhỏ nhất là 1mm để đo chiều dài lớp học. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng ?
5m	B. 50 dm	C. 500,0 cm	D. 500 cm
 Câu 2. Gia đình em mỗi tháng tiêu thụ 5 khối nước ( 1 khối = 1 m3) .Số lít nước đã tiêu thụ là 
50 lít	B. 500 lít	C. 5000 lít	D. 5lít
 3.mức độ vận dụng.
Câu . Người ta dùng mợt bình chia đợ chứa 50 cm3 nước. Khi thả hịn sỏi vào bình mực nước trong bình dâng lên tới vạch 75cm3. Hỏi thĨ tÝch hßn sái lµ bao nhiªu?
A. 25 cm3. B. 75 cm3.	C. 50 cm3. D. 125 cm3.
 4.Mức độ vận dụng cao.
Câu 1. Một hồ chứa nước cĩ chiều dài 10m, rộng 10m, sâu 2m, người ta đổ nước vào hồ cao đến 1,8m.
 a). Tính thể tích của hồ nước đầy .
 b). Nếu cĩ 100 người cùng xuống hồ bơi thì nước cĩ tràn ra ngồi khơng? Biết mỗi người cĩ thể tích 0,06m3.
Câu 2. 
 Một xe tải chở hàng khi qua trạm cân thì cân được 6,5 tấn. Biết khối lượng của xe là 2,5 tấn, trên xe cĩ tất cả là 400 thùng hàng. Tính khối lượng một thùng hàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_tuan_1_2_3_4_chu_de_do_luong_nam_hoc_20.doc