Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Anh

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Anh

1. Giáo viên:

- Bình chia độ, bình tràn, khăn lau, bảng 4.1.

- Một vài vật rắn không thấm nước như: đá, hòn sỏi, đinh ốc.

- Bảng 4.1 “Bảng kết quả đo thể tích vật rắn không thấm nước”.

2. Nhóm học sinh:

- Phiếu để học sinh ghi kết quả thí nghiệm gồm:

 + PHT 1: Phiếu học tập ghi kết quả đo thể tích vật rắn không thấm nước .

 +PHT 2: Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận các câu phần vận dụng.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Kim Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: ĐO THỂ TÍCH CỦA VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
TIẾT DẠY CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tuần 3: Ngày Soạn : 8/9/2019
Tiết: 3 Ngày dạy : 11/9/2019 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng bình chia độ, bình tràn đo được thể tích của một số vật rắn không thấm nước của những vật như: hòn đá, cái đinh ốc.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
- Hợp tác trong hoạt động chung của nhóm.
- Yêu thích bộ môn, ham thích khám phá tìm hiểu kiến thức mới.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực thực nghiệm.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Bình chia độ, bình tràn, khăn lau, bảng 4.1.
Một vài vật rắn không thấm nước như: đá, hòn sỏi, đinh ốc.
Bảng 4.1 “Bảng kết quả đo thể tích vật rắn không thấm nước”.
Nhóm học sinh: 
Phiếu để học sinh ghi kết quả thí nghiệm gồm:
 + PHT 1: Phiếu học tập ghi kết quả đo thể tích vật rắn không thấm nước .
	 +PHT 2: Phiếu học tập ghi kết quả thảo luận các câu phần vận dụng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: (Khởi động) (3phút)
a) Mục tiêu: 
- HS nhận ra được muốn xác định chính xác thể tích của một vật rắn cần sử dụng dụng cụ đo thể tích như bình chia độ hoặc bình tràn
- Nảy sinh kiến thức mới: Làm thế nào để các nhóm có thể đo thể tích của một hòn đá hay một caí ổ khóa?
	b) Nội dung:
	- Thực hiện dùng bình chia độ. 
- Khi đo thể tích của 1 vật rắn không thấm nước ta có thể sử dụng bình chia độ hoặc bình tràn.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
PP dạy học: Đặt vấn đề và hoạt động nhóm.
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát cái ổ khóa và hòn đá. Vậy làm thế nào để biết chính xác thể tích của cái ổ khóa và hòn đá?
- Vấn đề đặt ra: Tìm cách đo thể tích chính xác nhất ?
*HS thực hiện nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 
- Đưa ra một số phương án đo thể tích của vật rắn không thấm nước như hòn đá hoặc ổ khóa?
- Dựa vào đâu mà có được kết luận như vậy
- HS trả lời ra giấy các câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận:
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề cần xác định.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả (các câu trả lời)
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần nghiên cứu
- Hãy thảo luận tình huống 
-Tập trung theo nhóm và hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
-Theo dõi, ghi lại những vấn đề rút ra qua quan sát. 
d) Sản phẩm mong đợi:Bài thuyết trình của nhóm
 - Thông qua quan sát: GV quan sát được thái độ hứng thú học tập của học sinh. 
 - Thông qua nội dung thuyết trình, GV sẽ đánh giá công khai mức độ hoạt động của các nhóm.
 - Thông qua câu trả lời: GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh
e) Nhận xét : .
2. Hoạt động 2 ( Hình thành kiến thức) (37 phút)
a) Mục tiêu: 
-HS nhận biết được các dụng cụ dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước, xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi dụng cụ đo.
- HS biết lựa chọn và sử dụng các dụng cụ đo thể tích để xác định thể tích của các vật rắn không thấm nước.
- Tuân thủ các qui tắc đo và trung thực với các số liệu mình đo được, hợp tác trong hoạt động của nhóm.
b) Nội dung :
- Nêu được dụng cụ đo thể tích vật rắn, xác định được GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
- Nêu được cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
- Vận dụng tiến hành đo được thể tích của một số vật.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
1) Tìm hiểu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước 
 - Kỹ thuật dạy học: Động não.
PP dạy học: Vấn đáp và nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yc hs làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi của giáo viên .
Tổ chức cho hs làm thực hành ước lượng thể tích hòn đá.
Trình bày cách đo thể tích của hòn đá bằng bình chia độ?
*HS thực hiện nhiệm vụ:
GV giới thiệu vật cần đo thể tính là hòn đá trong hai trường hợp:
+ Bỏ lọt bình chia độ
+ Không bỏ lọt bình chia độ
 HS quan sát hình và nêu dụng cụ thí nghiệm 
 Hoạt động nhóm: mô tả cách đo thể tích của hòn sỏi : nhóm 1,3 (H4.2), nhóm 2,4 (H4.3)
*Báo cáo thảo luận:
- Tổ chức cho hs báo cáo kết quả cách đo thể tích của hòn đá : nhóm 1,3 (H4.2), nhóm 2,4 (H4.3)
- Nhận xét kết quả của các nhóm, các cá nhân.
*Tổng hợp kết quả thảo luận- Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
Yêu cầu HS hoàn thành C3. 
(1) Thả chìm
(2)dâng lên
(3) thả 
(4)tràn ra
2/ Thực hành đo thể tích
Kỹ thuật dạy học: Khăn trải bàn.
PP dạy học: Nhóm
*GV chuyển giao nhiệm vụ:
- Yc hs làm việc cá nhân: 
 + Đo thể tích hòn đá bằng mấy cách ?
 + Tìm hiểu thông tin SGK cho biết để đo thể tích của 1 hòn đá phải chuẩn bị những dụng cụ gì ?
 + Trước khi đo thì bình chia đô cần phải đảm bảo yếu tố gì để kết quả đo chính xác ?
Yc hs hoạt động nhóm lớn: Thực hành đo
 + GV chiếu các bước thực hành, phát cho mỗi nhóm dụng cụ đã chuẩn bị, phát phiếu học tập bảng kết quả đo thể tích của hòn sỏi và điền kết quả vào bảng 4.1.
Vật cần đo thể tích 
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng 
(cm3)
Thể tích đo được 
(cm3)
GH Đ
Đ C N
N
Vật cần đo thể tích 
Dụng cụ đo
Thể tích ước lượng 
(cm3)
Thể tích đo được 
(cm3)
GH Đ
Đ C N
N
* HS thực hiện nhiệm vụ :
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
* Báo cáo, thảo luận:
- Tổ chức HS báo cáo kết quả trước lớp và dẫn dắt HS thảo luận để thống nhất kết quả:
 + Đại diện nhóm báo cáo kết quả (các câu trả lời)
 + Thảo luận lớp.
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần giải quyết .
Thực hiện ước lượng độ dài:
+ Làm việc theo nhóm câu C1,C2.
 H4.2: bình chia độ, hòn sỏi
 H4.3: bình chia độ, hòn sỏi, bình tràn, bình chứa
 HS hoạt động nhóm: 
+ Nhóm 1,3 (H4.2)
Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ V1 = 150 cm3.
Bước 2: Thả vật cần đo thể tích vào bình chia độ thì mực chất lỏng trong bình V2 = 200 cm3.
Bước 3: tính thể tích vật bằng cách lấy V2 – V1.
+ Nhóm 2,4 (H4.3) 
Bước 1: Đổ nước ngang miệng tràn.
Bước 2: Thả vật rắn vào, hứng nước tràn ra.
Bước 3: Đổ nước tràn vào bình chia độ.
Bước 4: đọc kết quả (Thể tích nước tràn ra, chính là thể tích vật rắn).
- Có 2 cách: dùng bình chia độ, bình tràn.
- Dụng cụ: bình chia độ, bình tràn, bình chứa, hòn sỏi.
- Ước lượng thể tích cần đo.
- Tìm GHĐ và ĐCNN của bình chia độ.
Theo dõi các bước tiến hành đo chiều dài, từng nhóm thực hành và hoàn thành kết quả vào phiếu học tập.
Kết quả báo cáo của các nhóm:
* Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình tràn:
+ Dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn bỏ lọt bình chia độ.
+ Dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích vật rắn không bỏ lọt bình chia độ.
c) Sản phẩm mong đợi:
- Thu thập thông tin trong SGK.
Lựa chọn các thông tin hợp lí.
Trình bày kết quả thực hiện tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước qua 2 trường hợp.
e) Nhận xét : 
3. Hoạt động ( Củng cố kiến thức và vận dụng )(3 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố kiến thức bài học.
- Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
 b) Nội dung : 
 - Củng cố các nội dung:
 - Một số bài tập vận dụng kiến thức đã học trong bài
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
Kỹ thuật dạy học: Động não.
PP dạy học: Vấn đáp
* GV chuyển giao nhiêm vụ : 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi củng cố của giáo viên.
Gv chiếu lần lượt hình 4.4 yêu cầu hs làm việc cá nhân trả lời các câu C4
*HS thực hiện nhiêm vụ :
- Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của GV.
Hoạt động cá nhân quan sát hình 4.4 trả lời các câu hỏi C4: nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích của vật rắn ngư hình 4.4 thì cần chú ý điều gì ?
* Báo cáo, thảo luận:
- Điều khiển HS:
+ Trả lời các câu hỏi
+ Thống nhất trong lớp.
* Tổng hợp kết quả thảo luận - Xác định vấn đề cần giải quyết. 
- HS làm việc cá nhân và trả lời C4
+ Khi đổ đầy nước vào ca sao cho nước không tràn ra bát.
+ Khi nhắc ca ra khỏi bát không làm đổ nước trong ca ra bát.
+ Không làm đổ nước ra ngoài, khi đổ hết nước từ bát vào bình chia độ.
d) Sản phẩm mong đợi:
 - Vận dụng được kiến thức trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
Ghi lại các kết quả từ các hoạt động học tập của mình.
- Trình bày kiến thức mới học.
- Vận dụng kiến thức vào giải bài tập C4.
e) Nhận xét : .
4. Hoạt động (Tìm tòi, mở rộng): (2 phút) (Giao việc về nhà)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức vào trong cuộc sống.
b) Nội dung:
- Tìm hiểu về thêm một số cách đo thể tích vật rắn khác trong thực tế.
- Biết lựa chọn và sử dụng thước đúng dụng cụ đo để đo thể tích của các vật.
c) Tổ chức hoạt động:
Tiến hành
Các câu lệnh
- GV chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
- HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
- GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). 
- Hãy tự làm một bình chia độ: Dán băng giấy trắng dọc theo chai nhựa( hoặc cốc) dùng bơm tiêm bơm 5cm3 nước vào chai, đánh dấu mực nước và ghi 5cm3 vào băng giấy.. Tiếp tục làm như vậy và ghi các giá trị lần lượt như 10cm3, 15cm3... cho đến khi nước đầy bình chia độ.
- Hãy tìm 2 vật nào đó và đo thể tích của chúng bằng bình chia độ vừa đo. 
d) Sản phẩm mong đợi:
- Bài trả lời của HS về các nội dung giáo viên yêu cầu tìm hiểu ngoài giờ học. - Vận dụng kiến thức vào giải bài tập C5,6.
e) Nhận xét : 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_6_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_kim.docx