Tài liệu Lịch sử Lớp 6 - Vương quốc Phù Nam
- Từ gần 4.000 năm trước đây, văn hóa Đồng Nai hình thành ở khu vực Đông Nam Bộ ngày nay. Thời văn hóa Đồng Nai, cư dân (có lẽ là người Môn cổ) dùng công cụ bằng đá (rìu đá, rìu tay, mảnh tước.; có ít công cụ bằng sắt) làm nông và khai thác lâm sản. Nghề thủ công khá phát triển với việc người dân làm ra nhiều loại đồ gốm, đồ trang sức để phục vụ cho cuộc sống và trao đổi ra bên ngoài. Về đời sống tinh thần, chủ nhân văn hóa Đồng Nai thường giải trí bằng các lễ hội, với âm thanh vui tươi của đàn đá. Cư dân Đồng Nai có tục chôn cất người chết trong vò gốm (kèm đồ tùy táng) và mộ đất.
- Từ thế kỷ I SCN (theo xác định của khoa học lịch sử hiện đại), người Môn cổ đã hỗn dung với người Nam Đảo (Mã Lai - Đa đảo) hình thành dân tộc Bnam (Bnam là tên tộc người) thống nhất. Khoảng năm 50 - 70 SCN, vua đầu tiên của Phù Nam đóng đô ở thành thị Óc Eo (theo nghiên cứu, thành này nằm sâu trong đất liền), đào kênh máng và quy hoạch chỗ ở để người dân Phù Nam xây nhà sàn, nhà gạch và cả một số đền thờ tôn giáo ban đầu. Kinh tế bắt đầu phát triển: Cư dân bước đầu đã dùng công cụ lao động bằng sắt (có dấu vết các cục xỉ sắt), biết chăn nuôi (bò, động vật khác) và có nấu ăn, làm nông (biểu hiện là than tro và các vết hạt thóc rất nhiều ở các di tích. Nghề thủ công bước đầu phát triển qua việc cư dân làm rất nhiều đồ gốm (mảnh gốm, gốm thô, gốm mịn), làm gạch (nhiều mảnh gạch vỡ còn ở các di tích), cà ràng, đồ nấu ăn, ấm có vòi, ly gốm. Do dân cư tăng vọt nên nghề luyện kim, nhất là nghề làm đồ trang sức phát triển: cư dân làm được hạt cườm (thế kỷ II), mã não và thủy tinh. Cư dân Óc Eo - Phù Nam bước đầu có buôn bán với bên ngoài với việc đồng tiền La Mã có mặt ở Óc Eo. Đầu thế kỷ III, có dấu vết hỏa hoạn và nội chiến vương quốc (có thể là lũ lụt) ở Óc Eo, Gò Phật. nên vua Phù Nam dời đô.
Lời người viết: bài này được viết dựa trên các tài liệu nghiên cứu và các báo cáo khảo cổ học từ thời Malleret trở đi, phác thảo đôi nét về vương quốc này để các học sinh tham khảo, học tập theo chương trình sử 10, bài 14 (mục 3). Nguồn ảnh được chọn lọc trên internet. I. Lịch sử hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam a. Sự hình thành vương quốc - Từ gần 4.000 năm trước đây, văn hóa Đồng Nai hình thành ở khu vực Đông Nam Bộ ngày nay. Thời văn hóa Đồng Nai, cư dân (có lẽ là người Môn cổ) dùng công cụ bằng đá (rìu đá, rìu tay, mảnh tước...; có ít công cụ bằng sắt) làm nông và khai thác lâm sản. Nghề thủ công khá phát triển với việc người dân làm ra nhiều loại đồ gốm, đồ trang sức để phục vụ cho cuộc sống và trao đổi ra bên ngoài. Về đời sống tinh thần, chủ nhân văn hóa Đồng Nai thường giải trí bằng các lễ hội, với âm thanh vui tươi của đàn đá. Cư dân Đồng Nai có tục chôn cất người chết trong vò gốm (kèm đồ tùy táng) và mộ đất. - Từ thế kỷ I SCN (theo xác định của khoa học lịch sử hiện đại), người Môn cổ đã hỗn dung với người Nam Đảo (Mã Lai - Đa đảo) hình thành dân tộc Bnam (Bnam là tên tộc người) thống nhất. Khoảng năm 50 - 70 SCN, vua đầu tiên của Phù Nam đóng đô ở thành thị Óc Eo (theo nghiên cứu, thành này nằm sâu trong đất liền), đào kênh máng và quy hoạch chỗ ở để người dân Phù Nam xây nhà sàn, nhà gạch và cả một số đền thờ tôn giáo ban đầu. Kinh tế bắt đầu phát triển: Cư dân bước đầu đã dùng công cụ lao động bằng sắt (có dấu vết các cục xỉ sắt), biết chăn nuôi (bò, động vật khác) và có nấu ăn, làm nông (biểu hiện là than tro và các vết hạt thóc rất nhiều ở các di tích. Nghề thủ công bước đầu phát triển qua việc cư dân làm rất nhiều đồ gốm (mảnh gốm, gốm thô, gốm mịn), làm gạch (nhiều mảnh gạch vỡ còn ở các di tích), cà ràng, đồ nấu ăn, ấm có vòi, ly gốm... Do dân cư tăng vọt nên nghề luyện kim, nhất là nghề làm đồ trang sức phát triển: cư dân làm được hạt cườm (thế kỷ II), mã não và thủy tinh. Cư dân Óc Eo - Phù Nam bước đầu có buôn bán với bên ngoài với việc đồng tiền La Mã có mặt ở Óc Eo. Đầu thế kỷ III, có dấu vết hỏa hoạn và nội chiến vương quốc (có thể là lũ lụt) ở Óc Eo, Gò Phật... nên vua Phù Nam dời đô. Một góc di tích đô thành Óc Eo. Nguồn: internet b. Vương quốc Phù Nam phát triển cực thịnh (thế kỷ III - V) - Giữa thế kỷ III, vua Phù Nam dời đô xuôi theo dòng kênh thẳng tắp (dấu tích hiện còn ở Châu Đốc) dài 100km về phía tây bắc Óc Eo, đến định đô ở Angkor Borei (nay thuộc Kongpong Thom, Campuchia). Nghề thủ công phát triển cực thịnh: cư dân làm ra và xuất khẩu đồ gốm, vàng bạc, đồ trang sức, đá quý, tiền, con dấu, bùa đeo, tượng thờ... Phù Nam trở thành cường quốc thương nghiệp lớn. Dân chúng đóng thuế bằng vàng bạc, châu báu và hương liệu. Phù Nam sản xuất ra vàng bạc, đồng kẽm, trầm hương, ngà voi, công, chim két năm sắc lông.... đồ cống cho Trung Hoa gồm mía, giầy da, vàng ngọc chạm trổ, đồ thủy tinh, hương liệu. - Phù Nam kiểm soát thương nghiệp ở Đông Nam Á thông qua chinh phục quân sự đến các nước ở phía bắc bán đảo Mã Lai. Thời vua Phù Nam là Phạm Man, quân dân Phù Nam đã "đóng tàu to, vượt biển lớn", mở rộng đất nước Phù Nam đến 6.000 lí. Theo Lương thư, quân Phù Nam đánh chiếm được các nước: + nước Đốn Tốn, cách chính quốc Phù Nam hơn 3000 lí (hiện nay Đốn Tốn thuộc lãnh thổ của hạ lưu sông Mênam và một phần phía bắc bán đảo Malaya) + nước Đà Hoàn (nay thuộc Chanthabun, Thái Lan) + nước Dvaravati (Đọa La Bát Để, nay cũng thuộc hạ lưu sông Mê-nam (thay thế nước Đốn Tốn)); + nước Xích Thổ (Tùy thư và Thông điển xác định là ở bờ đông bắc bán đảo Malaya, chỗ tiểu quốc Pattani của Malaysia ngày nay). Theo sử cũ, Xích Thổ là nơi cung cấp và buôn bán nhiều thiếc nhất cho kinh đô Óc Eo của Phù Nam (Malayasia vẫn là nơi chiếm 33% sản lượng thiếc lớn nhất thế giới, nhiều nhất ở Kedah, Selangor, Perak...) + nước Bàn Bàn: theo ghi chép của Lương thư về chuyến về nước của vua Phù Nam là Kiều Trấn Như II, vị trí của nước này ở vùng eo biển T'rang - Patalung ở giữa bán đảo Malaya. + nước Lang Nha Tu: theo lập luận của GS Lương Ninh, địa bàn của nước này ở đất Singora (thuộc eo biển T'rang), giáp Bàn Bàn và Xích Thổ Theo Nam Tề thư, Phù Nam cũng dùng vũ lực tấn công thêm các nước lân cận không chịu thần phục, nhưng không cho biết điều gì cụ thể hơn. - Cũng trong thời gian thịnh vượng này, vua Phù Nam có quan hệ ngoại giao với nhiều nước - nhất là Trung Quốc. Sách Ngô thư có viết Lữ Đại sau khi đánh chiếm Giao Châu và Cửu Chân đã sai người sang Phù Nam; năm 245, vua Phạm Chiên của Phù Nam cử sứ thần sang triều đình nhà Ngô. Thời vua cuối cùng là Rudravarman, sách Lương thư viết rằng vua Phù Nam nhiều lần cử sứ sang Trung Hoa vào các năm 519, 520, 530, 535, 539; năm 535 - 545 thi vua Lương cử sứ sang Phù Nam thỉnh kinh Phật và cao tăng Ấn Độ sang thuyết pháp (vua Phù Nam cử hòa thượng Paramatha đem 240 bộ kinh Phật sang Trung Hoa năm 546) c. Phù Nam suy tàn (thế kỷ V - VII) - Thế kỷ V, người Khmer (vốn là phiên thuộc Phù Nam) đã lập quốc gia mới ở trung lưu sông Mekong. Quốc gia mới này tên ban đầu là Sresthapura (ý kiến của Dupont) và lãnh thổ của nó kéo dài từ Semun đến thác Khoong. Khi Chân Lạp mạnh lên, vua Sresthapura (về sau đổi là Bhavapura) đã "tự hào vì buổi đầu đã dứt dứt sợi dây ràng buộc của sự cống nạp" (trích bia Baksei Chamkrong (K-286), đoạn số 13, IC - IV - 88), xóa bỏ sự thần phục Phù Nam. - Khoảng những năm 30 của thế kỷ VII, quân Chân Lạp đánh vào kinh đô Angkor Borei. Vua Phù Nam thua trận đã xuôi theo dòng kênh thẳng tắp dài 100 km từ Angkor Borei về thành thị Óc Eo - Ba Thê, chống cự mãi cho đến khi bị Isanavarman của Chân lạp đánh bại hoàn toàn vào năm 649 (thời vua Trinh Quán đế, TQ). Bia Han Chey nói thêm: "Khi vào đầu mùa thu, đức vua đi chinh chiến (...). Để thắng các vua Núi, Người đã (làm) một chiếc cầu để vượt qua rạch nước sâu ngập thân voi" (đoạn 4 - 5, mặt B). Vua Phù Nam lui về cố thủ ở dãy Bảy Núi - nên bia Han Chey nói tiếp: "(vua Phù Nam) phải đi lên đến tận đỉnh" - Những người thiện chiến này vốn không quen sông nước nền đã tàn phá hải cảng Óc Eo, dời kinh đô trở lại thềm đất cao Angkor Borei II. Kinh tế a. Nông nghiệp - Về nông nghiệp, cư dân Phù Nam biết trồng lúa trời ở đầm lầy và họ là bậc thầy của việc đào kênh tỏa ra khắp sông Hậu. Con kênh dài hơn 80 km nối từ Angkor Borei đến Đá Nổi (Kiên Giang); kênh Lung Lớn chạy từ Tráp Đá đến Nền Chùa (Kiên Giang) (từ Nền Chùa kênh này chia thành hai nhánh đổ ra rạch Ông Chạy); kênh Tri Tôn dài 16km chạy từ tây sang đông. Ở khu Ba Thê, các con kênh tỏa ra biển như hình nan hoa. - Tại các con kênh này, cư dân tạo lập các phố và chợ trên sông mà các khai quật của Malleret và những năm gần đây ra các hiện vật bằng gốm, đồ gỗ phản ánh cuộc sống trên thuyền. Bản đồ kênh đào của Phù Nam b. Thủ công nghiệp - Có nhiều nghề thủ công khác nhau: nghề mộc (làm cọc nhà sàn, cột nhà bằng gỗ, lan can, giá đèn), nghề đá (làm cối đá, chày nghiền, bàn nghiền...), nghề làm gạch ngói (gạch mịn, gạch vữa...), nghề xây dựng (đền đài, mộ táng), nghề gốm (làm bàn xoay đồ gốm, trục bàn xoay, bàn dập hoa văn, giá nung gốm...), nghề dệt (dọi xe chỉ), nghề đúc thủy tinh (làm hạt chuỗi, nồi nấu thủy tinh..); nghề luyện kim rất mạnh (chế tác các đồ dùng bằng đồng, tượng bằng đồng (tượng người, tượng thần...), chế tạo đồ sắt và cả thiếc. Nghề kim hoàn phát triển với việc tạo ra trang sức vàng bạc, đá quý, thủy tinh, lá vàng chạm hình... Malleret tìm ra 6 loại chất liệu làm gốm Phù Nam, 71 hiện vật gốm khác nhau. Tính đến năm 1985 đã tìm thấy hơn 1.500 hiện vật bằng vàng, gần 300 chuỗi thạch anh Gốm Óc Eo - Phù Nam Mảnh vàng lá khắc chữ và đồ trang sức bằng vàng khai quật năm 1987 tại Long An (Võ Sĩ Khải 2000). c. Thương nghiệp - Cư dân Phù Nam có thể đã lập nhiều chợ nổi ở dọc các con kênh và tại các điểm giao nhau giữa các kênh để trao đổi hàng hóa. Họ làm ra tiền đồng (hiện đã tìm ra hơn 50 đồng tiền Phù Nam) để giao dịch và dùng cân để cân đong lượng hàng hóa trước khi buôn bán a: Tiền Phù Nam và tiền Pegu (Lương Ninh 2009). b: Tiền bạc tìm thấy tại Ba Thê, giống như những đồng tiền mà L.Malleret khai quật tại Óc Eo. (Bảo tàng An Giang). (John N. Miksic 2000). - Các nhà khảo cổ phát hiện ba thành thị lớn là Óc Eo (Ba Thê, Kiên Giang), Nền Chùa (Rạch Giá, Kiên Giang; còn gọi là Takeo hay Nền Vua), Trăm Phố (huyện Hồng Dân, Cà Mau). Khác với các thành thị của người Môn và Thái ở hạ lưu Chao Phraya như Uthong, Lopburi được xây trên nền đất cao, các thành thị của Phù Nam được xây dọc bờ các con kênh và ngập nước tới 6 tháng một năm. Ba thành thị Phù Nam này có mặt bằng rộng, mỗi chiều khoảng 1.000m. Các thành thị này cách nhau gần 20km và nối với nhau bằng kênh rạch. Cả ba thành thị này đều ra được biển với khoảng cách từ 2 đến 10km, cùng nối với kênh Ba Thê - Châu Đốc thẳng tắp dài đến 100km. Từ Châu Đốc có năm con kênh nữa đi về kinh đô Angkor Borei của Phù Nam - Tại các đô thị cảng Phù Nam, cư dân Phù Nam đào cho đáy cảng thị sâu đến 8 mét, đủ cho tàu neo đậu. Họ dùng các hải thuyền (Kolandia) có lực dãn nước đến 300 lần, từ biển Ấn Độ Dương vào cảng Óc Eo, theo kênh sang sông Hậu để ra Biển Đông, qua TQ và ngược lại. Chu Ứng trong Chuyện lạ ở phương Nam mô tả các con tàu Phù Nam đủ lớn chở hàng trăm người với 40 - 50 tay chèo. Tàu có 4 cột buồm với các cánh buồm năm nghiên rộng khoảng 10 bộ. Hoạt động thương thuyền rất quy củ: Chu Ứng viết rằng các chủ tàu Phù Nam chỉ nhận tiền công khi thuyền của họ đến nơi đúng hẹn. Khang Thái và Chu Ứng đến Phù Nam cũng mô tả thuyền của Phù Nam trong một tài liệu khác như sau: con tàu Phù Nam dài 20 bộ (40 mét), nổi cao trên mặt nước từ 2 đến 3 bộ (5 - 7 m) và có khả năng chở đến 700 người. Theo khảo sát, các đặc sản của Óc Eo có ở khắp nơi - phổ biến là dòng thủy tinh, một loại ngọc lựu (gọi là hessonite) và loại trầm hương của dò bầu Aquilaria crassna mà các nhà buôn Nabat gọi là "Ud" - ý chỉ văn hóa Óc Eo. Các nhà buôn Rabat có nói đến một cảng thị nữa của Óc Eo là Ri-Nai ở vùng được phỏng đoán là khoảng Vũng Tàu - Đồng Nai ngày nay. III. Xã hội Dựa trên các di vật khảo cổ tìm được, bước đầu phác họa cấu trúc xã hội Phù Nam như sau: + Tầng lớp quý tộc: tìm thấy nhiều con dấu có khắc hình và chữ của quý tộc, đại địa chủ + Tầng lớp tu sĩ (hay giáo sĩ): Khai quật ở gò M4 Đá Nổi phát hiện 165 mảnh vàng, M12 ở Gò Tháp có 400 mảnh, các nơi khác chừng 20 - 25 mảnh... Đó là những vật của người dân, quý tộc cúng cho các đền tháp (các trụ giới - sima) và có hình khắc khác nhau. Các Tu sĩ ở các đền tháp (dấu tích đền tháp khá nhiều ở Tây Nam Bộ) + Nông dân làm nông, trồng lúa nổi theo kiểu "gieo một năm, gặt ba năm" (Lương thư), làm lâm sản. Bằng chứng là tìm thấy nhiều bùa khắc hình người đàn bà có chửa (giúp nghề nông phát triển), thảo mộc + Tầng lớp thị dân chuyên buôn bán. Bằng chứng là các chiếc bùa được tìm thấy có khắc hình con bò, đinh ba (biểu tượng của Shiva), ốc (biểu tượng của Visnu) + Tầng lớp thương nhân buôn bán. Người ta tìm thấy nhiều bùa đeo có khắc hình chiếc thuyền đi biển + Tầng lớp nô tì thì ở Óc Eo có phát hiện tượng người ăn xin đang bò lê lết; tại Tp. Hồ Chí Minh cũng phát hiện một tượng người (có lẽ là nô tì) dâng cái chậu quá lớn (có lẽ là cho địa chủ) III. Đời sống vật chất a. Ăn uống: - Cư dân ăn chủ yếu là cơm. Thức ăn đa dạng: thịt thú rừng, hải sản và thú nuôi (tôm, cá, sò, ốc, trâu, bò, hươu, lợn rừng, chó và cả voi). Họ nấu thức ăn bằng nồi đất đặt trên cà ràng (loại lò có đáy giữ tro, có thành che gió, có các mấu để đặt nồi, đun lửa; có thể đặt trên sàn nhà gỗ hoặc thuyền bè - Họ uống bằng cốc bằng, mịn có chân giống như uống sâm-banh ở châu Âu, nhiều bình gốm mịn - nhất là bình dựng rượu b. Ở: cư dân sống trên nhà sàn và trên thuyền bè. Nhà sàn của cư dân Phù Nam kiên cố với các loại cột có chạm hoa văn. Trên núi Ba Thê, một số tu sĩ sống trên những ngôi đền xây kiên cố c. Mặc - Phụ nữ Phù Nam để váy dài phủ kín, phần trên có thể phủ kín; đàn ông đóng khố để trần và cả hai đều đeo trang sức - Phân biệt giàu nghèo rõ nét: người giàu dùng trang sức bằng vàng bạc và đá quý; người nghèo đeo trang sức bằng đồng, thiếc và hợp kim chì, thủy tinh - Trong lễ hội, có hai nhạc công nam và nữ: người nữ bận váy dài và đánh đàn, cổ đeo nhiều vòng trang sức; người nam ngồi cạnh đánh xập xõa, mình trần, đầu chít khăn, cổ cũng đeo trang sức (ở Nền Chùa, Kiên Giang) d. Di chuyển - Sống chủ yếu ở sông nước nên họ di chuyển bằng thuyền. Có nhiều loại thuyền: thuyền gỗ ghép bằng dây mây, thuyền buồm (có thấy trên các con dấu) - Trên bộ thì vua Phù Nam ra lệnh làm đường (minh văn Đá Nổi), người dân di chuyển bằng voi, ngựa và trâu IV. Đời sống văn hóa a. Chữ viết: xuất hiện vào thế kỷ I SCN, bao gồm những mẫu tự Brahmi đơn lẻ khắc trên các hiện vật như nhẫn, bùa đeo, con dấu... Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều minh văn Phù Nam ở Núi Sam, Ba Thê, Đá Nổi, Vĩnh Hưng, Gò Tháp, Gò Xoài với những nội dung về lịch sử, địa lý và hành chính. Loại văn tự trên được dùng chủ yếu ở các quý tộc cung đình, riêng người dân không dùng tiếng Phạn cổ để phát âm, viết. Chữ cũng được viết trên lá, nhưng hiện giờ chưa tìm ra dấu tích. b. Tín ngưỡng và tôn giáo - Bùa đeo có khắc hình các con vật, thảo mộc, người; hầu hết làm bằng đá quý và thủy tinh. Hình bò, đinh ba và con ốc biểu thị sự phù hộ của các vị thần với cuộc sống con người; hơn nữa cũng biểu thị cho phân hóa xã hội sâu sắc ở Phù Nam - Tục chôn người chết rất phong phú. Người chết được đặt nằm ngửa (có chỗ thì nằm sấp) trong huyệt mộ hình vuông sâu khoảng trên 3 mét; trên chân còn đeo vòng đá và hạt chuỗi ở phía đầu Hình thần Vishnu trên mảnh vàng, di chỉ Gò Tháp; b: Hình thần khắc trên mảnh vàng, Cát Tiên. (ảnh: Nguyễn Tiến Đông); (Lê Thị Liên, 2011). - Về những trò giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc; trẻ em thường chơi lục lạc bằng gốm, dạng bàn xoa rỗng để lắc lắc các hòn bi gốm, tượng gà trống kéo xem cho hai con chuột...
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_lich_su_lop_6_vuong_quoc_phu_nam.docx