Ôn tập Chương 4 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022

Ôn tập Chương 4 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022

- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về an toàn và tiết kiệm khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

 

doc 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1360
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Chương 4 môn Công nghệ Lớp 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP CHƯƠNG 4 
Số tiết: 01
Ngày soạn: 17/05/2022
Tiết theo PPCT: 34
Tuần dạy: 34
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
- Trình bày được tóm tắt những kiến thức, kĩ năng đã học về cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; các biện pháp sử dụng điện an toàn;
- Vận dụng được kiến thức đã học ở Chương 4 để giải quyết câu hỏi, bài tập đặt ra xoay quanh chủ đề về sử dụng đồ dùng điện đúng cách, an toàn, hiệu quả.
Năng lực:
2.1.Năng lực công nghệ
- Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp để tìm hiểu thêm về an toàn và tiết kiệm khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình.
- Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác: trình bày được ý tưởng, thảo luận những vấn đề của bài học, thực hiện có trách nhiệm các phân việc của cá nhân và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm.
- Tự chủ và tự học: hình thành thói quen chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sông; vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong tình huống mới;
Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về đồ dùng điện trong gia đình vào đời sống hằng ngày;
- Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Kiến thức trọng tâm của chương 4
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bái tập SGK
2. Đối với học sinh: Ôn lại các bài đã học, đọc trước bài ôn tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: HS xem sơ đồ mối liên kết giữa các kiến thức của chương 4 dẫn dắt trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV Cho HS quan sát sơ đồ về đồ dùng điện trong gia đình và khái quát lại kiến thức.
- HS xem tiếp nhận câu hỏi và nêu lên suy nghĩ của bản thân về đồ dùng điện trong gia đình.
2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG 4
 a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b.Nội dung: 
- Mối liên kết giữa các kiến thức của Chương 4 như:
 + Bàn là
 + Đèn LED
 + Máy xay thực phẩm
 + Sử dụng điện an toàn
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức kỹ năng của chương 4.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS nhắc nội dung chính đã học ở chương 4.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt và hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ khối hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng về nhà ở như trong SGK. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
a.Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
b.Nội dung: Câu hỏi ôn tập trong SGK
 1. Em hãy kể tên các bộ phận chính của bàn là.
2. Hãy giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ của bàn là.
3. Đèn LED có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào?
4. Quy trình sử dụng máy xay thực phẩm gồm mấy bước? Cho biết tên mỗi bước.
5. Khi lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, ta cần dựa trên những tiêu chí nào?
6. Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tai nạn điện có thể xảy ra hay không? Vì sao?
7. Với tủ lạnh có dung tích 301 L, nếu là thế hệ cũ, trên nhãn năng lượng có 3 sao thì điện năng tiêu thụ định mức của tủ lạnh này là 564 kWh/năm. Trong khi đó, với loại tủ lạnh thế hệ mới, trên nhãn năng lượng có 5 sao thì điện năng tiêu thụ định mức là 325 kWh/năm. Nếu chọn mua loại tủ lạnh thế hệ mới thì tiền điện mà gia đình em tiết kiệm được trong mỗi năm là bao nhiêu? Giả sử đơn giá của 1 số điện là 1 856 đồng.
c. Sản phẩm học tập: 
1/Các bộ phận chính của bàn là là: vỏ bàn là, dây đốt nóng, bộ điều chỉnh nhiệt độ.
2/Giải thích ý nghĩa các kí hiệu trên bộ điều chình bàn là:
- Kí hiệu NYLON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với nhóm quân áo may băng vải nyÌon. 
- Ki hiệu SILK: vị trí đặt nhiệt độ bản là phủ hợp củo bên là với nhóm quân áo may bằng vải lụa, tơ tăm.
- Kí hiệu WOOL: vị trí đặt nhiệt độ bản là phủ hợp với nhóm quần áo may bằng vải len.
- Kí hiệu COTTON: vị trí đặt nhiệt độ bàn là phủ hợp với nhóm quần áo may bằng vải bông (vải cotton).
- Kí hiệu LINEM: vị trí đặt nhiệt độ bản là phù hợp với nhóm quản áo may bằng vải lanh (vải linen).
- Kí hiệu MAX: vị trí đặt nhiệt độ bản là ở mức cao nhất.
- Kí hiệu MIN: vị trí đặt nhiệt độ bàn là ở mức thấp nhất.
3/Đèn LED có cấu tạo gồm những bộ phận: Vỏ dèn, bộ nguồn, bảng mạch led.
4/Quy trình sử dụng máy xay thực phẩm gồm 7 các bước: 
- Sơ chế các loại thực phẩm cần xay.
- Cắt nhỏ thực phẩm
- Lắp cối xay vào thân máy
- Cho nguyên liệu cần xay vào cối và đậy nắp
- Cắm điện và chọn chế độ xay phù hợp
- Sau khi xay xong, tắt máy và lấy thực phẩm ra khỏi cối xay. 
- Vệ sinh và bảo quản máy xay thực phẩm sau khi sử dụng xong 
5/Khi lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, ta cần dựa trên những tiêu chí là: đồ dùng điện có công suất và các tính năng phủ hợp với mục đích sử dụng của gia đình. Đồ dùng điện nào có công suất định mức càng nhỏ thì tiêu thụ điện năng càng ít.
6/Tai nạn điện ở hình trên có thể xảy ra vì cần cẩu vướng vào dây điện vượt quá chiều cao của an toàn điện.
7/Nếu chọn mua loại tủ lạnh thế hệ mới thì tiến điện mà gia đình em tiết kiệm được trong mỗi năm là:
(564 kWh/năm – 325 kWh/năm) x 1 856 đồng = 443 584 đồng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: nhóm 1 câu 1,2, nhóm 2: câu 3,4, nhóm 3: câu 5,6, nhóm 4: câu 7,8
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại theo dõi, thắc mắc, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV dặn dò chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_chuong_4_mon_cong_nghe_lop_6_nam_hoc_2021_2022.doc