Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành trong dạy học môn Công nghệ Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành trong dạy học môn Công nghệ Lớp 9

1. Cơ sở lý luận:

Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta.

 Sử dụng phương pháp dạy thực hành giúp cho học sinh quan sát, thực hành tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh.

2. Cơ sở thực tiễn:

2.1. Đặc điểm tình hình:

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác dạy và học. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn cả về chủng loại cũng như số lượng và hơn thế nữa đồ dùng môn công nghệ khá lạc hậu với thực tế công nghệ hiện tại.

- Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả.

2.2. Thực trạng và nguyên nhân:

* Đối với học sinh:

- Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học.

 - Nhiều học sinh chăm học, chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, lười tư duy nên hiệu quả học tập chưa cao.

- Trong quá trình học tập, học sinh đã nắm được phần lí thuyết, nhưng kết quả kiểm tra các bài thực hành ở đầu năm học chưa cao.

* Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân tôi phát hiện một số vấn đề như sau:

- Một số em chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu không đầy đủ.

- Các em chưa nắm vững được quy trình thực hành.

- Trong nhóm thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia, những học sinh còn lại không tích cực hoạt động. Do các bài thực hành thường hoạt động theo nhóm nên chỉ cần vài bạn trong nhóm làm tốt thì cả nhóm sẽ đạt điểm tốt.

 

doc 15 trang tuelam477 9290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kĩ năng thực hành trong dạy học môn Công nghệ Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 “NÂNG CAO KĨ NĂNG THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ 9”
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn chuyên đề:
 	Nhiều người cho rằng Công nghệ là một môn học phụ không cần phải đổi mới nhiều, nhưng thực tế cho thấy, nếu giáo viên (GV) bộ môn biết tìm tòi sáng tạo và có những phương pháp giảng dạy linh hoạt thì vẫn đem lại hiệu quả cao và tạo được nhiều hứng thú cho học sinh. Lúc đó không còn ranh giới giữa môn chính và môn phụ theo quan niệm của người học. 
Đặc thù của bộ môn Công nghệ là đi theo chương trình của từng khối lớp với nhiều phân môn khác nhau: may mặc, nấu ăn, trang trí, trồng trọt, chăn nuôi, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, cơ khí Do có liên quan trực tiếp đến cuộc sống nên các lĩnh vực này rất gần gũi với con người, phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày cho con người. Không như các bộ môn khác, tài liệu tham khảo của bộ môn Công nghệ phải nói rất phong phú và đa dạng. Ngoài sách báo, internet học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, sửa chữa điện Tuy nhiên, do độ tuổi học sinh THCS chưa chọn được hệ thống thông tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi học tập, cũng như định hướng cho tương lai sau này.
 	Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống, tỷ lệ thực hành khá cao nên cần có điều kiện cơ sở vật chất tốt để học sinh thực hành.
Để góp phần cải thiện hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường và xu thế giáo dục toàn diện cho học sinh, chúng tôi suy nghĩ và đã kết hợp phương pháp dạy “Học đi đôi với hành” nhằm giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức, nâng cao chất lượng học tập, yêu thích bộ môn.
Với các lý do trên nên tôi chọn chuyên đề: “Nâng cao kĩ năng thực hành trong dạy học môn Công nghệ”.
Mục tiêu xây dựng chuyên đề:
Xây dựng chuyên đề nhằm áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào việc dạy học môn Công nghệ nói chung, trong dạy học thực hành nói riêng nhằm trao cho học sinh cách tiếp cận trực tiếp vào xây dựng quy trình thực hành, cách thức xử lý các bài toán kĩ thuật trong thực tiển. (HS đọc sách, tìm hiểu trước, trao đổi với nhau và xây dựng nên quy trình. Đến lớp GV yêu cầu trình bày trước lớp rồi tổ chức trao đổi đi đến thống nhất quy trình thực hành theo công nghệ mới phù hợp với thiết bị mới, ...)
Thông qua xây dựng chuyên đề GV vận dụng các phương pháp mới, kĩ thuật dạy học tích cực vào các tiết dạy tạo ra hứng thú cho học sinh. Cũng thông qua chuyên đề GV tích lũy được kinh nghiệm “tương tác” trong quá trình dạy học để từ đó có cách dạy hiệu quả hơn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta.
 	Sử dụng phương pháp dạy thực hành giúp cho học sinh quan sát, thực hành tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Đặc điểm tình hình:
- Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác dạy và học. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy còn thiếu thốn cả về chủng loại cũng như số lượng và hơn thế nữa đồ dùng môn công nghệ khá lạc hậu với thực tế công nghệ hiện tại. 
- Đội ngũ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác giảng dạy nên việc tiếp cận với phương pháp dạy học mới được giáo viên ứng dụng có hiệu quả.
2.2. Thực trạng và nguyên nhân:
* Đối với học sinh:
- Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa thực sự hứng thú đối với môn học.
 	- Nhiều học sinh chăm học, chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức, lười tư duy nên hiệu quả học tập chưa cao.
- Trong quá trình học tập, học sinh đã nắm được phần lí thuyết, nhưng kết quả kiểm tra các bài thực hành ở đầu năm học chưa cao.
* Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân tôi phát hiện một số vấn đề như sau:
- Một số em chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu không đầy đủ.
- Các em chưa nắm vững được quy trình thực hành.
- Trong nhóm thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia, những học sinh còn lại không tích cực hoạt động. Do các bài thực hành thường hoạt động theo nhóm nên chỉ cần vài bạn trong nhóm làm tốt thì cả nhóm sẽ đạt điểm tốt.
3. Giải pháp- quy trình thực hiện: 
Trong thực tế dạy học môn Công nghệ hiện nay về cơ bản đã được đổi mới trong việc tiếp cận các kĩ năng nghề nghiệp, song ở một phương diện nào đó trong dạy học môn Công nghệ ở trường phổ thông còn nặng về “Quy trình lý thuyết” mà chưa đầu tư nhiều vào việc rèn luyện kĩ năng thực hành hoặc tư duy xử lý các tình huống kĩ thuật.
Với nhưng trăn trở trên, đồng thời tham khảo những phương pháp và kinh nghiệm từ những đồng nghiệp cùng giảng dạy chúng tôi mạnh dạn xây dựng một chuyên đề vừa đảm bảo tính liên thông, tính logic trong chương trình môn công nghệ đồng thời định hướng học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành và giải quyết các tình huống kĩ thuật trong cuộc sống. Tôi đề xuất các giải pháp sau: (mang tính định tính)
- Giáo viên, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cụ cho tiết thực hành.
 	- Để giúp cho các em nắm vững được quy trình thực hành trong suốt quá trình giảng dạy khi làm một việc nào đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em tìm hiểu quy trình ở nhà. Bắt đầu từ việc chuẩn bị, tiếp đó đến các bước, các công đoạn cụ thể để thực hiện công việc. 
- Giáo viên phải tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học, nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, chủ động và sáng tạo. Bên cạnh đó, trước khi dạy thực hành, giáo viên cần phải quan sát, tìm hiểu về nguyên lí, cấu tạo, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng các dụng cụ để thực hành, các thao tác mẫu, các lời giải thích phải chính xác, đúng kĩ thuật, đúng qui trình công nghệ. Điều này rất quan trọng, vì nếu học sinh đã quen với thao tác không chính xác, tùy tiện thì sửa chữa rất khó khăn.
 	- Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh, thì mỗi giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học đặc trưng để tạo sự hứng thú cho các em học tập bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công nghệ. Điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho mình một phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất tức là việc lựa chọn phương pháp phải đa dạng.
Để hình thành một kĩ năng học sinh phải lặp đi, lặp lại nhiều lần một số thao tác nào đó. Kĩ năng được hình thành qua các giai đoạn từ không thành thạo đến thành thạo. Do vậy, dạy thực hành phải được tiến hành với quy trình hợp lí và phương pháp hợp lí.
Để nâng cao chất lượng một chủ đề thực hành trong dạy môn Công nghệ 9 cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức.
Căn cứ nội dung chương trình giáo khoa và những ứng thực tế của kiến thức môn Công nghệ trong đời sống, từ đó định hướng xây dựng chuyên đề.
Bước 2: Xây dựng nội dung và thời lượng thực hiện cho từng tiết.
Căn cứ vào phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời căn cứ thêm tiến trình sư phạm của những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh. Dự kiến các nhiệm vụ học tập tương ứng với hoạt động học của học sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chủ đề. Lựa chọn nội dung chủ đề từ bài trong sách giáo khoa.
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong.
Bước 4: Xác định và lập bảng mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) mỗi loại câu hỏi, mức độ kĩ năng thực hành để đánh giá năng lực học sinh trong dạy học.
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi, bài tập và yêu cầu theo quy trình thực hành cụ thể mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học, kiểm tra, đánh giá theo chủ đề đã xây dựng.
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Các hoạt động học được tổ chức cho học sinh thực hiện ở nhà và ở trên lớp. Tiết học này chỉ thực hiện một số hoạt động học trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
	Thiết kế tiến trình dạy học : Tiết 13. Chủ đề “LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN”.
Từ ý tưởng sử dụng các phương pháp dạy học theo dự án, nhóm và kĩ thuật dạy học thực hành trực quan, sự tiếp cận của giáo viên trong việc đổi mới dạy thực hành môn Công nghệ để tạo cho học sinh chủ động trong việc thực hành, chúng tôi triển khai các vấn đề như sau: 
6.1. Nội dung chuyên đề: Định hướng chia đơn vị kiến thức, kĩ năng thao tác trong bài dạy chuyên đề.
Tiết học được chia thành 3 hoạt động với mỗi hoạt động có đơn vị kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho HS tuy nhiên các hoạt động này liên thông làm tiền đề cho nhau. 
6.1.1. Hoạt động 1: Biết đọc và sử dụng bản vẽ lắp đặt mạch điện trong việc lắp đặt mạch điện, cụ thể lắp mạch điện bảng điện.
- 	Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện (câu hỏi kiểm tra bài cũ)
Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị điện và dụng cụ thực hành. (GV kiểm tra chuẩn bị)
6.1.2. Hoạt động 2: Trình bày quy trình thực hành. (HS trình bày, GV hướng dẫn thảo luận để thống nhất chung quy trình)
Vạch dấu.
Khoan lỗ.
Nối dây thiết bị điện của bảng điện.
Lắp thiết bị điện vào bảng điện.
Kiểm tra.
6.1.3. Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên thao tác mẫu. (bằng video và thao tác trực tiếp)
Học sinh thực hành theo nhóm.
6.2. Mục tiêu bài dạy:
6.2.1. Về kiến thức: HS Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
6.2.2. Về kỹ năng: Quan sát, thực hành, vận dụng
6.2.3. Thái độ học sinh:
Làm việc khoa học, cẩn thận và đảm bảo an toàn.
Giữ gìn vệ sinh chung.
6.2.4. Định hướng các năng lực được hình thành:
Năng lực giải quyết vấn đề kĩ thuật.
Năng lực hợp tác nhóm trong xây dựng quy trình thực hành, trong thực hành
Năng lực thuyết trình trước tập thể
Năng lực thực hành khi lắp đặt điện.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống
6.3. Bảng mô tả và hệ thống câu hỏi định hướng cho tiết dạy chuyên đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ, chuẩn bị của HS
Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị thực hành.
Hiểu được sơ đồ lắp đặt trong lắp đặt mạch điện.
Biết sử dụng sơ đồ lắp đặt trong thống kê, lắp đặt thiết bị điện một cách thành thạo. 
Câu hỏi minh họa
Câu 1.1
Dựa vào sơ đồ nguyên lý, hảy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.
Nêu yêu cầu chuẩn bị thiết bị điện, dụng cụ điện. 
Câu 1.2
Trong sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện, em hảy thống kê số thiết bị.
Câu 1.3
Dựa vào đồ lắp đặt mạch điện bảng điện, em hảy cho biết vị trí đấu nối của các thiết bị. 
Hoạt động 2:
Quy trình thực hành
Biết được trình tự thực hiện các bước trong quy trình.
Hiểu đúng trình tự, vai trò từng bước thực hành trong quy trình.
Giải thích được mức độ quan trọng trong từng bước thực hành lắp đặt.
Giải thích và liên hệ thực tế việc lắp đặt mạch điện đúng kĩ thuật, an toàn điện.
Câu hỏi minh họa
Câu 2.1
Em hảy cho biết trình tự lắp mạch điện bảng điện.
Câu 2.2
Trình bày quy trình lắp mạch điện bản điện và vai trò của các bước trong quy trình.
Câu 2.3
Lý giải tầm quan trọng của từng bước trong quy trình lắp mạch điện bảng điện. 
Câu 2.4
Giải thích và liên hệ thực tế việc bố trí thiết bị không hợp lý, nối dây cẩu thả, kiểm tra mạch qua loa.
Hoạt động 3:
Thực hành
Quan sát ghi nhớ được các thao tác mẫu của giáo viên.
Biết thực hiện thực hành theo yêu cầu bài.
Hiểu được các thao tác mẫu của giáo viên.
Nắm bắt thực hành lắp đặt mạch điện thành thạo.
Thực hành lắp đặt mạch điện đúng, bền, chắc chắn, đẹp, an toàn.
Biết kiểm tra, nhận xét đối chiếu sản phẩm (mạch điện) theo các tiêu chí: Kĩ thuật, kinh tế, an toàn, bền, mĩ thuật.
Câu hỏi minh họa
Câu 3.1
Các em có thể mô tả các thao tác mẫu của thầy (như cầm nắm dụng cụ, tuốt dây, lắp dây vào thiết bị, ...)
Câu 3.2
Em hảy trình bày các bước thao tác lắp đặt mạch điện bảng điện.
Câu 3.3
Tại sao phải bố trí thiết bị (vạch dấu).
Vì sao khi đấu dây vào thiết bị phải đảm bảo chắc chắn, ...
Câu 3.4
Giải thích tại sao khi lắp đặt mạch điện phải chú ý đến công tác an toàn điện.
4. Kết quả đạt được:
Qua nhiều năm áp dụng chuyên đề chúng tôi nhận thấy:
- Về giáo viên: Đã xây dựng được phương pháp, kĩ thuật dạy học môn công nghệ theo định hướng đổi mới lấy học sinh làm trung tâm và đặc biệt dạy các tiết thực hành trong môn Công nghệ. Tay nghề thao tác mẫu ngày được nâng cao, có nhiều kinh nghiệm giải quyết các tình huống kĩ thuật tốt hơn.
- Về phía học sinh: Hứng thú học tập với bộ môn Công nghệ, phát triển được kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm.
5. Bài học kinh nghiệm:
Để dạy tốt môn Công nghệ theo định hướng nâng cao kĩ năng thực hành, chúng tôi nhận thấy rằng:
- Đảm bảo tính hệ thống, tính đặc trưng của bộ môn trong chương trình giáo dục phổ thông tránh gượng ép, tránh đi sâu vào đào tại nghề.
- Tránh thực hiện nhiều thao tác khó những thực hành không phù hợp làm nặng thêm việc học. Xem xét nội dung, tiết dạy cần thiết để nâng cao kĩ năng thực hành.
- Gần gủi các em, nhẹ nhàng trình bày, giao nhiệm cho các em, lấy tình huống kĩ thuật gần gủi với cuộc sống của các em, tránh nhàm chán.
- Giáo viên thường xuyên nghiên cứu cập nhật thêm thông tin mới về kiến thức, kĩ năng liên quan đến chương trình giảng dạy.
- Trong quá trình dạy học môn Công nghệ, giáo viên phải có sự trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên dạy các môn khác để đảm bảo kiến thức tích hợp chính xác.
- Trong công tác kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến sự vận dụng kiến thức, thái độ hành vi của học sinh trong khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiển.
III. KẾT LUẬN
Dạy học môn Công nghệ theo định hướng nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh, nhằm đưa môn học tiếp cận nhiều hơn thực tế công nghệ trong sản xuất và đời sống, cũng nhằm san lấp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành. 
Ở một phương diện khác nhằm trang bị kĩ năng thực hành cho học sinh đồng thời hướng học sinh đến việc tìm hiểu kiến thức, kĩ năng công nghệ thực tế nhiều hơn tiếp cận với công nghệ mới. Tránh việc nhồi nhét lý thuyết hàn lâm không thực tế làm nhàm chán việc học của học sinh và việc dạy của giáo viên.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện chuyên đề chắc khó tránh khỏi những sai sót, hạn chế kính mong Hội đồng bộ môn cấp tỉnh, lãnh đạo PGD cùng quý đồng nghiệp góp ý chân thành để chúng tôi có cơ hội sửa chữa bổ sung để dạy học môn Công nghệ tốt hơn. Chân thành cảm ơn tất cả quý vị!
Triệu Lăng, ngày 10 tháng 11 năm 2019
 	 Người viết
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
(Giáo án tiết dạy minh họa)
Tiết 13-Bài 6:
Thực hành LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN (T2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được cách lắp đặt mạch điện bảng điện.
2. Kĩ năng: Quan sát, thực hành, vận dụng
3. Thái độ: Có ý thức làm việc đúng quy trình, đảm bảo an toàn điện, giữ gìn vệ sinh chung
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 1. Phương pháp dạy học: Dự án, hợp tác nhóm 
 2. Kỹ thuật dạy học: Thực hành, trực quan, hợp tác hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Giáo viên: GA, SGK, Kìm, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, bảng điện, ổ cắm điện, cầu chì, công tắc, dây dẫn điện, băng cách điện, mô hình mạch điện.
 2. Học sinh: SGK, vở ghi, chuẩn bị một số dụng cụ ,vật liệu và và thiết bị 
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện bảng điện ( gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điều khiển một bóng đèn)? 
Trả lời :
O
A
GV: Nhận xét ghi điểm. 
GV: Từ sơ đồ trên, người ta đã thực hiện việc lắp đặt được mạch điện thực tế như thế này. Vậy để lắp được mạch điện đó chúng ta cần lắp đặt tuân thủ theo những quy trình nào? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện. 
 3. Bài mới:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung
GV: ở tiết trước thầy đã hướng dẫn cho các nhóm về nhà hoàn thành các bước theo bảng.
Các bước
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu
kỹ thuật
Vạch dấu
Khoan lỗ BĐ
Nối dây TBĐ của BĐ
Lắp TBĐ vào BĐ
Kiểm tra
HS: Thực hiện yêu cầu của GV và gửi qua email cho GV.
GV: Mời đại diện nhóm 1 lên trình bày. 
HS: Mở kết quả thực hiện của nhóm mình đưa lên slide trình chiếu và thuyết trình.
GV: Sau khi nghe đại nhóm 1 trình bày, các em có nhận xét gì.
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất chọn làm phương án để thực hiện quy trình.
GV: Trước khi lắp đặt theo quy trình mời các nhóm báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng của nhóm mình.
HS: Báo cáo
 - Vật liệu: Bảng điện, dây dẫn điện, băng dính cách điện, 1 bóng đèn.
- Thiết bị: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, một công tắc điện
- Dụng cụ: Kìm, tua vít, bút thử điện.
GV: Nhận xét sự chuẩn bị của HS. Sau khi nhận xét xong =>chúng ta tiến hành bước 1 trong quy trình.
* Bước 1: Vạch dấu
GV: Cho các em xem một số cách bố trí TBĐ trên BĐ ( slide)=> Có 4 cách bố trí TBĐ trên bảng điện, các em chọn cách bố trí nảo ? Tại sao?
HS: Chọn cách 3 vì bố trí đẹp và hợp lí
GV: Mục đích vạch dấu là để làm gì?
HS: Bố trí TBĐ đẹp, hợp lí.
GV: Cho HS quan sát BĐ nhựa và chỉ ra mục đích các lỗ trên bảng nhựa (lỗ luồn dây và lỗ bắt vít)
GV: Làm mẫu vạch dấu 
- Vẽ trục đối xứng
- Đặt TBĐ lên BĐ
- Lấy dấu lỗ bắt vít và lỗ luồn dây
HS: Quan sát và làm theo sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian 4 phút.
GV: Quan sát, chỉ bảo uốn nắn các thao tác sai và kết thúc bước 1 chuyển qua bước 2.
* Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
GV: Đối với BĐ gỗ thì cần thực hiện khoan lỗ, bảng điện nhựa thì chỉ cần chọn đúng lỗ có sẵn là được.
GV: Làm mẫu chọn lỗ trên bảng điện.
HS: Quan sát => thực hiện bước này trong 2 phút 
Tiếp tục làm bước nào trong quy trình hở các em?
HS: Trả lời bước 3 nối dây TBĐ của BĐ.
* Bước 3: Nối dây TBĐ của BĐ
GV: Bước này có quan trọng không? Tại sao?
HS: Trả lời đúng là quan trọng vì:
- Nối sai mạch sẽ xãy ra 3 khả năng, mạch điện không hoạt động hoặc là mạch hoạt động không đúng, hoặc gây chập điện cháy mất an toàn.
- Mối nối không chắc chắn sẽ làm cho mạch hoạt động chập chờn.
- Bóc vỏ cách điện dài thì khi nối vào TBĐ sẽ không an toàn. 
GV: Các em thực hiện bước này như thế nào?
HS: - Nối đúng sơ đồ lắp đặt
 - Vặn vít chắc chắn
 - Bóc vỏ khoảng 5-7 mm
GV: Nhận xét trả lời và dẫn chứng 1 vài trường hợp sự cố về điện (Mối nối ko đảm bảo dẫn đến phát nhiệt gây hỏa hoạn; Mối nối không đảm bảo an toàn gây rò điện, gây tổn thất điện năng, gây tai nạn điện, ...) 
GV: Thao tác mẫu bằng cho Video 
- Bóc vỏ cách điện
- Nối dây
- Hoàn chỉnh bước nối dây vào thiết bị điện.
HS: Quan sát và thực hiện bước này trong 10 phút 
GV: Quan sát HS thực hành, uốn nắn các thao tác sai đến khi kết thúc bước 3
GV: Yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II. Nội dung và trình tự thực hiện.
 1. Tìm hiểu chức năng của bảng điện.
 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
 3. Lắp đặt mạch điện bảng điện.
Các bước
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu
kỹ thuật
Vạch dấu
- Bố trí TBĐ trên BĐ
- Vạch dấu các lỗ khoan
Thước, bút chì
Thước, bút chì
Khoan lỗ BĐ
- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít
- Khoan lỗ
- Mũi khoan
- Mũi khoan
- Mũi khoan
- Mũi khoan
Nối dây TBĐ của BĐ
- Nối dây các TBĐ trên BĐ
- Nối dây ra đèn
Kìm điện , băng dính,
tua vít
Kìm điện,băng dính,
tua vít
Lắp TBĐ vào BĐ
Vít cầu chì cụng tắc,ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên BĐ
Tua vít,
kìm
Tua vớt,
kìm
Kiểm tra
-Lắp thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện
- Nối nguồn
- vận hành thử
- Bút thử điện
- Bút thử điện
* Bước 1: Vạch dấu
* Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
* Bước 3: Nối dây TBĐ của BĐ
 4 .Củng cố. 
GV: Trưng bày sản phẩm của các nhóm và yêu cầu HS nhận xét sản phẩm.
HS: Quan sát và nhận xét lẫn nhau. 
GV: HS quan sát 2 mạch điện (có mối nối ngoài và nối vào các thiết bị điện) 
GV: Các em có nhận xét gì về cách đấu nối của 2 bảng điện đó.
HS: Nhận xét 
GV: Nhấn mạnh về cách đấu nối dây vào các thiết bị điện không có mối nối để lộ ra bên ngoài, nên cách nối dây này an toàn hơn.
GV: Cho HS quan sát một số bảng điện đang được sử dụng trong thực tế chỉ lắp đặt một cầu chì trên 1 bảng điện không như bảng điện chúng ta đang lắp, sau đó chỉ ra ưu điểm của mạch điện bảng điện đang được sử dụng trong thực tế.
GV: Nhắc lại quy trình thực hiện lắp đặt mạch điện bảng điện.
Các bước
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
Vạch dấu
- Bố trí TBĐ trên BĐ
- Vạch dấu các lỗ khoan
Thước, bút chì
- Bố trí TB hợp lý
- Vạch dấu chính xác
Khoan lỗ BĐ
- Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít
- Khoan lỗ
- Máy khoan
- Mũi khoan
- Khoan chính xác các lỗ.
- Lỗ khoan thẳng
Nối dây TBĐ 
của BĐ
- Nối dây các TBĐ trên BĐ
- Nối dây ra đèn
Kìm điện, băng dính, tua vít
- Nối dây đúng sơ đồ
- Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật
Lắp TBĐ vào BĐ
Kiểm tra
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Bước 5: kiểm tra mạch điện, cụ thể:
+ Kiểm tra xem đã nối dây đúng sơ đồ lắp đặt chưa (kiểm tra nguội)
+ Vận hành mạch điện xem đã đúng nguyên tắc hoạt động của mạch chưa (kiểm tra nóng)
- Yêu cầu HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành cho tiết sau 
GỢI Ý PHÂN BỐ TIẾT DẠY CÁC BÀI THỰC HÀNH THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN CÔNG NGHỆ 9
(MODUL LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ)
Thứ tự
Bài
Tiết
Nội dung dạy
Thời gian
1
Bài 6: Thực hành- Lắp mạch điện bảng điện
12
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II.Nội dung và trình tự thực hành
1.Tìm hiểu chức năng của bảng điện
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện
a)Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện
b)Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
13
3. Lắp đặt mạch điện
- Bước 1: Vạch dấu
- Bước 2: Khoan lỗ
- Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện
14
- Bước 4: Nối dây mạch điện
- Bước 5: Kiểm tra
III. Đánh giá
2
Bài 7: Thực hành- Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
15
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II.Nội dung và trình tự thực hành
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt 
a)Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điệnđèn ống huỳnh quang
b)Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
2. lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chon dụng cụ
16
3. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
III. Đánh giá
3
Bài 8: Thực hành – Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.
19
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
II. Nội dung và trình tự thực hành
1.Vẽ sơ đồ lắp đặt
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện.
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. 
2. Lập bảng dự trù vật liệu và lựa chọn dụng cụ.
20
3. Lắp đặt mạch điện
- Quy trình lắp đặt mạch điện.
 - Bước 1: Vạch dấu
- Bước 2 : Khoan lỗ
- Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện.
21
Bước 4. Nối dây mạch điện.
Bước 5: Kiểm tra
 Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn: (HS )
22
Bước 5: Kiểm tra
-Nối mạch điện vào nguồn và cho vận hành thử
III. Đánh giá
4
Bài 9: Thực hành- Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển 2 đèn
23
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
II.Nội dung và trình tự thực hành
1.Tìm hiểu công tắc 3 cực.
2. Vẽ sơ đồ lắp đặt
a)Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện
b)Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
3. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ
24
3. Lắp đặt mạch điện
- Bước 1: vạch dấu
- Bước 2: Khoan lỗ
- Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện
25
-Bước 4: Nối dây mạch điện
- Bước 5: Kiểm tra
III. Đánh giá
5
Bài 10: Thực hành- Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn
26
I.Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
II. Nội dung và trình tự thực hành
1.Vẽ sơ đồ lắp đặt
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện.
Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. 
2. Lập bảng dự trù vật liệu và lựa chọn dụng cụ.
27
3. Lắp đặt mạch điện
- Quy trình lắp đặt mạch điện.
- Xác định nội dung công việc và yêu cầu từng công đoạn vào báo cáo thực hành bảng 10-1
28
- Bước 1: Vạch dấu
- Bước 2 : Khoan lỗ
- Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện.
Bước 4. Nối dây mạch điện.
29
Bước 5: Kiểm tra
 III. Đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_thuc_hanh_trong_day_h.doc