Giáo án Sinh học Lớp 6 - Bài: Hô hấp ở cây xanh
I. Mục tiêu:
- Biết cách tiến hành thí nghiệm chứng minh trong hơi thở có khí cacbonic làm đục nước vôi trong.
- Trình bày được thí nghiệm cây có hô hấp không
- Quan sát hình vẽ thí nghiệm biết TV lấy khí gì khi hô hấp
- Trình bày cách tiến hành thí nghiệm hạt nảy mầm sinh nhiệt
- Biết ứng dụng hạt nảy mầm trong thực tế sản xuất rau mầm thực phẩm sạch, đề xuất được phương án thiết kế tiến hành làm giá đỗ.
- Dạy học gắn với mô hình trường học sinh thái.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên- Máy chiếu: Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không
Dụng cụ thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
2. Học sinh
- Đọc và hiểu nội dung thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt không
III.Tổ chức hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
GV: Con người, động vật đều phải thở mới sống được, theo em cây có thở không?
HS: Trả lời
GV: Ghi lại các ý kiến, giới thiệu vào bài
3. Bài mới
GV: Giới thiệu Có thể dùng nước vôi trong để kiểm tra trong môi trường có khí cácbonic ( Khi có khí Cacbonic thì cốc nước vôi trong có hiện tượng đóng váng
* Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong .
- GV chuẩn bị các khay thí nghiệm để chuẩn bị cho các nhóm học sinh
- Học sinh báo cáo
Ngày soạn: 21/11/2020 Ngày giảng: 24/11/2020 Tiết 35- Bài 14. HÔ HẤP Ở CÂY XANH(T1) I. Mục tiêu: - Biết cách tiến hành thí nghiệm chứng minh trong hơi thở có khí cacbonic làm đục nước vôi trong. - Trình bày được thí nghiệm cây có hô hấp không - Quan sát hình vẽ thí nghiệm biết TV lấy khí gì khi hô hấp - Trình bày cách tiến hành thí nghiệm hạt nảy mầm sinh nhiệt - Biết ứng dụng hạt nảy mầm trong thực tế sản xuất rau mầm thực phẩm sạch, đề xuất được phương án thiết kế tiến hành làm giá đỗ. - Dạy học gắn với mô hình trường học sinh thái. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên- Máy chiếu: Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không Dụng cụ thí nghiệm thổi vào nước vôi trong 2. Học sinh - Đọc và hiểu nội dung thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt không III.Tổ chức hoạt động 1. Ổn định tổ chức 2. Khởi động GV: Con người, động vật đều phải thở mới sống được, theo em cây có thở không? HS: Trả lời GV: Ghi lại các ý kiến, giới thiệu vào bài 3. Bài mới GV: Giới thiệu Có thể dùng nước vôi trong để kiểm tra trong môi trường có khí cácbonic ( Khi có khí Cacbonic thì cốc nước vôi trong có hiện tượng đóng váng * Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong . - GV chuẩn bị các khay thí nghiệm để chuẩn bị cho các nhóm học sinh - Học sinh báo cáo HĐ của GV & HS Nội dung - Mục tiêu: Biết cách tiến hành thí nghiệm chứng minh trong hơi thở có khí cacbonic làm đục nước vôi trong. Trình bày được thí nghiệm cây có hô hấp không. Quan sát hình vẽ thí nghiệm biết TV lấy khí gì khi hô hấp. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm hạt nảy mầm sinh nhiệt GV cho học sinh quan sát thí nghiệm đã thực hiện trên video HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi H: Không khí trong hai chuông đều có chất khí gì ? Vì sao em biết ? H: Vì sao trong cốc nước vôi trong A có váng trăng đục dày hơn ? H: Từ kết quả thí nghiệm ,có thể rút ra kết luận gì ? GV yêu cầu HS đọc và quan sát TN, đọc và quan sát H 14.3 - Thảo luận nhóm và giải thích kết quả Cá nhân HS hoàn thiện nội dung theo hướng dẫn HS báo cáo với thầy cô két quả việc đã làm GV tổ chức cho HS báo cáo-> Chốt kiến thức Giáo viên: Điều kiện gì để hạt nảy mầm tốt Học sinh ra ngoài vườn trường, vườn sinh thái (10’) để quan sát: các điều kiện cần để hạt reo xuống đất có thể nảy mầm tốt. Học sinh báo cáo. - Dự kiến sản phẩm hs: độ ẩm đất cao , nhiệt độ ấm. Giáo viên kiểm soát kết quả các nhóm, nhận xét 1. Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không Kết luận qua thí nghiệm: Không khí trong hai chuông đều có chất khí cácbonic vì có lớp váng trắng trong hai cốc Trong cốc nước vôi trong A có váng trắng đục dày hơn do có khí các bo nic cây thải ra - KL: Khi không có ánh sáng cây thải ra nhiệu khí cacbonic hơn 2. Quán sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp + Kết quả: Que đóm đang cháy thì tắt, tia khói bay lên + Giải thích: hạt đang nảy mầm hô hấp rất mạnh, lấy oxi của không khí trong bình. Oxi là chất khí cần cho sự cháy , nên khi oxi trong bình không còn thì que đóm đang cháy đưa vào sẽ lập tức tắt đi * Cây có hô hấp, trong quá trình hô hấp cây đã hút khí oxi và nhả ra khí cacbonic 3. Thí nghiêm, hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt hay không - Hạt nảy mầm sinh nhiệt - Mục tiêu: Biết ứng dụng hạt nảy mầm trong thực tế sản xuất rau mầm thực phẩm sạch, đề xuất được phương án thiết kế tiến hành làm giá đỗ. GV chiếu hình ảnh, video giới thiệu Học sinh tìm hiểu thực tế về nguồn thực phẩm hiện nay, kinh nghiệm của cha mẹ trong gia đình, thông tin trên mạng. HS thảo luận thống nhất và chia sẻ trước nhóm, lớp GV chia lớp thành 4 nhóm GV yêu cầu HS quan sát video + liên hệ kiến thức thực tế trả lời câu hỏi + Để hạt nảy mầm nhanh, đạt kết quả cao cần những điều kiện gì? +Ngoài những điều kiện bên ngoài như độ ẩm, nhiệt độ ra cần những điều kiện gì để hạt nảy mầm tốt nhất? + Tại sao trong thời gian hạt nảy mầm ta sờ vào thấy có hiện tượng nóng? + Hạt nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ như thế nào là tốt nhất? + Nêu những điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho sự nẩy mầm của hạt. GV chiếu video thí nghiệm HS quan sát TN + kiến thức thực tế hoàn thiện câu trả lời. Đại diện HS báo cáo và chia sẻ và chất vấn. HS, GV chuẩn KT - Dự kiến sản phẩm của HS: + Hạt nảy mầm sinh nhiệt. + Thời gian, ánh sáng, chất lượng hạt + nhiệt độ 30-350C là thích hợp nhất. Theo em dựa vào sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra sản phẩm nào để cung cấp thực phẩm cho con người? HS đưa ra các sản phẩm: Giá đỗ xanh, đỗ tường, cây rau mầm GV cho HS thảo luận và đề xuất lựa chọn làm một sản phẩm (làm giá đỗ xanh) GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn (5’) trả lời câu hỏi : 1, Nêu các dụng cụ và các bước làm giá đỗ? 2, Trong quá trình làm giá đỗ cần lưu ý những điều kiện gì? 3, Vai trò của giá đỗ đối với con người. Các nhóm thảo luận thống nhất, Đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ. HS, GV chuẩn nội dung thảo luận * STEM: LÀM GIÁ ĐỖ Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn Hiện nay trên thị trường có nhiều thực thẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn thực phẩm với nhu cầu tự cung tự cấp và đảm bảo sức khỏe cho con người. Từ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế học sinh biết tạo ra các thực phẩm là giá đỗ đảm bảo an toàn thực phẩm có giá trị tốt nhất. Hoạt động 2: Nghiên cứu lý thuyết nền Kết luận: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. Bên ngoài: Độ ẩm, nhiệt độ thích hợp 30-35oC, không khí. Bên trong: Chất lượng hạt giống tốt, hạt to, mẩy, hạt không sứt sẹo, sâu và mọt. Hoạt động 3: Đề xuất và chọn giải pháp thực hiện + Giá đỗ xanh, đỗ tương, rau mầm, chọn phương án làm giá đỗ xanh 1, Mỗi nhóm đưa ra ý tưởng chọn các dụng cụ khác nhau ( hộp sữa cắt 2 đầu, hộp cô ca đục lỗ ) 2,Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm (nước), thời gian, chất lượng hạt. 3, Giá đỗ có vai trò làm thực phẩm chống lão hóa, tốt cho xương khớp, tim mạch, giải độc, chữa bệnh * Mỗi nhóm một sản phẩm giá đỗ + video clip hoặc bài trình chiếu 4. Hướng dẫn học bài - Học thuộc khái niệm hô hấp - Hoàn thiện mẫu mô hình, thực hiện làm giá đỗ với nguyên liệu 100(g) hạt đậu xanh. - Mỗi nhóm ghi lại quy trình làm, mẫu, sản phẩm của nhóm giờ sau mang lên lớp
Tài liệu đính kèm:
- ho_hap_o_cay_xanh.docx