Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Bài 1. Giới thiệu về KHTN - Nhận biết được hiện tượng tự nhiên.

- Nêu được khái niệm của KHTN

- Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.

- Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN : Sinh, hóa, lý

- Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống và công nghệ .

Bài 2. An toàn trong phòng thực hành - Phân biệt được một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN, biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích.

- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.

- Phát biểu được quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.

- Nêu được ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.

- Nhận biết được một số biển báo an toàn.

- Nêu được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.

Bài 3. Sử dụng kính lúp - Nhận biết được cấu tạo và công dụng của kính lúp

- Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập

Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học - Nhận biết được các bộ phận chính của kính hiển vi quang học

- Biết cách sử dụng và bảo quản kính

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập

- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian 1 số trường hợp đơn giản.

khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ

 

doc 16 trang huongdt93 06/06/2022 2071
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KHTN LỚP 6
NĂM HỌC: 2021-2022
Thời lượng : 4 tiết/ 1 tuần 
Học kì I : 18 tuần = 72 tiết 
Kiểm tra giữa kỳ I: Hết tuần 9; kiểm tra học kỳ I: tuần 18
Học kì II : 17 tuần = 68 tiết 
 Kiểm tra giữa kỳ II: Hết tuần 26; kiểm tra học kỳ II: tuần 35
(Tham khảo)
 Tiết
Bài/ chủ đề
Yêu cầu cần đạt
 Ghi chú 
CHƯƠNG I . MỞ ĐẦU VỀ KHTN
1,2
Bài 1. Giới thiệu về KHTN 
- Nhận biết được hiện tượng tự nhiên.
- Nêu được khái niệm của KHTN
- Nêu được những đặc điểm để nhận biết vật sống.
- Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN : Sinh, hóa, lý 
- Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống và công nghệ .
3,4
Bài 2. An toàn trong phòng thực hành
- Phân biệt được một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN, biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích.
- Sử dụng được kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật.
- Phát biểu được quy định, quy tắc an toàn trong phòng thực hành.
- Nêu được ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành.
- Nhận biết được một số biển báo an toàn.
- Nêu được ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành.
5
Bài 3. Sử dụng kính lúp
- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của kính lúp 
- Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp 
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập
6
Bài 4. Sử dụng kính hiển vi quang học
- Nhận biết được các bộ phận chính của kính hiển vi quang học 
- Biết cách sử dụng và bảo quản kính
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập 
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian 1 số trường hợp đơn giản.
khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ
7, 8
Bài 5. Đo chiều dài
 - HS lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai 1 số hiện tượng.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, thể tích.
- chỉ ra được 1 số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục.
- Đo được chiều dài với kết quả tin cậy
9, 10
Bài 6. Đo khối lượng
- Nhận biết được các dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và trong phòng TH : Cân Roberval, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử 
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng
- Xác định GHĐ, ĐCNN của một số loại cân thông thường.
- Chỉ ra được 1 số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục.
- Đo được khối lượngvới kết quả tin cậy
11
Bài 7. Đo thời gian
- Nhận biết được các dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế : đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay ...
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian
- Chỉ ra được 1 số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục.
- Đo được khối lượngvới kết quả tin cậy
12, 13
Bài 8. Đo nhiệt độ
- Nhận biết được các dụng cụ đo nhiệt độ : Theo công dụng và theo cấu tạo 
- HS phát biểu được nhiệt độ là số đo độ nóng, lạnh của vật.
- Nêu được cách xác định nhiệt độ trọng thang nhiệt độ Celsius
- Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở đo nhiệt độ.
- Ước lượng được nhiệt độ trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được 1 số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục.
- Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế với kết quả tin cậy
14,15
Ôn tập chương I
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức về KHTN và các phép đo.
- Giải được một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chương I. 
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA
16
Bài 9. Sự đa dạng của các chất
- Nêu được sự đa dạng của chất: Chất ở xung quanh ta, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản của ba thể rắn, lỏng, khí.
- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể của chất.
- Tìm được ví dụ về tính chất vật lý và tính chất hóa học của chất .
- Rèn luyện kỹ năng tìm tòi 
- Rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm
17, 18, 19
Bài 10. Các thể của chất và sự chuyển thể
- Nêu được một số tính chất của chất( tính chất vật lí và tính chất hóa học).
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
- Chỉ ra được các chất quanh ta tồn tại ở thể nào 
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi.
- Tiến hành thí nghiệm về sự chuyển thể của các chất
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể
- Tìm được ví dụ về chuyển thể trong tự nhiên
- Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, quan sát , trình bày ý kiến.
20,21, 22,23
Bài 11. Oxygen. Không khí
- Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần không khí.
- Nêu được tầm quan trọng của oxi đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu.
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxigen trong không khí.
- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên, sự ô nhiễm không khí.
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
- Rèn luyện kỹ năng tìm tòi, quan sát , trình bày ý kiến.
24, 25
Ôn tập chương II
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức về các thể của chất, oxygen và không khí 
- Giải được một số bài tập về các thể của chất, oxygen và không khí.
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ VẬT LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM THÔNG DỤNG
 26,27
Bài 12. Một số vật liệu
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng.
- Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững, tái sử dụng.
28,
29
Bài 13. Một số nguyên liệu
- Nhận biết được nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo 
- Nhận biết được một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu tự nhiên 
- Nêu được một số ứng dụng của nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Trình bày được việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với lợi ích kinh tế của đất nước. Những lưu ý khi khai thác nguyên liệu tự nhiên.
30
Bài 14. Một số nhiên liệu
- Nêu được một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống như than, gas, xăng dầu ...
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu trong cuộc sống và sản xuất, sơ lược về an ninh năng lượng. 
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của nhiên liệu và nêu cách sử dụng chúng an toàn, hiệu quả. 
31,32
Bài 15. Một số lương thực, thực phẩm
- Hiểu và phân biệt được các nhóm lương thực, thực phẩm; vai trò cung cấp dinh dưỡng của từng nhóm thức ăn.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của lương thực, thực phẩm thông dụng.
- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – thực phẩm thông dụng. 
- Hiểu được tác hại của đồ ăn nhanh, 
- Biết được sự biến đổi của lương thực thực phẩm và cách bảo quản chúng. 
33
Ôn tập chương III
- Hệ thống hóa kiến thức về một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
- Giải được một số bài tập về nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.triển năng lực khoa học tự nhiên về một số vật liệu.
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
 34
Ôn tập giữa kì
- Hệ thống hóa kiến thức về KHTN và các phép đo; về chất, oxygen và không khí; về một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
- Giải được một số bài tập về các phép đo; về chất, oxygen và không khí; về một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
- Nhằm phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh.
35,36
Kiểm tra giữa kỳ I
- Đánh giá chất lượng học sinh và hiệu quả dạy học GV
Tùy theo từng trường, GV có thể nêu yêu cầu cần đạt khác nhau để phù hợp với đối tượng HS của địa phương .
CHƯƠNG IV. HỖN HỢP, TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
37, 38
Bài 16. Hỗn hợp các chất
- HS nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
- HS thực hiện một số thí nghiệm để nhận ra dung môi, dung dịch, chất tan và chất không tan.
- HS phân biệt được hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất, dung dịch và huyền phù, nhũ tương qua quan sát.
- HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Lấy được ví dụ về sự hòa tan của các chất rắn trong nước.
- Quan sát một số hiện tượng để phân biệt dung dịch với huyền phù, nhũ tương.
- Tìm được ví dụ về chất tinh khiết, nêu tính chất cơ bản của chất đó. 
- Tìm ví dụ về hỗn hợp, kể tên các chất trong hỗn hợp 
- Tìm hiểu về sự hòa tan: Các chất khác nhau có khả năng tan khác nhau,
- Ví dụ về sự hòa tan của chất khí 
- Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hòa tan các chất
39, 40
Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp
- Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
- Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết. 
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tidụ.
- Đề xuất phương án tách chất từ hỗn hợp
- Thực hiện việc tách chất từ hỗn hợp 
- Nâng cao tinh thần và thói quen hợp tác nhóm.
41
Ôn tập chương IV
- Hệ thống kiến thức cơ bản của chương IV
Có thể chuyển về ôn tập học kì I
CHƯƠNG V. TẾ BÀO
42, 43
Bài 18. Tế bào – đơn vị cơ bản của sự sống
- Nêu được khái niệm tế bào và chức năng của tế bào
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào
- Quan sát được tế bào bằng kính lúp, kính hiển vi
44, 45
Bài 19. Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần
- Phân biệt được tế bào động vật với tế bào thực vật,tb nhân xơ với tb nhân thực
- Vận dụng để giải thích được màu xanh của thực vật là do đâu và tại sao thực vật có khả năng quang hợp.
46, 47
Bài 20. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- Nêu được cơ chế giúp tế bào lớn hơn
- Mô tả được kết quả của quá trình sinh sản (phân chia) tế bào và chỉ ra được mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của tế bào.
- Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với cơ thể
- Vận dụng được kiến thức về sự lớn lên và sinh sản của tế bào để chăm sóc cơ thể
48, 49
Bài 21. TH: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào
Quan sát được tế bào lớn hơn bằng mắt thường và tế bào nhỏ hơn bằng kính hiểu vi
Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật
Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào
Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được
50
Ôn tập chương V
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của chương V: Tế bào
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
CHƯƠNG IV. TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ
51, 52
Bài 22. Cơ thể sinh vật
- Nêu được các đặc điểm của một cơ thể
- Phân biệt đượcc ơ thể sống và vật không sống
- Phân biệt được cơ thể đơn bào và đa bào. Lấy được ví dụ minh họa cụ thể
- Vận dụng các kiến thức về cơ thể sinh vật để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên hoặc có hành động chăm sóc và bảo vệ sinh vật phù hợp
53, 54
Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào
- Kể tên và nêu được khái niệm các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
- Nêu dược mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể đa bào
- Phân biệt được các cấp tổ chức và lấy ví dụ
Có thể 3 tiết thì bớt 1 tiết ở ôn tập học kì lên.
55, 56
Bài 24. TH: Quan sát và mô tả cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào
- Làm được tiêu bản và quan sát được cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ
- Quan sát và mô tả được một số hệ cơ quan của cơ thể người
-Quan sát và mô tả được các cơ quan của thực vật
- Phát triển kĩ năng quan sát, trình bày
57
Ôn tập chương VI
- Hệ thống kiến thức cơ bản của chương VI
CHƯƠNG VI. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
58, 59
Bài 25. Hệ thống phân loại sinh vật
- Nêu được khái niệm và sự cần thiết của phân loại thế giới sống
- Dựa vào sơ đồ, nêu được các đơn vị trong hệ thống phân loại sinh vật
- Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được những ví dụ minh họa cho mỗi giới
- Sắp xếp được các loài sinh vật vào các giới
- Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.
60, 61
Bài 26. Khóa lưỡng phân
- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khóa lưỡng phân
- Xây dựng được khóa lưỡng phân để phân loại sinh vật
62, 63
Bài 27. Vi khuẩn
- Nêu được khái niệm vi khuẩn.
- Phân biệt được ba nhóm hình dạng điển hình của vi khuẩn: hình que, hình xoắn, hình cầu. Từ đó nhận ra được sự đa dạng của vi khuẩn.
- Trình bày được các đặc điểm chính của vi khuẩn: kích thước, cấu tạo, nơi sống.
- Nêu được một số vai trò và ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống.
- Ứng dụng được vai trò của vi khuẩn có lợi vào đời sống.
- Nêu được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và trình bày được một số cách phòng và tránh bệnh.
- Nâng cao được năng lực tự học và hợp tác trong học tập.
64, 65
Bài 28. TH: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- Thực hiện được các bước làm sữa chua và sản phẩm tạo ra đạt chất lượng.
- Làm được tiêu bản vi khuẩn
- Quan sát và vẽ hình vi khuẩn quan sát được bằng kính hiển vi
 TNST
66, 67
Bài 29. Virus
- Nêu được khái niệm virus.
- Mô tả được hình đạng và cấu tạo của virus.
- Nêu được vai trò và ứng dụng của virus trong thực tiễn.
- Phân biệt được virus với vi khuẩn.
- Trình bày được một số bệnh do virus và cách phòng, tránh bệnh do virus gây ra.
- Nâng cao được năng lực hợp tác trong học tập
68
69, 70
Ôn tập học kỳ I
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các chương đã học
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
- Hệ thống hóa kiến thức về tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống; các phép đo; oxygen và không khí; về một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
- Giải được một số bài tập về tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống; các phép đo; oxygen và không khí; về một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng.
 (Lưu ý: Tiết 1: Có thể ôn về mạch kiến Vật lý
 Tiết 2: Có thể ôn mạch kiến Hóa học.
 Tiết 3 : Ôn tập phần sinh học 
71, 72
Kiểm tra học kỳ I
- Đánh giá chất lượng HS và hiệu quả dạy học của Gv ở KH I
HỌC KỲ II
 Tiết
Bài/ chủ đề
Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
73,
74,75
Bài 30. Nguyên sinh vật
- Nhận biết được một số loài nguyên sinh vật thông qua tranh, ảnh
- Nêu được các đặc điểm cơ bản của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể, kích thước, hình dạng, môi trường sống. Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật
- Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên đối với con người
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên, vận dụng kiến thức để phòng, tránh các loại bệnh này
- Tuyên truyền và thực hiện được các hành động giữ gìn vệ sinh môi trường
- Năng cao được năng lực hợp tác trong học tập
76,
77
Bài 31. TH: Quan sát nguyên sinh vật
- Làm được tiêu bản nguyên sinh vật
- Quan sát được hình dạng, cấu tạo, khả năng di chuyển của trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi.
- Vẽ được hình nguyên sinh vật.
78,
79,80
Bài 32. Nấm
- Nêu được khái niệm nấm. Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua hình ảnh.
- Trình bày được các đặc điểm về môi trường sống, kích thước và hình thái nấm, tử đó trình bày được sự đa dạng nấm.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.
- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra và trình bày được cách phòng, tránh bệnh.
- Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng như: kĩ thuật trồng nấm, phân biệt nấm ăn và nấm độc.
81,82
Bài 33. TH: Quan sát các loại nấm
- Quán sát đượcc ác dạng hình dạng của một số loại nấm mốc và nấm lớn thường gặp
- Vẽ được hình một số loại nấm đã quan sát được. 
83, 84, 
85, 86
Bài 34. Thực vật
- Nhận biết được thế giới thực vật đa dạng, phong phú về loài, kích thước và môi trường sống
- Phân biệt được hai nhóm: thực vật có mạch và thực vật không có mạch. Nêu được các đại diện thuộc các nhóm/ ngành phân loại
- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật với tự nhiên, con người, động vật
- Ứng dụng được những lợi ích của thực vật vào đời sống
 87,88
Bài 35. TH: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
- Quan sát, nhận biết và phân biệt được trên hình ảnh, mẫu vật: các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá,....) cơ quan sainh sản ( túi bào tử, nón cái, nó đực, hoa), vị trí của hạt (hạt trần, hạt kín)
- Phân chia được các mẫu vật vào các nhóm thực vật theoc ác tiêu chí phân loại đã học
- Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫy vật của bài thực hành
- Phát triển được các kĩ năng quan sát, năng lực thực hành,....
 89,
90, 91, 92
Bài 36. Động vật
- Nhận biết được hai nhóm: động vật không xương sống và có xương sống thông qua tranh, ảnh hoặc mẫu vật và trong tự nhiên
- Phân loại được các loài động vật vào các lớp/ ngành thuộc nhóm động vật không xương sống và có xương sống
- Lấy được ví dụ minh họa đại diện cho từng lớp/ ngành
- Nêu được tính đa dạng của động vật
- Nêu được vai trò của động vật trong tự nhiên đối với con người
- Nêu được tác hại của động vật đối với con người và với sinh vật khác
93,94
Bài 37. TH: Quan sát và nhận biệt một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
- Nhận biết và nêu tên được các loài động vật, quan sát được ngoài thiên nhiên
- Biết cách viết thu hoạch về kết quả học tập ngoài thiên nhiên
- Rèn luyện viết thu hoạch về kết quả học tập ngoài thiên nhiên
- Nâng cao lòng yêu thiên nhiên và ý thưc bảo vệ động vật
TNST
95, 96
Bài 38. Đa dạng sinh học
- Nêu dược khái niệm đa dạng sinh học
- Trình bày được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và với con người
- Trình bày được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
97, 98,
Bài 39. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- Quan sát được các loài sinh vật, môi trường sống và các đặc điểm hình dạng đặc trưng của các loài động, thực vật.
99, 100
- Biết cách thu mẫu ngoài thiên nhiên (đối với động vật).
101
Ôn tập chương VII
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức của chương VII: Đa dạng thế giới sống. 
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
102 
Ôn tập 
- Cũng cố và cung cấp kiến thức chuẩn bị kiểm tra giữa kì II
 103, 104
Kiểm tra giữa kỳ II
- Đánh giá chất lượng dạy và học 
CHƯƠNG VIII. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
105,106
Bài 40. Lực là gì?
 - Nhận biết được lực là sự đẩy hoặc sự kéo, lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. 
- Nhận biết được lực có thế làm thay đổi chuyển động, biến dạng vật. Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi chuyển động, biến dạng vật. 
- Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc xuất hiện khi nào và lấy được ví dụ về các lực đó.
107, 108
Bài 41. Biểu diễn lực
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N).
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. 
109,110
Bài 42. Biến dạng của lò xo
- Nhận biết được thế nào là biến dạng lò xo, những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
- Nhận biết được lực đàn hồi.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm và kiến thức thực tế rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
101,112
Bài 43. Trọng lượng, lực hấp dẫn
Lấy được ví dụ sự tồn tại của lực hút của Trái Đất trong thực tế.
Phát biểu được trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật, trọng lực là lực hút của Trái Đất. Phân biệt trọng lượng và khối lượng.
Nêu đơn vị đo trọng lượng là đơn vị đo lực (N).
Nêu được phương, chiều của lực hút của Trái Đất.
Nêu được mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau, lực này gọi là lực hấp dẫn, độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật.
Trình bày được cách xác định trọng lượng của vật.
 113,114
Bài 44. Lực ma sát
- Nếu được khái niệm về: lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh để nêu được sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong ATGT đường bộ.
- Phân biệt được lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
115,116
Bài 45. Lực cản của nước
Trình bày được các vật chuyển động trong nước chịu tác dụng của lực cản.
Trình bày được khái niệm lực cản của nước là tác dụng cản trở chuyển động của nước với các vật chuyển động bên trong nước.
Trình bày được đặc điểm lực cản của nước, độ lớn của lực cản càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Vận dụng được khái niệm lực cản của nước để giải thích một số hiện tượng có liên quan trong đời sống.
Vận dụng đánh giá được không khí cũng tác dụng lực cản lên vật chuyển động trong nó.
117
Ôn tập chương VIII
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức về lực
- Giải được một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chương VIII. 
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG
118,119
Bài 46. Năng lượng và sự truyền năng lượng
- Lấy ví dụ chứng tỏ được năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
- Nêu được năng lương hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
- Nhận biết đơn vị của năng lượng là jun ( J)
- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được sự truyền năng lượng ở một số trường hợp đơn giản.
- Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.
- Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
120,
121
Bài 47. Một số dạng năng lượng
- Từ tranh, ảnh HS lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
- Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
122, 123
Bài 48. Sự chuyển hóa năng lượng
- Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.
124
Bài 49. Năng lượng hao phí
- Chỉ ra được năng lượng nào là hữu ích và năng lượng nào là hao phí
- Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
- Biết được năng lượng hao phí thường sinh ra ở dạng nhiệt năng, âm thanh và đôi khi còn có cả ánh sáng. 
125
Bài 50. Năng lượng tái tạo
- Nêu được vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là năng lượng.
- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụth.
- Hiểu được ưu, nhược điểm và sự cần thiết của sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
- Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
126
Bài 51. Tiết kiệm năng lượng
- Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng.
- biết một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng các biện pháp đó vào đời sống.
127
Ôn tập chương IX
- Ôn tập hệ thống hóa kiến thức chương Năng lượng
- Giải được một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chương IX. 
- Thông qua tiết ôn tập nhằm phát triển năng lực tự học, tự đánh giá của học sinh.
CHƯƠNG X. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
128, 129
Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, thiên thể
Phân biệt được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
Giải thích được sự chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất: Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông. 
Phân biệt được sao, hành tinh và vệ tinh: sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh sao, vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng và chuyển động quanh hành tinh.
Thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
130, 131
Bài
53. Mặt trăng
- Hiểu được : Mặt trăng là một vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất
- Thấy được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi trong tháng.
- Giải thích được các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thông qua thiết kế mô hình thực tế hoặc vẽ hình. 
132, 133
Bài 54.
Hệ mặt trời
- Mô tả được sơ lược cấu trúc của Hệ Mặt Trời.
- Nêu được các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.
- Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.
- Vận dụng vào thực tế : chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên mặt trời.
134, 135
Bài 55. Ngân hà
- Nêu được Mặt Trời và sao phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.
- Sử dụng tranh, ảnh chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà
136
Ôn tập chương X
- Hệ thống kiến thức cơ bản của chương X
 137,138 
Ôn tập
- Hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình KHTN
 139, 140
Kiểm tra cuối năm
- Kiểm tra đánh giá chất lượng của học sinh và hiệu quả dạy học của Gv
Tùy theo từng trường, GV có thể nêu yêu cầu cần đạt khác nhau để phù hợp với đối tượng HS của địa phương .
+ Gợi ý một số chủ đề : (Tùy các trường lựa chọn ) 
Chủ đề: Một số nhiên liệu, nguyên liệu (Bài 13: Một số nguyên liệu; Bài 14: Một số nhiên liệu)
Chủ đề: Từ tế bào đến cơ thể (Bài 22: Cơ thể sinh vật.Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào.Bài 24: Thực hành: quan sát và mô tả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.).
Chủ đề: Phân loại sinh vật (Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vậtB ài 26: Khóa lưỡng phân)
Chủ đề: Phân loại sinh vật(Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật Bài 26: Khóa lưỡng phân)
Chủ đề: Đa dạng nguyên sinh vật(Bài 30: Nguyên sinh vậtBài 31: Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật).
Chủ đề: Đa dạng nấm (Bài 32: NấmBài 33: Thực hành quan sát các loại nấm).
Chủ đề: Đa dạng thực vật(Bài 34: Thực vậtBài 35: Thực hành: quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật).
Chủ đề: Đa dạng động vật(Bài 36: Động vậtBài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên).
Chủ đề : Các phép đo : Bài 5,6,7,8
Chủ đề : Lực cho chương VIII
+ Có thể lựa chọn TNST vào chương trình như trên
+ Tiết kiểm tra : Có 4 lần, mỗi lần 2 tiết ( 60- 90 phút ) 
+ Tùy vào tình hình, đặc điểm học sinh và nhà trường mà có thể thêm, bớt các tiết một cách hợp lý hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_nam_hoc_2021_20.doc