Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 6

Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 6

1. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ: Khi vật rắn bỏ lọt được vào BCĐ, ta nhúng chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình. Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng dâng lên trong bình.

2. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt được vào BCĐ, ta dùng 1 bình tràn đang chứa đầy 1 chất lỏng và nhúng chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của vật = thể tích của phần chất lỏng tràn ra khỏi bình vào 1 bình chứa.

3. Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất chứa trong vật. Kí hiệu là chữ m.

4. Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .

5. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, nhưng ngược chiều nhau, cùng tác dụng vào 1 vật trên cùng 1 đường thẳng.

Một vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên.

6. Những kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm cho vật bị biến đổi chuyển động hoặc làm nó biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

7. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực tác dụng lên 1 vật có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

 Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật. Kí hiệu là P.

 

docx 7 trang tuelam477 5160
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I. MÔN VẬT LÍ 6
Họ và tên HS: 	 Lớp:	
A. LÝ THUYẾT:
Đơn vị và dụng cụ đo chính thức của độ dài, đo thể tích chất lỏng, đo khối lượng, đo lực:
Loại đo
Dụng cụ đo
Đơn vị đo chính thức
Đo độ dài
Thước (thước thẳng, thước dây, thước cuộn, thước kẹp, thước xếp, )
Mét (m)
Đo thể tích chất lỏng
BCĐ; chai, can, ca đong đã biết trước dung tích.
Mét khối (m3) và lít
Đo khối lượng
Cân (cân đồng hồ, cân y tế, cân tạ, cân đòn )
Kilogam (Kg)
Đo lực
Lực kế
Niutơn (N)
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình chia độ: Khi vật rắn bỏ lọt được vào BCĐ, ta nhúng chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình. Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng dâng lên trong bình.
Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước dùng bình tràn: Khi vật rắn không bỏ lọt được vào BCĐ, ta dùng 1 bình tràn đang chứa đầy 1 chất lỏng và nhúng chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của vật = thể tích của phần chất lỏng tràn ra khỏi bình vào 1 bình chứa.
Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất chứa trong vật. Kí hiệu là chữ m. 
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác gọi là lực .
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương, nhưng ngược chiều nhau, cùng tác dụng vào 1 vật trên cùng 1 đường thẳng.
Một vật đứng yên chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vẫn đứng yên.
Những kết quả tác dụng lực: Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm cho vật bị biến đổi chuyển động hoặc làm nó biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên mọi vật. Trọng lực tác dụng lên 1 vật có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.
Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật. Kí hiệu là P.
Hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng: P = m . 10
Trong đó: P là trọng lượng của vật, đơn vị: N; m là khối lượng của vật, đơn vị: kg
Lò xo là 1 vật có tính chất đàn hồi vì sau khi nén hoặc kéo dãn nó 1 cách vừa phải, nếu buông ra thì chiều dài của nó trở lại bằng chiều dài tự nhiên.
Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi vật có tính chất đàn hồi bị biến dạng.
Đặc điểm: Độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.
Cấu tạo: Một lực kế lò xo gồm có: Vỏ lực kế, gắn với 1 bảng chia độ. Một lò xo có 1 đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn 1 cái móc và 1 kim chỉ thị.
 Kim chỉ thị di chuyển được trên mặt bảng chia độ.
Khối lượng riêng của 1 chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó. Kí hiệu là D, đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Công thức tính KLR: 
Trọng lượng riêng của 1 chất được xác định bằng trọng lượng của 1 đơn vị thể tích chất đó. Kí hiệu là d, đơn vị là niutơn trên mét khối (N/m3). Công thức tính TLR: 
Trong đó:
D là KLR của chất cấu tạo nên vật, đơn vị: kg/m3; 	V là thể tích của vật, đơn vị: m3;
d là TLR của chất cấu tạo nên vật, đơn vị: N/m;3	P là trọng lượng của vật, đơn vị: N.
Các máy cơ đơn giản gồm:
Mặt phẳng nghiêng. (VD: con dốc, cầu thang, )
Đòn bẩy. (VD: Búa nhổ đinh, cái kéo, )
Ròng rọc. (VD: Cần cẩu ở công trường xây dựng, ròng rọc gắn ở đầu cột cờ, )
Tác dụng: Giúp con người di chuyển hoặc nâng các vật nặng lên cao dễ dàng hơn.
B. BÀI TẬP
Dạng 1:
a. Sắp xếp các giá trị sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: 0,12 m3; 240 L; 1650 cm3; 35 dm3.
 b. Sắp xếp các giá trị sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: 320 g; 1,7 lạng; 0,23 kg; 4,5 kg.
Dạng 2: 
Quan sát hình 1 và 2, hãy cho biết tên các dụng cụ đo và nêu công dụng của mỗi dụng cụ. Em hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của mỗi dụng cụ đo. 
Hình 3nh 
Hãy quan sát hình 3 (gồm một cây bút chì và một dụng cụ đo) dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:
Cho biết tên dụng cụ đo? Dụng cụ này để làm gì?
Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ?
Hình 6
Hình 4
Hình 5
Chiều dài của bút chì là bao nhiêu?
Quan sát H4.H5 và cho biết:
GHĐ và ĐCNNcủa mỗi bình.
Thể tích nước trong mỗi bình là bao nhiêu?
Theo em dùng bình chia độ nào để đo thể tích chính xác hơn? Hãy giải thích.
Để đo thể tích của một quả nặng, bạn Minh đã chọn dụng cụ như ở hình 6.
Dụng cụ này có tên gọi là gì? Tìm GHĐ và ĐCNN của nó.
Em hãy tính thể tích của quả nặng.
Một bình chia độ có GHĐ là 250 cm3, ban đầu chứa 100 cm3 nước. Sau khi thả 5 viên bi giống hệt nhau vào thì nước dâng lên tới vạch 150 cm3. 
a) Tìm thể tích của một viên bi.
b) Nếu tiếp tục thả 2 viên bi như trên vào thì mực nước trong bình là bao nhiêu?
Một bình tràn đang chứa 150 ml nước. Thả 3 hòn sỏi giống nhau vào thì lượng nước tràn ra là 90 ml. Tính thể tích 1 hòn sỏi.
Một bình chia độ có GHĐ là 1600 ml đang chứa ¼ lượng nước. Sau khi thả 10 viên bi sắt giống hệt nhau vào thì mực nước trong BCĐ là 700 ml. Tìm thể tích của một viên bi sắt.
Cho 2 viên đá có thể tích như nhau. Thả một viên đá vào thì mực nước trong bình chia độ là 65 cm3. Tiếp tục thả thêm một viên đá vào thì mực nước trong bình là 80 cm3. Hỏi thể tích của viên đá và mực nước ban đầu trong bình là bao nhiêu?
Nhúng chìm hoàn toàn hòn sỏi 1 vào bình chia độ có chứa sẵn 55 cm3 nước, ta thấy nước trong bình chia độ dâng lên ngang vạch 62 cm3. Thả tiếp hòn sỏi thứ 2 vào bình chia độ, nước dâng lên ngang vạch 70 cm3. Hãy cho biết thể tích mỗi hòn sỏi?
a) Cho dụng cụ 1 bình chia độ, 1 cái ca, 1 cái ly, 1 hòn đá không lọt bình chia độ và nước. Trình bày cách xác định thể tích hòn đá? 
b) Làm thế nào để lấy ra một lít nước khi trong tay có 1 can 3 lít và 1 can 5 lít không có vạch chia độ?
c) Trình bày cách xác định trọng lượng riêng của viên bi kim loại đặc với các dụng cụ sau: Cân, bình chia độ, nước hoặc lực kế ?
Dạng 3: Bài tập về lực
Hình 8
Hình7
Hình 7, có một vật nặng treo trên một lò xo, khi vật đứng yên. 
a) Em hãy kể tên các lực tác dụng lên vật nặng?
b) Giải thích tại sao vật đứng yên?
Gia đình bạn Nam mua một cây thông để chuẩn bị cho Noel sắp đến. Bạn Nam đã trang trí cho cây thông bằng cách treo lên đó một vài quả châu như mô tả ở Hình 8. Em hãy cho biết: 
Quả châu chịu tác dụng của những lực nào? Nêu phương, chiều của những lực đó. 
Tại sao quả châu đứng yên?
Một quyển sách có khối lượng 75 g đang nằm yên trên mặt bàn.
Có những lực nào tác dụng lên quyển sách. Em có nhận xét gì về các lực này. 
Nêu phương, chiều, độ lớn của những lực này.
Một chiếc thuyền có khối lượng 350 kg (thuyền đứng yên) nổi trên mặt nước. 
 Có những lực nào tác dụng lên thuyền. Em có nhận xét gì về các lực này.
Nêu phương, chiều, độ lớn của những lực này.
Em hãy chỉ ra kết quả tác dụng lực gây ra cho vật trong các trường hợp sau:
 Dùng hai tay uốn cong thước kẻ mỏng.
 Viên bi bằng đất sét đập vào bức tường rồi bật ra.
 Một người sút thật mạnh vào quả bóng vào tường.
 Em đạp xe lên dốc.
 Một bạn học sinh kéo dãn sợi dây thun.
Dạng 4: Khối lượng, trọng lượng: 
Cho biết ý nghĩa của các con số:
1,5 kg trên bao đường tinh luyện Biên Hòa.
1 hộp sữa có ghi: “Khối lượng tịnh 287 g”.
1 hộp bánh có ghi: “Khối lượng gộp 550 g”.
5 L trên chai nước khoáng.
500 mL trên chai pepsi.
25 t trên biển báo giao thông cắm ở đầu cầu.
Một em bé khi đi khám sức khỏe định kì, bác sĩ bảo em bé cân nặng được 10,5 kg. Em hãy cho biết em bé có trọng lượng là bao nhiêu?
Một xe tải có khối lượng 5,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu?
Một trái banh nặng 440 gam. Tính trọng lượng của 1 trái banh. Tính trọng lượng của 5 trái banh giống nhau.
Trọng lượng của mười trái bóng rổ là 65 N. Tính khối lượng của 10 trái bóng rổ. Tính khối lượng của 1 trái bóng rổ.
Một người có khối lượng 65 kg đang ở Trái đất. 
Tính trọng lượng của người này.
Nếu người này du hành lên Mặt trăng thì khối lượng và trọng lượng của người này là bao nhiêu?
Dạng 5: Tính độ biến dạng của lò xo.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 7 cm. Khi treo một vật có trọng lượng 3 N vào một đầu của lò xo thì chiều dài của lò xo lúc này là 9 cm.
Tính độ biến dạng của lò xo. Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
Khi treo thêm 1 quả nặng 3 N nữa vào thì chiều dài lò xo lúc này là bao nhiêu cm?
Một lò xo có chiều dài tự nhiên = 5 cm. Treo thẳng đứng, móc vào đầu dưới lò xo 1 quả nặng có khối lượng 50 g thì khi quả nặng nằm yên cân bằng và chiều dài của lò xo là = 8 cm. 
Tính độ biến dạng của lò xo.
Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 15,0 cm. Khi treo vật 100 g thì lò xo dãn dài ra, chiều dài lò xo khi vật đã đứng yên là l = 15,5 cm. Biết khi vật đã đứng yên thì lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Tính độ biến dạng của lò xo. 
Tính độ lớn lực đàn hồi của lò xo.
Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 10 cm. Người ta treo vào một quả nặng 50 g thì chiều dài của lò xo là 12 cm. 
a) Tính độ biến dạng của lò xo. 
b) Hỏi khi người ta treo 3 quả nặng 50 g thì chiều dài lò xo là bao nhiêu cm?
Dùng tay kéo căng dây ná cao su để bắn một hòn đá đi. Hòn đá bay xa một đoạn. Lực nào đã đẩy hòn đá đi? Em hãy kể tên hai vật có tính chất giống như dây ná cao su và lò xo.
“ Nhảy Bungee, môn thể thao mạo hiểm xuất phát từ Nam Phi, trong hơn ba mươi năm qua đã phát triển ra nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh những dụng cụ bảo hiểm, một dây đàn hồi được buộc chặt vào người chơi, dây này sẽ căng ra, giúp người chuyển động chậm dần rồi dừng lại và đung đưa ở đầu dây khi người này rơi xuống thấp” 
Sợi dây đàn hồi trong môn nhảy Bungee, tác dụng lực gì lên người đang chơi nhảy Bungee?
Nêu một số ứng dụng khác của lực này.
Dạng 6: Tính khối lượng của vật khi sử dụng cân Rô-béc-van
Một cân Rôbecvan có hộp quả cân gồm: 500 g, 2 quả cân 200 g, 100 g, 50 g, 2 quả cân 20 g, 10g và 5 g.
Xác định GHĐ và ĐCNN của cân.
Khi đòn cân nằm thăng bằng ở đĩa cân bên trái có 5 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 500 g, 100 g, 50 g, 20 g, 5 g. Tính khối lượng 1 gói bánh.
Khi đòn cân nằm thăng bằng ở đĩa cân bên trái có 3 quyển sách và quả cân 50 g, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 500 g, 100 g, 2 quả 20 g, 10 g. Tính khối lượng 1 quyển sách.
Một cân Rôbecvan có HQC gồm: 500 g, 2 quả 200 g, 100 g, 50 g, 2 quả cân 20 g, 10g, 2 quả 5 g và 1 g.
Khi cân thăng bằng, ở đĩa bên trái có 3 trái cam, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 100 g, 2 quả 50 g, 2 quả 20 g, 10 g. Tính khối lượng mỗi quả cam.
Biết 6 trái cam có khối lượng bằng 3 gói bánh. Tính khối lượng 1 gói bánh.
Bạn Nam dùng cân Rôbécvan để cân các cuốn sách. Khi đòn cân nằm thăng bằng ở đĩa cân bên trái có 5 quyển sách như nhau và 1 quả cân 50 g, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 1 quả 500 g, 1 quả 100 g, 1 quả 20 g và 1 quả 10 g. Tính khối lượng 1 quyển sách theo đơn vị kg.
Bạn An dùng cân Rôbécvan để cân quả cam. Khi đòn cân thăng bằng, ở đĩa cân bên trái có 3 quả cam như nhau và 1 quả cân 20 g, ở đĩa cân bên phải có 1 quả cân 200 g, 1 quả cân 50 g và 1 quả 10 g. Hỏi một quả cam có khối lượng là bao nhiêu kg?
Một pho tượng bằng kim loại (đặc, không rỗng), có thể tích là 1,2 dm3. Dùng cân Rôbecvan: đặt pho tượng lên đĩa cân bên trái, sau đó đặt lên đĩa cân bên phải 2 quả cân 5 kg, 4 quả cân 200 g thì thấy đòn cân nằm cân bằng.
Tính khối lượng m của pho tượng.
Pho tượng trên có phải làm bằng đồng nguyên chất hay không? (biết KLR của đồng 9000 kg/m3)
Dạng 7: Khối lượng riêng – Trọng lượng riêng
Khối lượng riêng: => ; ; 
Hình 9
Trọng lượng riêng: => ; ; * Lưu ý: 
Một sợi dây chỉ chịu được 1 lực tối đa 12 N, móc vật có khối lượng 1 kg vào sợi dây (Hình 9)
Tính trọng lượng của vật. 
Có những lực nào tác dụng lên quả cầu?
Hỏi sợi dây có bị đứt không?
Một vật bằng sắt có thể tích 400 cm3, khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3.
Cho biết ý nghĩa của con số 7800 kg/m3?
Tính khối lượng của vật?
Tính trọng lượng của vật?
Tính trọng lượng riêng của vật?
Một vật đặc 540 g khối lượng thể tích 0,2 dm3
Tính trọng lượng củavật.
Tính khối lượng riêng của chất làm vật và cho biết vật có thể làm bằng chất nào sau đây: Nhôm (D = 2700 kg/m3); Sắt (D = 7800 kg/m3); Chì (D = 11300 kg/m3)
Tính trọng lượng riêng của chất làm vật.
Một quả cầu nhỏ, đặc, kín, bằng sắt, có khối lượng 1170 g. Thể tích của quả cầu sắt này là 150 cm3. Em hãy:
Tìm trọng lượng của quả cầu Sắt.
Tìm khối lượng riêng của Sắt theo đơn vị g/cm3 và kg/m3.
Nếu quả cầu bằng Đồng có cùng thể tích 150 cm3 thì có khối lượng bao nhiêu g? Cho khối lượng riêng của Đồng là 8,9 g/cm3.
Biết khối lượng riêng của dầu ăn là 800 kg/m3.
Tính khối lượng của 3 lít dầu ăn.
Nếu đổ 1 kg dầu ăn vào ca đong 1 lít thì dầu ăn có bị tràn ra ngoài không? Vì sao?
Thả chìm hoàn toàn một hòn sỏi vào bình chia độ đang chứa sẵn 80 cm3 nước thì mực nước dâng đến mức 120 cm3.
Tính thể tích của hòn sỏi.
Tính khối lượng của sỏi, biết khối lượng riêng của sỏi là 2600 kg/m3.
Một bình chia độ chứa 30ml nước, cho vào BCĐ 5 viên bi bằng nhôm giống nhau, nước dâng đến vạch 55 ml.
Tính thể tích của 1 viên bi.
Nếu khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3 thì một khối lượng viên bi là bao nhiêu?
Một quả cầu đặc bằng nhôm nặng 5,4 kg. Cho biết khối lượng riêng của nhôm là 2700 kg/m3. 
Tính thể tích quả cầu?
Một quả cầu đặc bằng kim loại khác có cùng thể tích với quả cầu nhôm trên, cân nặng 15,6 kg. Hãy tính trọng lượng riêng của kim loại dùng làm quả cầu này.
Một thỏi sắt hình hộp dài 40 cm, rộng 5 cm, cao 2 cm
Tính thể tích của thỏi sắt.
Tính khối lượng của thỏi sắt? Biết khối lượng riêng của sắt 7800 kg/m3
Một hòn gạch 2 lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1.200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
Một vật có khối lượng 380 kg
a. Tính trọng lượng của vật 
b. Nếu kéo vật lên cao theo phương thẳng đứng thì lực kéo bằng bao nhiêu?
Một khối hình hộp chữ nhật có canh a=10cm, b =25cm ,c=20cm.
Tính thể tích hình hộp chữ nhật đó ?
Hình chữ nhật làm bắng sắt. tính khối lượng của khối hình hộp đó.biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.3.
Bây giờ người ta khoét một lỗ trên hình hộp chữ nhật có thể tích 2dm3 , rồi nhét đầy vào đó một chất khối lượng riêng 2000kg/m3. Tính khối lượng riêng của khối hình hộp lúc này.
Trung bình mỗi ngày nhà bạn An dùng hết 300 lít nước. Em hãy tính xem nhà bạn An một tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền nước? Biết rằng giá tiền 1m3 nước là 5400 đồng.
Hình 10
Một ôtô tải chở đầy hàng hóa, khối lượng của xe và hàng hóa là 20 tấn, lưu thông qua cầu có biển báo giao thông cắm ở đầu cầu ghi là 10 t (Hình 10). Khi đến phần nhịp cầu, cây cầu chuyển lắc mạnh, rồi đổ sập theo hướng của chiếc xe đang lưu thông. Lúc này, tài xế cùng phụ xế bị thương nhẹ nên mở cửa thoát ra ngoài và trèo được lên bờ còn hàng hóa bị nước tràn vào thấm ướt nhưng không thể vận chuyển ra ngoài. Cây cầu sập làm cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng rất nhiều. Qua thông tin trên em hãy trả lời câu hỏi sau: 
Số “10 t” ghi trên biển báo giao thông có ý nghĩa gì?
Hình 11
Hãy giải thích vì sao cây cầu bị sập? Theo em cần phải làm gì để tránh được tai nạn đáng tiếc như trên.
Xe tải nặng 8 tấn chở 60 kiện hàng, mỗi kiện hàng nặng 50 kg. 
Tính khối lượng của 60 kiện hàng. 
Tính khối lượng của xe tải khi chở hàng.
Tính trọng lượng của xe tải khi chở hàng.
 Khi xe tải chở hàng chạy đến cầu, ở phía đầu cầu có treo biển báo như hình 11. Vậy xe tải có được phép lên cầu không? Vì sao?
Dạng 8: Máy cơ đơn giản
Hãy nêu tên các loại máy cơ đơn giản trong các dụng cụ sau đây: cần cẩu, búa nhổ đinh, cầu thang.
Em hãy chọn một loại máy cơ đơn giản thích hợp để thực hiện các công việc sau:
Hệ thống máy cơ giúp con người di chuyển quả na xuống núi ở Chi Lăng – Lạng Sơn.
Xe kéo ở Việt Nam trước năm 1945.
Hình 12
Mở nắp 1 chai nước ngọt có vỏ thủy tinh.
Kéo lá cờ lên đỉnh cột cờ.
Đưa gạch lên cao ở công trường xây dựng.
Tấm ván để dắt xe lên thềm nhà.
Đưa thùng hàng lên xe tải.
Đưa xô vữa lên cao.
Kéo thùng nước từ giếng lên. 
Hai hình 12 bên sử dụng máy cơ gì?
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_6.docx