Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Phần I: Đọc - Hiểu (5 điểm):

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:

“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.

(Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập I, trang 100)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian gì?

Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó?

Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo.

 

doc 9 trang haiyen789 10661
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021
TRƯỜNG THCS ..
NHÓM NGỮ VĂN 6
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra:......./2020
Mức độ
Nội dung
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CỘNG
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
I. Phần văn bản
- Em bé thông minh
- Thạch Sanh
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Treo biển
Nhận diện tên văn bản, thể loại, trình bày khái niệm thể loại
Hiểu được nội dung của đoạn văn, văn bản; hiểu ý nghĩa chi tiết và ý nghĩa truyện
Rút ra bài học bản thân; biết cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng; biết ứng xử đúng trước góp ý của người khác
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1ý/1 câu
1
10%
1ý/1 câu
1
10%
1ý/1 câu
1
10%
1
3
30%
II. Phần Tiếng Việt
- Danh từ
- Động từ
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
Nhận diện từ loại và cụm từ trong câu, đoạn văn
Phân loại từ, phát triển từ thành cụm từ, phân tích cấu tạo cụm từ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1ý/1 câu
1
10%
1ý/1 câu
1
10%
1
2
20%
III. Phần Tập làm văn
Viết bài văn tự sự
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
5
50%
TỔNG
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2ý/2 câu
2
20%
2 ý/2 câu
2
20%
1
5
50%
1ý/1 câu
1
10%
3
10
100%
Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
TRƯỜNG THCS 
NHÓM NGỮ VĂN 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: ..... /2020
Phần I: Đọc - Hiểu (5 điểm):
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi:
“Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập I, trang 100)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại truyện dân gian gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện? Giải thích lý do em chọn câu văn đó?
Câu 3: Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo.
Câu 4: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
Phần II. Tập làm văn (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề văn sau:
Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.
Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
Phần I (5 điểm):
Câu 1 (1 điểm):
- Học sinh nêu đúng tên văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” (0,5 điểm)
- Thể loại truyện ngụ ngôn (0,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm):
- Học sinh hiểu được nội dung đoạn văn, xác định đúng câu văn thể hiện rõ nhất nội dung ý nghĩa của truyện:
“Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. (0,5 điểm).
- Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu miễn sao chạm vào các ý:
+ Câu văn cho thấy hiểu biết của ếch hạn hẹp (0,25 điểm)
+ Tính cách của con ếch: chủ quan, kiêu ngạo, (0,25 điểm)
Câu 3 (2 điểm):
- Học sinh xác định đúng một cụm danh từ có trong đoạn văn (1 điểm)
- Phân tích đúng cấu tạo của cụm danh từ đó (1 điểm)
Có thể phân tích được một trong các cụm danh từ sau:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
con
ếch
một
giếng
nọ
vài
con
nhái, cua, ốc
bé nhỏ
cả
giếng
các
con
vật
kia
một
vị
chúa tể
Câu 4 (1 điểm):
Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế, nêu ra được bài học của bản thân (1 điểm)
Có thể đưa ra các ý kiến sau:
- Phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, 
- Biết hạn chế của bản thân, không chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, .
Phần II. Tập làm văn (5 điểm)
Học sinh viết bài văn cần đảm bảo yêu cầu chung sau đây:
1. Về hình thức
- Viết đúng thể loại văn tự sự
- Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc
- Các sự việc được sắp xếp theo trình tự hợp lý
- Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu thông thường.
2. Nội dung:
Học sinh có thể có những cách diễn đạt riêng song cần đảm bảo kiến thức sau:
Đề 1: Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi.
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về chuyến tham quan mà em nhớ mãi
b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến tham quan
- Thời gian, không gian (khi nào, ở đâu?,...)
- Tâm trạng của em lúc được đi tham quan
- Những sự việc diễn ra trên đường đi, tại nơi tham quan,...
- Kết thúc chuyến tham quan
c. Kết bài: Ý nghĩa của chuyến đi tham quan và liên hệ bản thân
Đề 2: Em hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em yêu thích để kể lại truyện đó.
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em đóng vai và câu chuyện em sẽ kể
b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện
- Sự việc mở đầu
- Sự việc phát triển
- Sự việc cao trào
- Sự việc kết thúc
c. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện và liên hệ bản thân
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, rõ ý.
- Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung.
- Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn sơ sài nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường.
- Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu kém.
- Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề.
* Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng và bài làm thực tế của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho các mức điểm còn lại cho phù hợp.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2020 - 2021 - Đề 2
Ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021
Chủ đề (Nội dung, chương )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Cộng
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Truyện dân gian
- Nắm được thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản truyện dân gian
- Nêu được ý nghĩa chi tiết niêu cơm thần; chi tiết Sơn Tinh bốc đồi dời núi
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
1,5
15%
1
1,5
15%
3
3,0
30%
Chủ đề 2: Tiếng việt
1.Danh từ
2.Số từ
3.Lượng từ
- Nhận diện được số từ, lượng từ.
- Xác định danh từ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
2,0
20%
2
2,0
2,0%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Viết bài văn tự sự
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
5
50%
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
4
3,5
35%
1
1,5
15%
1
5,0
50%
6
10,0
100%
Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG THCS .
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2020 – 2021
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày kiểm tra: . /12/2020
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp ra hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước”.
(Thạch Sanh - SGK Ngữ văn 6, tập 1)
Câu 1. (1 điểm) Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 2 văn bản khác thể loại truyện “Thạch Sanh” thuộc phần truyện dân gian mà em được học trong chương trình Ngữ Văn 6.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3. (1,5 điểm) Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết niêu cơm. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?
Câu 4. (1 điểm) Viết lại chính xác 4 danh từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 5. (1 điểm) Những từ in đậm, gạch chân trong câu:
“Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.” thuộc từ loại gì?
PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Hãy viết bài văn kể về người thân mà em yêu quý.
Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
Phần I.
Câu 1
(1 điểm)
- Thạch Sanh thuộc thể loại truyện cổ tích
- Kể đúng 2 văn bản.
* Đúng 1 văn bản cho 0,25 đ
0,5đ
0,5 đ
Câu 2
(0,5 điểm)
- Tự sự
0,5 đ
Câu 3
(1,5 điểm)
Đây là chi tiết thần kì có nhiều ý nghĩa:
- Niêu cơm thần kì làm lui quân 18 nước chư hầu tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, yêu hòa bình của nhân dân ta.
- Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống đầy đủ, ấm no, sung túc của ông cha ta.
0,75 đ
0,75 đ
Câu 4
(1 điểm)
- Viết đúng 4 danh từ
(Viết thiếu 1 danh từ trừ 0,25 điểm)
1 đ
Câu 5
(1 điểm)
- “cả” – Lượng từ
- “một” – Số từ
0,5 đ
0,5 đ
Phần II
Tập làm văn
(5 điểm)
I. Hình thức:
- Kiểu bài: Tự sự
- Bài văn đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; Bố cục rõ; thể hiện sự liên kết giữa các phần.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường.
0.5 điểm
II. Nội dung:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về người thân em định kể.
2. Thân bài:
- Kể (kết hợp tả) về ngoại hình, tính cách của người thân đó.
- Kể về tính tình, thái độ, sở thích, công việc của người thân đó gắn liền với những hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, với những người xung quanh 
- Kể một kỉ niệm đẹp, ấn tượng, sâu sắc của mình với người thân đó.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình với người thân đó.
4.5 điểm
0.5 điểm
1 điểm
1,5 điểm
1 điểm
0,5 điểm
III. Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, hành văn lưu loát, kể chi tiết đầy đủ các sự việc chính, bố cục rõ ràng.
- Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật lưu loát, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3: Đạt 2/3 yêu cầu. Nội dung đảm bảo, trình bày hợp lý, không mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 2: Bài tương đối đạt yêu cầu nhưng nội dung sơ sài.
- Điểm 1: Bài không đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Để giấy trắng hoặc lạc đề.
* Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc